Hướng dẫn & Lời khuyên về Bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư
Bài viết cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế ở Mỹ
Mọi người đều cần sở hữu bảo hiểm y tế uy tín, đặc biệt với bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư. Không những cần có bảo hiểm y tế mà quan trọng là phải duy trì đăng ký liên tục. Trong trường hợp không duy trì tiếp bảo hiểm, bảo hiểm y tế có thể sẽ từ chối chi trả cho các bệnh có sẵn từ trước. Bạn cần nắm rõ chính sách bảo hiểm và biết các quyền lợi của mình. Chăm sóc y tế hiện tại với nhiều sửa đổi đã thay đổi phương thức sở hữu bảo hiểm. Vì có rất nhiều đổi mới trong chăm sóc sức khỏe nên bài viết không thể liệt kê ra tất cả. Bạn có thể tham khảo thêm về những sửa đổi trong chăm sóc sức khỏe tại trang web
https://www.healthcare.gov, nêu ra nhiều điều khoản được thông qua trong luật. Ngoài những sửa đổi hiện tại, các loại bảo hiểm y tế sau đây có sẵn để bạn lựa chọn:
Bảo hiểm do chủ lao động cung cấp
Hầu hết bảo hiểm y tế do chủ lao động cung cấp là hình thức chăm sóc sức khỏe được quản lý (managed care). Loại hình bảo hiểm này cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo cách tiết kiệm chi phí tốt nhất. Dưới đây là một số mô hình phổ biến về chăm sóc sức khỏe được quản lý:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ ưa chuộng (PPO)
- Kế hoạch dịch vụ điểm (POS)
- Tổ chức duy trì sức khỏe (HMO)
- Tài khoản tiết kiệm y tế (HAS)
Bảo hiểm nhóm
Nếu chủ lao động của bạn không cung cấp bảo hiểm y tế, hoặc bạn tự kinh doanh, hãy tìm hiểu các chính sách chăm sóc sức khỏe nhóm thông qua các tổ chức khác như công đoàn, hiệp hội trợ cấp ái hữu, hiệp hội kinh doanh, nghề nghiệp, hiệp hội sinh viên, nhóm tôn giáo hoặc các nhóm lợi ích đặc biệt khác. Thông tin chung của các hiệp hội được tìm thấy ở hầu hết các thư viện công cộng, bao gồm thông tin về các nhóm cung cấp bảo hiểm. Hãy kiểm tra về những nhà cung cấp bảo hiểm này qua văn phòng điều phối nhà nước; tuy nhiên, hãy cẩn thận với các nhà cung cấp bảo hiểm gian lận.
Chương trình Bảo hiểm Nhà nước và Liên bang
Ngoài ra, bạn có thể đủ điều kiện để nhận được bảo hiểm y tế của nhà nước hoặc liên bang. Hiện nay, luật pháp của nhà nước và liên bang rất hạn chế giúp đỡ mua bảo hiểm y tế cho những bệnh nhân vượt qua ung thư, nhưng những người tán thành đang nỗ lực đấu tranh để cải thiện điều này.
Dưới đây là các chương trình do chính phủ tài trợ, có thể phù hợp cho bạn:
- Trợ cấp tài chính y tế
- Chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em của nhà nước (S-CHIP)
Chương trình bảo hiểm thuốc
NCCS cung cấp miễn phí thẻ giảm giá mua thuốc theo đơn. Thẻ NCCS giúp giảm giá đáng kể khi mua thuốc theo đơn tại hơn 57.000 nhà thuốc thành viên trên toàn nước Mỹ, dành cho những người bị hạn chế hoặc không có bảo hiểm thuốc theo đơn. Nhấn vào đây để nhận thẻ miễn phí và tìm một hiệu thuốc thành viên gần bạn.
Bạn nên kiểm tra chế độ bảo hiểm y tế hiện tại và xét xem bạn có nhận được gói bảo hiểm phù hợp với luật pháp hiện hành hay không.
Tận dụng tối đa bảo hiểm y tế
Bạn cần hiểu tường tận về chính sách bảo hiểm dành cho mình. Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm:
- Mạng lưới bảo hiểm bạn đang tham gia có bao gồm các bệnh viện và bác sĩ nào?
- Lúc nào bạn cần được xác minh trước khi điều trị?
- Bảo hiểm của bạn bao gồm thuốc gốc (brand name) hay thuốc generic và được hưởng chi trả bao nhiêu?
- Những trường hợp điều trị nội trú và ngoại trú nào được hưởng bảo hiểm?
- Chính sách của bạn có kéo dài trọn đời hay ‘giới hạn’ khi điều trị?
- Bảo hiểm của bạn có chi trả cho các chi phí phụ trợ khác (chỗ ở, ăn uống hay đi lại)?
- Bảo hiểm của bạn có áp dụng hình thức hoàn trả, hay các nhà cung cấp sẽ gửi hóa đơn?
- Ai là đầu mối liên lạc tại công ty bảo hiểm? Bạn nên liên hệ với ai khi bị từ chối chi trả?
Bạn nên giữ các thông tin sau trong hồ sơ của mình:
- Giữ bản sao của tất cả giấy tờ liên quan đến điều trị. Bao gồm tất cả các bản xác minh, bản giải thích về các lợi ích (EOB), tất cả giấy tờ trao đổi với công ty bảo hiểm và thông tin liên quan đến hóa đơn và thanh toán.
- Nếu nhà cung cấp chịu trách nhiệm gửi hóa đơn, hãy đảm bảo họ gửi kịp thời. Hóa đơn cần được gửi đến một hoặc hai tuần sau buổi hẹn với bác sĩ.
- Đối chiếu ngày và dịch vụ được cung cấp với tờ giải thích về lợi ích (EBO) nhận được.
Nếu công ty bảo hiểm của bạn từ chối chi trả, hãy tìm hiểu lý do. Đa phần là do có sai sót. Ví dụ, phòng khám có thể đã nhầm lẫn thông tin, hoặc hóa đơn được gửi đi muộn. Nếu bạn gặp vấn đề, hãy liên hệ với phòng hành chính của nơi cung cấp dịch vụ y tế hoặc công ty bảo hiểm. Khi thông tin được sửa đổi, công ty bảo hiểm sẽ chấp thuận chi trả cho bạn .
Bạn cần nắm rõ chế độ bảo hiểm, lưu giữ các giấy hẹn, giấy tờ ủy quyền, thông tin liên lạc và tờ giải thích về các lợi ích (EBO). Thủ tục giấy tờ có thể phức tạp nhưng rất cần thiết để giành lại quyền lợi khi bị từ chối chi trả.
Nếu lý do từ chối chi trả không xuất phát từ lỗi hóa đơn, bạn có thể phải khiếu nại. Nắm rõ hạn khiếu nại của công ty bảo hiểm và làm theo các bước sau. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy liên hệ với Tổ chức bênh vực quyền lợi bệnh nhân hoặc một tổ chức tương tự. Các bước thực hiện:
- Có một bản sao giấy tờ lý do từ chối. Từ chối chi trả do nhiều lý do, nhưng thường do các quy trình điều trị không được công nhận thuộc tiêu chuẩn chăm sóc.
- Kiểm tra hướng dẫn bảo hiểm của bạn. Nếu hướng dẫn công nhận quy trình điều trị đó được hưởng bảo hiểm, liên hệ với công ty bảo hiểm để làm rõ.
- Nếu công ty bảo hiểm từ chối với lý do “quy trình điều trị không thuộc tiêu chuẩn chăm sóc hoặc đó là các thử nghiệm lâm sàng”, hãy nhờ bác sĩ của bạn gửi lời giải thích về việc điều trị này cho công ty bảo hiểm và theo dõi. Các công ty bảo hiểm không phải lúc nào cũng nắm được các quy trình điều trị mới nhất. Việc khiếu nại này sẽ giúp đỡ các bệnh nhân trong tương lai.
Nếu công ty bảo hiểm tiếp tục từ chối chi trả một cách vô lý, cần liên hệ với bên thứ ba như Tổ chức bênh vực quyền lợi bệnh nhân hoặc cố vấn bảo hiểm nhà nước.
Khó có thể nắm rõ được chính sách bảo hiểm y tế. Nếu thắc mắc điều gì, hãy liên hệ với văn phòng cố vấn bảo hiểm nhà nước hoặc Bộ Lao động Hoa Kỳ, nơi điều chỉnh các kế hoạch y tế được cung cấp bởi nhiều ông chủ lớn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo miễn phí những đánh giá về chính sách bảo hiểm bằng cách liên lạc với Tổ chức bênh vực quyền lợi bệnh nhân theo số 1-800-532-5274.
Tài liệu tham khảo
https://www.thenccs.org/health-insurance