Thoái hóa khớp hông: Lên chiến lược ngay từ bây giờ để chiến đấu với bệnh

(4.43) - 25 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp hoặc chỉ một khớp. Những khớp này là những khớp ở phần dưới của cột sống, nơi kết nối với các phần của xương chậu, gần hông. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng đến:

  • Vùng mông
  • Lưng dưới
  • Chân (một hoặc cả hai)
  • Hông
  • Bàn chân (không phổ biến)

Viêm khớp cùng chậu là một phần chính trong viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp khớp gây viêm khớp và cứng khớp ở cột sống và hông. Bệnh là một dạng viêm khớp tiến triển.

Mức độ phổ biến của viêm khớp cùng chậu

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp cùng chậu. Tuy nhiên, viêm cột sống dính khớp, trong đó có viêm khớp cùng chậu, ít phổ biến hơn và thường gặp ở người da trắng. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp cùng chậu là gì?

Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu có thể giống như các vấn đề khác ở vùng thắt lưng. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể của nó là một tình trạng viêm khớp. Triệu chứng thường gặp là đau ở lưng dưới, hông, mông và dọc xuống chân. Điều này đôi khi kèm theo sốt nhẹ.

Cơn đau thường nặng hơn sau khi bạn đứng trong một thời gian dài, đi lên hoặc xuống cầu thang, chạy hoặc đi bộ với những bước dài.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm khớp cùng chậu?

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng khớp cùng chậu bao gồm:

  • Tổn thương do chấn thương. Một tác động đột ngột như một tai nạn xe cộ hay ngã, có thể làm tổn thương các khớp cùng chậu.
  • Viêm khớp. Viêm khớp hao mòn (viêm khớp xương mãn tính) có thể xảy ra ở khớp cùng chậu, có thể là viêm cột sống dính khớp – một loại viêm khớp có ảnh hưởng đến cột sống.
  • Mang thai. Các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài để thích ứng cho việc sinh đẻ. Trọng lượng gia tăng và dáng đi thay đổi trong khi mang thai có thể gây tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến những hao mòn không bình thường.
  • Nhiễm trùng. Trong trường hợp hiếm hoi, các khớp cùng chậu có thể bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Có một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh. Việc kết hợp các phương pháp này thường cho chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ thường bắt đầu với kiểm tra lâm sàng có thể bao gồm ấn các điểm ở vùng hông hoặc mông và di chuyển hai chân.

Để xác định cơn đau ở trong khớp cùng chậu mà không phải ở một nơi nào khác ở phần lưng dưới, bác sĩ có thể đề nghị tiêm một loại thuốc tê trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên, thử nghiệm này không thường cho kết quả chính xác vì thuốc tiêm vào có thể lan sang các khu vực khác.

Bạn bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để xác nhận. Chụp MRI có thể được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm cột sống dính khớp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm khớp cùng chậu?

Điều trị viêm khớp cùng chậu tùy thuộc vào loại bệnh. Dùng thuốc giảm đau không cần toa và cho khớp được nghỉ ngơi thường có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng khá nhiều. Tuy nhiên, nếu đang mang thai, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Lựa chọn điều trị cho viêm khớp cùng chậu bao gồm:

  • Chườm đá và nhiệt xen kẽ để giảm đau và viêm
  • Vật lý trị liệu và tập thể dục
  • Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp (phương pháp này chỉ có thể được thực hiện định kỳ do các tác dụng phụ của việc sử dụng thường xuyên)
  • Kích thích điện vào khớp (như kích thích thần kinh qua da) và kích thích cột sống
  • Phẫu thuật chỉ thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và để cố định các xương với nhau

Các lựa chọn thuốc

Nếu cơn đau nặng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau hoặc thuốc làm giãn cơ nếu có co thắt thường xuyên xảy ra. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc gọi là chất ức chế TNF nếu viêm khớp cùng chậu có liên quan đến viêm cột sống dính khớp.

6 bài tập tốt cho điều trị viêm khớp cùng chậu

Căng gối sát ngực

Bạn có thể thực hiện động tác căng gối sát ngực lần lượt từng chân hoặc cả hai chân.

Để thực hiện động tác căng một gối sát ngực, bạn làm theo những bước sau:

Với động tác căng hai gối sát ngực, bạn nên:

Xoay gối

Để thực hiện động tác này, bạn thực hiện các bước sau:

Bài tập đẩy mông lên cao

Bài tập này giúp bạn cải thiện cơ mông và phần lưng dưới để khắc phục tình trạng viêm khớp cùng chậu.

Bạn thực hiện các bước sau:

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế tam giác

Với tư thế này, bạn cần thực hiện các bước sau:

Tư thế cơ bản trong yoga (tư thế đứa trẻ)

Tư thế này rất phổ biến cho những người mới bắt đầu học yoga. Nó sẽ giúp bạn căng hông và bắp đùi, thư giãn các cơ bằng cách tập trung vào hơi thở.

Để thực hiện tư thế này, bạn cần làm theo các bước sau:

3 dạng bài tập bạn cần tránh thực hiện

Tập thể dục giúp tình trạng bệnh viêm khớp cùng chậu cải thiện, song vẫn có những bài tập không phù hợp mà bạn nên tránh xa nếu như không muốn bệnh trở nặng, bao gồm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn ngăn ngừa bệnh?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Sống chung với tiểu đường tuýp 2: Chuyện đơn giản!

(25)
Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập thể dục đều đặn và giảm cân khoa ... [xem thêm]

Bật mí các lợi ích đáng kinh ngạc của quả đào đối với sức khỏe

(34)
Đào là loại quả không chỉ có vị ngọt thanh, ngon miệng mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Những lợi ích mà quả đào mang ... [xem thêm]

[Infographic] Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nỗi lo của phụ huynh

(72)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

Ám ảnh chuyên biệt

(45)
Tìm hiểu chungÁm ảnh chuyên biệt là gì?Ám ảnh chuyên biệt là một nỗi sợ hãi rất lớn và không rõ lý do về các đồ vật hoặc tình huống ít gây ra nguy ... [xem thêm]

10 lời khuyên giúp bạn trở nên năng động hơn

(30)
Vận động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe. Người lớn hoạt động thể chất càng nhiều thì càng ít có khả năng mắc một số bệnh mãn tính. ... [xem thêm]

Học cách massage chân để thư giãn tại nhà

(71)
Massage bàn chân không phải một phương pháp thư giãn xa xỉ chỉ có ở các spa. Bạn có thể học cách massage chân tại nhà để tự giải tỏa căng thẳng và bảo ... [xem thêm]

Chocolate có giúp bạn giảm khó chịu trong ngày đèn đỏ?

(95)
Nếu bạn cho rằng các loại đồ ngọt như chocolate chính là “cứu cánh” trong ngày đèn đỏ thì rất có thể bạn đang làm tăng cảm giác khó chịu mà không hề ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm “vi diệu” chống lão hóa da

(69)
Nếu mắt là cửa sổ tâm hồn bạn, thì làn da chính là cửa sổ báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Làn da phản ánh những gì bạn ăn hàng ngày. Nếu xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN