Làm thế nào để có thể tự tính chỉ số BMI?

(3.59) - 39 đánh giá

Bạn có từng nghe nói về chỉ số BMI? Bạn có biết chỉ số BMI dùng để đo lường khối lượng cơ thể? Và làm thế nào để tính chỉ số BMI? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chỉ số cơ thể (BMI) là chỉ số đo lường lượng mỡ trong cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao. Đo BMI thích hợp cho nam giới và nữ giới đã trưởng thành từ 20 tuổi trở lên. Đối với trẻ em trên 2 tuổi, đo chỉ số BMI là phương pháp phù hợp nhất để xác định lượng mỡ trong cơ thể.

Đo chỉ số BMI không phải phương pháp đo lường trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng BMI liên quan đến việc đo lường trực tiếp lượng mỡ cơ thể như đo trọng lượng cơ thể dưới nước và đo mức độ hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA). Vì thế, nhiều người lựa chọn phương pháp đo BMI vì nó không tốn kém và dễ dàng thực hiện mà không cần phải sử dụng các công cụ đo lường trên.

BMI là gì?

  • Người ta dùng BMI như một công cụ điều tra tình trạng cơ thể để chỉ ra rằng người đó nhẹ cân, thừa cân, béo phì hay khỏe mạnh;
  • Nếu chỉ số BMI của một người vượt ngưỡng khỏe mạnh, người đó có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Giá trị chỉ số BMI không phụ thuộc vào tuổi tác và giống nhau về giới tính. Tuy nhiên, chỉ số BMI không chỉ ra mức độ chất béo trong cơ thể giống nhau đối với mỗi người do tỷ lệ cơ thể mỗi người đều khác nhau. Do đó, việc xem xét vấn đề này rất quan trọng. Bạn phải hiểu được chỉ số BMI của bản thân và nên nói cho bác sĩ biết về chỉ số cơ thể trước khi bắt đầu bất cứ chế độ ăn uống điều độ mới nào. Bạn cũng nên nhớ rằng tình trạng thừa cân, nhẹ cân mà chỉ số BMI đưa ra chỉ mang tính tương đối để xác định cân nặng trung bình của một người bình thường. Những người tập thể hình và tập luyện điều độ đôi khi có chỉ số BMI “béo phì”, tuy nhiên điều này là bình thường vì chỉ số BMI chỉ ra tình trạng họ nặng hơn người bình thường – đây là mục tiêu hầu hết những người tập thể hình hướng đến;
  • Chỉ số BMI càng tăng đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh càng cao và mức độ biểu thị chỉ số BMI khác nhau dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Cách tính chỉ số BMI (cho người trưởng thành)

Cách tính chỉ số BMI phụ thuộc vào các công thức dưới đây:

Công thức đo chỉ số BMI dựa vào chiều cao (mét)

Dựa theo đơn vị chiều cao là mét thì cân nặng sẽ dùng đơn vị kilôgam (kg), ta lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Vì chiều cao thường tính bằng đơn vị cen-ti-mét, nên muốn đổi từ cen-ti-mét (cm) qua mét, bạn chỉ cần lấy chiều cao chia 100.

Công thức do BMI theo hệ thống đo lường Anh

Công thức này dùng đơn vị pao (pound) đối với cân nặng và inch đối với chiều cao. Lấy cân nặng của bạn nhân cho số 703 sau đó chia cho bình phương chiều cao (inch2).

Phân loại chỉ số BMI

Dưới đây là thông tin tiêu chuẩn của các mức độ của chỉ số BMI ở người trưởng thành:

BMI dưới 18,5

Chỉ số BMI dưới 18,5 cho thấy bạn đang ở tình trạng nhẹ cân và cần tăng cân thêm. Bạn nên hỏi xin ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống hợp lý.

BMI khoảng 18,5−24,9

Chỉ số BMI ở khoảng này cho thấy bạn có cân nặng phù hợp và khỏe mạnh. Bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu duy trì được chỉ số này.

BMI khoảng 25−29,9

Chỉ số BMI từ 25−29,9 cho thấy bạn đang trong tình trạng thừa cân nhẹ. Bạn nên giảm cân nhưng đừng giảm quá nhiều. Bạn cần hỏi xin lời khuyên của bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

BMI từ 30 trở lên

Chỉ số BMI trên 30 cho thấy bạn đang bị béo phì. Bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu bạn không thực hiện chế độ giảm cân. Bạn cần gặp và nói chuyện với bác sĩ để xin lời khuyên.

Sau khi tìm hiểu về BMI, bạn hãy thử dùng phương pháp đo BMI để hiểu thêm về tình trạng cơ thể của mình nhé. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng đi mới trong việc chữa trị bệnh tự miễn

(56)
“Bệnh tự miễn có chữa được không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau khi tìm hiểu thông tin về những tình trạng bệnh liên quan đến rối loạn ... [xem thêm]

3 câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

(30)
Bệnh tiểu đường tuýp 1 không phổ biến như tiểu đường tuýp 2 và thời gian phát bệnh thường ở lứa tuổi trẻ hơn. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề ... [xem thêm]

Cách phòng ngừa và xử lý khi bị mẻ răng

(14)
Bị té xe hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây ảnh hưởng tới men răng, làm răng bị mẻ. Mẻ răng tuy không nghiêm trọng nhưng có thể gây kích ứng cho ... [xem thêm]

Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

(55)
Phụ nữ mãn kinh không những dễ bốc hỏa, giảm ham muốn chuyện ấy mà còn có nguy cơ bị trầm cảm. Thậm chí, đây có thể xem là một giai đoạn “ẩm ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa rượu bia và quan hệ tình dục

(92)
Rượu bia có thể khiến chuyện quan hệ tình dục trở nên thi vị và lãng mạn hơn, song đây cũng chính là nguyên nhân làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình.Theo các ... [xem thêm]

Cách chăm sóc mắt trước, trong và sau phẫu thuật lasik

(83)
Bạn có mắc phải các tật khúc xạ của mắt như loạn thị, cận thị hay viễn thị? Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp phẫu thuật lasik để có thể ... [xem thêm]

Phòng xông hơi hồng ngoại: Liệu pháp giúp bạn xua tan mệt mỏi

(75)
Phòng xông hơi hồng ngoại không những giúp bạn cải thiện chứng mệt mỏi và hỗ trợ giảm đau mà còn có tác dụng làm đẹp da. Sau một tuần làm việc chăm ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái

(86)
Những cơn đau bụng dưới bên trái đột ngột có thể xảy ra vì nhiều lý do. Suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là do một vấn đề về hệ thống tiêu hóa. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN