Thực phẩm giàu kẽm cho bé yêu hay ăn chóng lớn

(4.37) - 90 đánh giá

Thực phẩm giàu kẽm cho bé là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ. Mẹ đừng quên nấu cho bé các món ăn sau để con cao lớn mỗi ngày nhé.

Kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể, từ việc chữa lành vết thương đến góp phần tạo nên sự nhận thức về mùi vị và hương vị (khứu giác và vị giác), tổng hợp protein và DNA. Nguồn kẽm mà cơ thể cần phần lớn đều được hấp thu từ các loại thức ăn hằng ngày. Những thực phẩm giàu kẽm cho bé dưới đây sẽ là bí quyết để bé yêu ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.

Danh sách các loại thực phẩm giàu kẽm cho bé

Để đảm bảo rằng bạn đang tiêu thụ đủ loại chất dinh dưỡng quan trọng này, hãy cho ăn kết hợp nhiều thực phẩm giàu kẽm cho bé trong chế độ ăn uống của mình nhé.

Hàu

  • Lượng kẽm chứa trong hàu: 32 mg trong 6 con hàu sống (gấp 400% khẩu phần dinh dưỡng khuyến nghị)
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Những loài vật thân mềm hai vỏ này cũng cung cấp một lượng protein và axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Chúng cũng là nguồn thực phẩm động vật giàu sắt – một chất khoáng cần thiết để vận chuyển oxy lưu thông xuyên suốt cơ thể.
  • Cách tốt nhất để thưởng thức hàu: Bạn có thể nướng hàu hoặc nấu cháo hàu cho bé thay vì ăn tái để tránh ngộ độc thực phẩm và vi khuẩn nhé.

Thịt bò

  • Lượng kẽm chứa trong thịt bò: 7 mg trong 93 g thịt bò om
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Ngoài việc cung cấp lượng lớn protein, thịt bò còn là nguồn giàu B12 – một loại vitamin giúp giữ cho hệ thần kinh và các tế bào máu trong cơ thể luôn khỏe mạnh. Nó còn chứa riboflavin vitamin B2, – chất dinh dưỡng được cho là làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Bạn có thể chế biến món bò hầm hoặc làm món thịt bò xào hành tây cho bé và hạn chế ăn tái nhé. Ăn nhiều thịt bò tái có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác, do đó bạn chỉ nên ăn khoảng một tuần một khẩu phần.

Cua

  • Lượng kẽm chứa trong cua: 4,7 mg trong 1 con cua biển xanh;
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Ngoài chứa một lượng protein nạc, thịt cua cũng chứa các vitamin A, B, C. Cua rất giàu magiê – chất dinh dưỡng mạnh mẽ giúp tim và cơ bắp hoạt động tốt;
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Mẹ có thể làm món cua hấp hoặc dùng thịt cua để nấu món rau xào hay làm nhân món bánh sandwich thơm ngon cho con yêu thưởng thức.

Ngũ cốc tăng cường dùng để ăn sáng

  • Lượng kẽm chứa trong ngũ cốc: 3,8 mg trong 3/4 cốc
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Hãy tìm mua loại ngũ cốc có thương hiệu uy tín cũng chứa hàm lượng cao vitamin D và sắt.
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Bằng cách thêm một tách sữa ít chất béo vào ngũ cốc, bạn sẽ hấp thụ tăng cường thêm 1 mg lượng kẽm nữa. Nếu thích, bạn có thể thêm một ít dâu tây giàu vitamin C vào tô để giúp cơ thể bé hấp thụ sắt tốt hơn.

Tôm hùm

  • Lượng kẽm chứa trong tôm hùm: 3,4 mg trong 93 g tôm nấu chín;
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Ngoài lớp thịt mọng nước tươi ngon, tôm hùm cung cấp 20% lượng vitamin B12 cần thiết hàng ngày, 32% lượng protein thiết yếu theo nhu cầu cơ thể và 8% nhu cầu canxi cơ thể cần;
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Cho thịt tôm đã luộc vào món salad trộn hay kết hợp nó với sốt mayonnaise để có món tôm hùm cổ điển hoặc thưởng thức thịt tôm trực tiếp sau khi bóc ra khỏi vỏ.

Sườn lợn

  • Lượng kẽm chứa trong sườn lợn: 2,9 mg trong 93 g sườn lợn đã nấu chín;
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Sườn lợn chứa hàm lượng mỡ thấp cùng với lượng chất đạm cao. Ngoài ra, sườn lợn cũng chứa choline – một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện trí nhớ lâu dài;
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Món sườn lợn nướng, chiên giòn hoặc sốt cà chua đều là những lựa chọn tuyệt vời để chế biến cho bé.

Thịt gà

  • Lượng kẽm chứa trong thịt gà: 2,4 mg trong 93 g thịt nấu chín
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Một khẩu phần gà sẽ giúp bổ sung lượng đạm cần thiết giúp cơ thể bạn phát triển nhiều cơ. Gà cũng là nguồn giàu vitamin B6 rất tốt – chất dinh dưỡng cần thiết cho sự trao đổi hormone estrogen và là yếu tố không thể thiếu đóng vai trò giữ chức năng não hoạt động bình thường.
  • Cách tốt nhất để ăn: Có vô vàn cách chế biến các món ăn từ thịt gà thơm ngon. Để có một bữa ăn nhẹ và lành mạnh, hãy thử làm món gỏi gà hoặc đơn giản là món gà luộc nhé.

Quả hạnh nhân

  • Lượng kẽm chứa trong hạnh nhân: 0,9 mg trong mỗi 31,1g hạnh nhân rang khô
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Hạnh nhân là nguồn giàu các chất dinh dưỡng như magiê, omega-3 và vitamin E – một loại chất chống oxy hóa bảo vệ mắt và giúp cải thiện khả năng hệ miễn dịch. Ngoài ra, hạnh nhân còn cung cấp cho cơ thể lượng chất đạm giúp trẻ cảm thấy no bụng.
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Ăn một nắm tay quả hạnh nhân để giúp kiềm chế cơn đói vào buổi chiều hoặc rắc chúng lên món xà lách để tăng hương vị thơm ngon.

Đậu gà

  • Lượng kẽm chứa trong đậu gà: 1,3 mg trong 1/2 chén đậu gà nấu chín
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Một khẩu phần đậu gà có chứa 2g tinh bột cùng với chất đạm, chất xơ và các loại chất béo tốt cho sức khỏe. Những loại cây họ đậu này có thể giúp giảm hàm lượng cholesterol và cải thiện lượng đường trong máu.
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Ăn kèm đậu gà với các loại rau củ tươi, hoặc xào đậu gà với rau bó xôi hay thêm đậu gà vào món salad.

Phô mai Thụy Sỹ

  • Lượng kẽm chứa trong phô mai Thụy Sỹ: 1,2 mg trong 31,1 g phô mai
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Chỉ chứa 55 mg natri, rõ ràng là phô mai Thụy Sỹ chứa ít muối hơn nhiều loại phô mai khác. Tuy rằng nó cũng chứa ít calo nhưng vẫn có hàm lượng canxi và protein cao.
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Thêm phô mai vào các món rau củ trộn hoặc bánh sandwich khác để gia tăng hương vị béo ngậy.

Bột yến mạch

  • Lượng kẽm chứa trong bột yến mạch: 1,1 mg trong một gói cháo yến mạch ăn liền
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Loại sản phẩm này thường được dùng vào bữa sáng tốt cho tim mạch vì có chứa folate, chất xơ và kali; đồng thời có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể;
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Hãy tự gia tăng hàm lượng dinh dưỡng bằng cách thêm yến mạch vào một tô trái cây và thưởng thức (lưu ý trái cây tươi là tốt nhất nhưng nếu thích bạn cũng có thể dùng loại đông lạnh). Thậm chí để đạt được nhiều lợi ích về sức khỏe hơn, hãy chọn các loại bột yến mạch dạng truyền thống hơn là dùng các gói bột dạng ăn liền cho con.

Đậu thận (hay còn gọi là đậu tây)

  • Lượng kẽm chứa trong đậu tây: 0,9 mg trong mỗi 1/2 chén đậu đã nấu chín
  • Các lợi ích sức khỏe khác: Ngoài kẽm, đậu thận còn chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy chúng giúp tối ưu hóa gấp đôi chức năng của dạ dày để duy trì hệ tiêu hóa của bạn làm việc hiệu quả. Đồng thời, sự kết hợp protein và chất xơ trong đậu tây giúp ngăn chứng đường huyết tăng đột ngột.
  • Cách tốt nhất để thưởng thức: Ninh đậu với lạp xưởng (thời gian lâu) và dùng với cơm. Bạn cũng có thế nhâm nhi một bữa ăn nhẹ giảm béo gồm đậu đỏ với sữa chua, dầu ô liu và một ít thìa là.

Vì vai trò quan trọng của kẽm đối với sức khỏe trẻ, bạn cần cho bé ăn các loại thực phẩm giàu kẽm cho bé trong bữa ăn hằng ngày. Và bạn cũng cần nhớ rằng, hấp thụ quá ít hay quá nhiều kẽm đều mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Do vậy, bạn nên tính toán lượng kẽm kỹ lưỡng đồng thời có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có thể xác định loại u xơ tử cung qua các dấu hiệu điển hình?

(10)
U xơ tử cung là những khối u lành tính phát triển tại vị trí tử cung. Khối u có thể lớn bằng một quả tennis hoặc nhỏ hơn hạt đậu. Thực tế, một số u ... [xem thêm]

Những thói quen tai hại hủy diệt hệ miễn dịch của bạn

(46)
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của bạn. Tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình luôn rửa tay cẩn thận, không tiếp ... [xem thêm]

Chồng ngoại tình bị vợ ghen cắt “của quý” mà bác sĩ vẫn nối lại được

(47)
Chuyện vợ ghen chồng ngoại tình cắt “của quý” lan truyền trên mạng xã hội như sự thật hài hước muốn cười ra nước mắt. Bạn có tò mò muốn biết các ... [xem thêm]

Ngăn ngừa đột quỵ với 8 mẹo nhỏ nhưng hiệu quả

(87)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Trị sẹo do mụn với dầu thầu dầu, bạn đã thử?

(30)
Tìm hiểu chungThầu dầu dùng để làm gì?Thầu dầu được dùng để chữa bệnh táo bón, cũng như để rửa ruột trước khi phẫu thuật. Dầu thầu dầu được ... [xem thêm]

Xông hơi trị hen truyễn: Xông hơi ướt và khô có lợi ích thế nào?

(20)
Vẫn còn rất nhiều liệu pháp có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suyễn của bạn. Vậy bạn đã biết đến liệu pháp xông hơi trị hen suyễn chưa? Cùng ... [xem thêm]

Để dạy trẻ bướng bỉnh không còn là cuộc chiến

(24)
Bố mẹ thường đau đầu khi con mình là đứa trẻ bướng bỉnh, nhất là lúc tắm rửa, cho con ăn hay ngủ. Trẻ không chịu làm theo ý bố mẹ, thế là có cuộc ... [xem thêm]

Viêm gan C là gì và lây qua đường nào?

(95)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN