Thai nhi 39 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.72) - 91 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào?

Em bé khi được 39 tuần tuổi sẽ có kích thước của một quả dưa hấu nhỏ, nặng hơn 3,3kg và dài khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Đôi khi dây rốn có thể quấn quanh cổ bé. Nói chung, điều này không gây ra vấn đề, mẹ có thể phải sinh mổ nếu việc lâm bồn gây áp lực lên dây rốn. Hiện tượng thắt nút dây rốn rất ít phổ biến và khả năng xảy ra chỉ khoảng 1% trong suốt thai kỳ.

Giai đoạn thai nhi 39 tuần tuổi, hầu hết lớp sáp bao phủ làn da của bé đã biến mất cùng lớp lông tơ trên cơ thể bé. Cơ thể mẹ đã cung cấp cho bé các kháng thể thông qua nhau thai và sẽ giúp hệ miễn dịch của bé chống lại nhiễm trùng trong 6–12 tháng đầu tiên của cuộc đời.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 39

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Cơn gò Braxton Hicks, cũng được gọi là “chuyển dạ giả”, có thể trở nên rõ rệt hơn trong tuần thai thứ 39. Những cơn co thắt có thể đau đớn và mạnh như các cơn co thắt dạ thật sự nhưng không thường xuyên và tăng dần tần suất như các cơn co thắt thật.

Một dấu hiệu khác của chuyển dạ là vỡ túi nước ối. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi vỡ nước ối, một số phụ nữ sẽ bị phun nước ối thành dòng lớn và một số lại cảm thấy nước ối chảy ra ổn định. Nhiều phụ nữ lại không bị vỡ nước ối cho đến khi họ bắt đầu lâm bồn. Những người khác lại cần phải nhờ bác sĩ phá vỡ túi ối. Nếu mẹ nghĩ rằng mình bị vỡ nước ối hoặc đang trải qua các cơn co thắt thường xuyên, hãy liên hệ với bác sĩ.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Đôi khi sẽ tốt hơn nếu để bé sinh sớm, đặc biệt là nếu bác sĩ tỏ ra lo ngại về sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi hoặc nếu thai kỳ của mẹ vẫn tiếp tục kéo dài hơn hai tuần sau ngày sinh.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 39 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Trà lá mâm xôi là loại thảo dược được người xưa khuyên dùng giúp phụ nữ có thể bắt đầu lâm bồn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác nhận sự an toàn của bất kỳ phương pháp điều trị thảo dược nào được dùng như thuốc kích thích sinh nở. Do đó, mẹ không nên tùy ý sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào mà không có ý kiến từ bác sĩ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ có thể phải đi khám bác sĩ hàng tuần từ bây giờ cho đến khi em bé ra đời. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều bài kiểm tra vùng chậu. Các bài kiểm tra vào thời điểm thai nhi 39 tuần có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí của bé ở bên trong tử cung của mẹ: đầu ra trước, chân ra đầu tiên hoặc mông ra đầu tiên.

Trong khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã bắt đầu mềm được bao nhiêu cũng như đã giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Thông tin này sẽ thể hiện qua con số và tỷ lệ phần trăm.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 39

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Thiếu ngủ

Mẹ đang lo lắng về việc thiếu ngủ có thể gây hại cho em. Đó là điều dễ hiểu khi cho rằng nếu mẹ không ngủ được, bé cũng không thể ngủ. Nhưng hãy thư giãn, bé có thể ngủ ngay cả khi mẹ đang tỉnh táo. Không ai biết chắc chắn lý do tại sao giấc ngủ của bé độc lập với giấc ngủ của mẹ, mặc dù các chuyên gia biết chắc rằng giấc ngủ là một trong những nhu cầu sinh lý mạnh mẽ nhất của con người. Tuy vậy, sức khỏe của bé có sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ thiếu ngủ. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mẹ và khiến mẹ rơi vào giấc ngủ trong khi lái xe hoặc dễ dàng bị té ngã hơn.

2. Thuốc trị đau nửa đầu

Mẹ lo ngại về việc sử dụng thuốc trị đau nửa đầu trong quá trình mang thai. Tuy tác động của thuốc lại phụ thuộc vào loại thuốc mẹ sử dụng nhưng hầu hết các loại thuốc đều có thể gây ra vấn đề. Một số loại thuốc cũ có thể khiến các mạch máu co lại và theo giả thuyết, điều này có thể gây ra cơn co thắt chặt tương tự xuống các mạch ở thai nhi. Nếu các mạch máu của thai nhi co thắt sớm trong thai kỳ, nó có thể phá vỡ sự phát triển của ruột gây vỡ động mạch dẫn đến cột sống và khiến bé bị liệt.

Không ai biết chắc liệu các thuốc này có thực sự ảnh hưởng đến thai nhi hay không, nhưng chúng vẫn đang được giới khoa học quan tâm và nghiên cứu.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bầm dập xương sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp

(66)
Bầm dập xương sau té ngã được xem là vấn đề nhiều người mắc phải nhưng vẫn chưa biết xử lý sao cho đúng cách.Sau một cú té ngã hay chấn thương, tình ... [xem thêm]

7 điều bạn nên lưu ý để chọn thịt tươi ngon

(28)
Bạn có thể chế biến được rất nhiều món hấp dẫn với các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà… Thế nhưng, nếu không biết cách chọn thịt tươi ngon thì ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bị đái tháo đường típ 2

(79)
Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bị ... [xem thêm]

Mách bạn cách chữa run tay khi hồi hộp không cần dùng thuốc

(62)
Những khi bị stress, lo lắng hay hồi hộp, bạn có thể thấy tim đập nhanh hơn, cơ thể đổ mồ hôi và đôi tay bắt đầu run rẩy … Đây là dấu hiệu cảnh báo ... [xem thêm]

Thảo dược có giúp bạn mang thai?

(62)
Rất nhiều người đang sử dụng các loại thảo dược vì tin rằng chúng là một trong những cách dễ thụ thai. Tuy nhiên, bạn không nên dùng những thảo dược ... [xem thêm]

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

(91)
Một số người không có thói quen ăn sáng. Số khác từ chối bữa sáng để giảm cân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chẳng những không có tác dụng giảm cân, ... [xem thêm]

Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?

(46)
Cũng giống như bất kỳ tình trạng lạ bất thường nào, tiểu ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng có thể xuất phát từ ... [xem thêm]

Tại sao phụ nữ khóc sau khi quan hệ?

(51)
Quan hệ tình dục đã được chứng minh là mang lại cho bạn vô số các lợi ích sức khỏe. Sex không chỉ giúp bạn làm giảm dịu các cơn đau nhức, giúp dễ ngủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN