Bệnh viêm xương ổ răng: Nguyên nhân và cách điều trị

(3.54) - 40 đánh giá

Viêm xương ổ răng là một biến chứng gây đau đớn có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Hút thuốc lá và dùng thuốc ngừa thai cũng có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Chắc chắn ai cũng khó chịu khi nhổ răng vì trong một thời gian, bạn sẽ cảm thấy đau và không thể ăn nhiều món mình thích. Nhưng nếu bạn cảm thấy cơn đau cứ kéo dài trong vài ngày thì đó có thể là triệu chứng của tình trạng viêm xương ổ răng. Vậy viêm xương ổ răng là gì? Có nguy hại gì cho sức khỏe không? Bạn phải điều trị bệnh này ra sao? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm xương ổ răng là bệnh gì?

Viêm xương ổ răng là một biến chứng gây đau có thể xảy ra sau khi nhổ răng.

Sau khi bạn nhổ răng, ngay vị trí ấy sẽ hình thành cục máu đông để bảo vệ các xương cơ, các mô và dây thần kinh. Trong trường hợp bạn bị viêm xương ổ răng, cục máu đông sẽ không thể hình thành. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và khiến bạn có cảm giác đau liên tục trong 5 hoặc 6 ngày.

Những ai có thể bị viêm xương ổ răng?

Một số người có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm xương ổ răng, bao gồm những người:

  • Hút thuốc lá;
  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Nhổ răng khôn;
  • Có chấn thương nặng hơn bình thường trong quá trình nhổ răng;
  • Sử dụng thuốc tránh thai;
  • Đã từng bị viêm xương ổ răng.

Ngoài ra, việc súc miệng nhiều lần và uống nước bằng ống hút cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương ổ răng.

Các triệu chứng của bệnh viêm xương ổ răng là gì?

Khi bị viêm xương ổ răng, bạn có thể nhìn thấy nơi răng bị nhổ có mẩu xương trắng, thay vì là máu đen như bình thường. Bạn sẽ cảm thấy đau sau khoảng 2 ngày kể từ khi nhổ răng và cơn đau càng ngày càng nghiêm trọng. Tệ hơn nữa là bạn có cảm giác đau tai, hôi miệng và giảm vị giác.

Làm thế nào để điều trị?

Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen để giảm bớt sự khó chịu. Đôi khi bạn lựa chọn việc dùng các loại thuốc không kê toa, nhưng đa số nó không giúp giảm đau cho bạn. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc mạnh hơn hoặc sẽ gây tê cho khu vực bị đau.

Bạn nên đến phòng khám nha khoa để làm sạch ổ răng, loại bỏ bất kỳ mảnh vụn nào từ lỗ và sau đó đưa thuốc vào chỗ bị đau. Bạn nên tái khám vài ngày một lần để thay thuốc cho đến khi vết thương lành lại và bớt đau nhức.

Ngoài ra, bạn có thể phải uống một số loại thuốc kháng sinh để ngăn không cho chỗ đau bị nhiễm trùng. Để chăm sóc vùng viêm xương ổ răng ở nhà, tốt nhất là bạn nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng mỗi ngày.

Làm gì để ngăn ngừa mắc bệnh viêm xương ổ răng?

Bạn nên tránh thuốc lá, xì gà một ngày hoặc sau khi phẫu thuật, vì thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương ổ răng. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc ngừa thai, tốt nhất bạn nên nói với nha sĩ nhổ răng vào một ngày bạn dùng liều estrogen thấp nhất vì loại hormone này có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra với nha sĩ về các loại thuốc khác mà bạn đang dùng có thể gây trở ngại cho việc đông máu hay không.

Sau khi phẫu thuật, bạn nên tránh uống nước bằng ống hút trong vài ngày đầu và tránh sức miệng quá nhiều lần. Khi đánh răng, hãy đánh nhẹ nhàng để tránh làm đau nơi nhổ răng. Và một điều quan trọng nữa là hãy đến tái khám đúng hẹn.

“Cái răng cái tóc là gốc con người”, bởi vậy, bạn hãy chăm sóc và bảo vệ răng miệng thật tốt. Một hàm răng trắng sáng sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá thị giác của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

(37)
Khi bé ngày càng tương tác nhiều với môi trường xung quanh, bạn sẽ nhận thấy khả năng thị giác của bé cũng sẽ tăng và phát triển theo. Bé sẽ nhìn được ... [xem thêm]

Rễ cam thảo: Hãy cẩn thận khi sử dụng!

(68)
Rễ cam thảo thường được dùng để chống nhiễm trùng da, chữa sâu răng, ngừa viêm họng… Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song loại thảo dược ... [xem thêm]

Hé lộ nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nhanh đói bụng dù chỉ mới ăn xong

(80)
Hẳn không ít người từng trải qua cảm giác bụng cồn cào dẫu vừa mới ăn xong tức thì. Đôi khi dạ dày kêu réo cũng không hẳn là bạn cần phải nạp thêm ... [xem thêm]

Sữa tách béo giàu dinh dưỡng mà không lo tăng cân

(40)
Nếu bạn đang lên kế hoạch để giảm cân và giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể thì hãy lựa chọn sữa tách béo. Sữa tách béo cũng khá phù hợp đối với ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ bầu và em bé

(83)
Ngày nay, càng nhiều mẹ bầu lựa chọn gây tê ngoài màng cứng như một phương pháp giảm đau khi chuyển dạ. Phương pháp này đem lại hiệu quả giảm đau đáng ... [xem thêm]

Rèn luyện tư duy sáng tạo cho con không khó chỉ với 4 mẹo

(45)
Công nghệ là một điều tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc ngồi trước màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại, đắm chìm ... [xem thêm]

4 giai đoạn của bệnh xơ gan, tìm hiểu ngay trước khi quá muộn

(48)
Trong lúc bạn say sưa nhậu nhẹt, hút thuốc… thì bệnh xơ gan vẫn đang âm thầm tiến triển đấy. Có rất nhiều người chủ quan về vấn đề sức khỏe của ... [xem thêm]

Bệnh rộp da do tiểu đường

(48)
Nếu bạn bị tiểu đường và trải nghiệm các đợt phát ban rộp da tự phát, chúng có thể là bệnh rộp da do tiểu đường, còn gọi là phỏng rộp tiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN