Thực hư việc probiotic và prebiotic có thể trị bệnh mạn tính

(4.21) - 57 đánh giá

Có lẽ bạn đã từng nghe về 2 chất probiotic và prebiotic mà nhiều người cho rằng vô cùng có lợi cho sức khỏe của trẻ em và trẻ sơ sinh? Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng không nên bổ sung probiotic và prebiotic cho trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bệnh về hệ miễn dịch. Vậy thực hư thế nào?

Probiotic và prebiotic là gì?

Hệ tiêu hóa của trẻ có hàng triệu vi khuẩn sống nhiều loại trong số đó có rất lợi cho cơ thể. Chúng tồn tại ở hệ tiêu hóa của trẻ từ lúc mới sinh, sau đó hình thành thêm nhiều loại vi khuẩn khác, tốt có, xấu có, lành tính có mà ác tính cũng có trong quá trình trẻ lớn lên. Với những trẻ sinh mổ, hệ vi khuẩn cũng có nhiều điểm khác biệt so với những trẻ sinh thường.

Probiotic là những loại thực phẩm bổ sung chứa vi sinh vật sống. Ví dụ như lactobacillus có trong yogurt làm thay đổi sự cân bằng của hệ vi sinh trong cơ thể người, cụ thể là tăng cường vi khuẩn có lợi, giảm nhiễm khuẩn và vi khuẩn có hại.

Prebiotic cũng là một nguồn thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên cơ thể không thể tiêu hóa chất này theo cách thông thường qua đường ruột nên nó trở thành nguồn thức ăn cho lợi khuẩn. Prebiotic tồn tại dưới hợp chất như oligosaccharide có trong sữa mẹ và sữa bột.

Probiotic và prebiotic còn có tác dụng gì?

Ngoài những chức năng kể trên, các nghiên cứu còn cho thấy các công dụng sau:

Tiêu chảy thường ít kéo dài, chỉ khoảng một ngày ở những trẻ sơ sinh vả trẻ nhỏ thường xuyên ăn các thực phẩm giàu probiotic như yogurt so với những trẻ không ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotic có hiệu quả khiêm tốn hơn so với thuốc trong việc ngừa tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh ở trẻ khỏe mạnh. Tuy thế, chưa có bằng chứng xác minh probiotic điều trị được tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.

Nhiều bằng chứng sơ bộ cũng cho thấy probiotic có thể giúp ngừa viêm ruột hoại tử ở những trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn 1000 gam. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng kết luận nào cho thấy probiotic điều trị được các bệnh về tiêu hóa như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích hay táo bón, bệnh đại tràng, dị ứng.

Prebiotic có thể giúp giảm dị ứng, chàm ở trẻ em khỏe mạnh, tuy thế chúng ta vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi bổ sung prebiotic vào thực phẩm cho trẻ sơ sinh.

Mẹ cần chú ý gì khi bổ sung probiotic và prebiotic cho trẻ?

Các loại sữa bột tăng cường probiotic và prebiotic không có hại đến sức khỏe của trẻ, vì vậy bạn có thể yên tâm cho trẻ bổ sung dưỡng chất từ các loại sữa này.

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc probiotic hay prebiotic giúp bảo vệ lâu dài chống lại các bệnh dị ứng. Tại Mỹ, các sản phẩm bổ sung probiotic không cần Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA xem xét trước khi tung ra thị trường. Nhưng các sản phẩm probiotic hay prebiotic được quảng cáo có thể điều trị một số bệnh thì phải được phân loại là sản phẩm sinh học và cần sự chấp thuận của FDA.

Cũng như kháng sinh, cách sử dụng và hiệu quả của probiotic, prebiotic vẫn cần nghiên cứu thêm trước khi áp dụng trên thực tế. Thế nên trước mắt các mẹ chỉ nên bổ sung hai chất trên để giúp bé có một hệ tiêu hóa vững vàng, khỏe mạnh thôi nhé.

Các bài viết liên quan:

  • Mách mẹ cách bổ sung chất sắt cho con
  • Tại sao bạn nên bổ sung axit béo cho bé?
  • 6 dưỡng chất quan trọng nhất cho trẻ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách giúp bạn xử lý cảm giác đau khi quan hệ

(56)
Cảm giác đau khi quan hệ không những khiến bạn ngại gần gũi chồng mà còn biến chuyện ấy trở thành nỗi ám ảnh khó nói. Hãy tìm ra cách xử lý cơn đau càng ... [xem thêm]

Liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không?

(90)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí qua đường thở. Nhờ ... [xem thêm]

Điều trị và phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể

(43)
Đục thủy tinh thể là một căn bệnh về mắt phổ biến ở những người lớn tuổi. Vậy nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì và cách điều trị bệnh ra ... [xem thêm]

Bảo vệ bản thân khỏi ký sinh trùng sốt rét khi đi du lịch

(78)
Sốt rét do ký sinh trùng gây ra. Bệnh được xem là sát thủ thầm lặng đối với người dân sinh sống tại các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới và ... [xem thêm]

Tinh dầu ngải cứu: Nhiều công dụng mà rất dễ làm

(58)
Tinh dầu ngải cứu có những tác dụng khá thú vị, chẳng hạn như làm giảm đau bụng kinh, thư giãn tinh thần, ngăn ngừa cơn động kinh.Ngải cứu là một loại ... [xem thêm]

12 kỹ năng sinh tồn khi bạn đi lạc ở nơi hẻo lánh

(31)
Bạn sẽ ra sao khi chẳng may đi lạc vào rừng sâu hay ở những nơi hoang dã, hẻo lánh mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của điện thoại thông minh? Đừng ... [xem thêm]

Dầu nụ tầm xuân – bí quyết đánh thức vẻ đẹp của bạn

(37)
Dầu nụ tầm xuân (rosehip oil) đã và đang tạo nên cơn sốt trong chị em phụ nữ Việt bởi những lợi ích kỳ diệu của nó trong việc chăm sóc da. Công dụng ... [xem thêm]

Lý do khiến trẻ bị chảy máu mũi vào ban đêm khi ngủ

(34)
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chú ý những dấu hiệu kèm theo và sơ cứu đúng cách để trẻ không bị mất máu quá ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN