Khó thở: Các nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này

(3.77) - 86 đánh giá

Bạn đã bao giờ cảm thấy khó thở hay chưa? Đó có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay không? Làm thế nào để bạn nắm rõ nguyên nhân cũng như phòng ngừa tình trạng khó thở?

Khó thở là cảm giác khó chịu của người bệnh do nhu cầu trao đổi khí của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ. Khó thở có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính. Nếu khó thở diễn ra trong một thời gian ngắn và đột ngột với mức độ nặng thì cần làm xét nghiệm chẩn đoán. Nếu khó thở kéo dài thì chắc chắn là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý nào đó.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân gây khó thở là gì?

Để xác định được nguyên nhân gây ra khó thở, Chúng tôi lưu ý bạn những trường hợp sau đây:

Cảm lạnh và các vấn đề xoang mũi

Khi nhiễm trùng xoang dẫn đến viêm xoang, các loại virus và vi khuẩn có thể gây tắc nghẽn đường mũi, làm bạn khó hít thở một cách bình thường. Khi bạn bị cảm lạnh, nước mũi dày đặc hơn sẽ cản trở quá trình hô hấp.

Các triệu chứng cảm lạnh bao gồm:

  • Sổ mũi;
  • Hắt hơi;
  • Ho;
  • Đau họng;
  • Nhức đầu hoặc đau nhức người;
  • Sốt nhẹ.

Các triệu chứng khác nhiễm trùng xoang bao gồm:

  • Nước mũi màu xanh;
  • Đau nhức vùng mặt;
  • Đau đầu;
  • Ho;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Hôi miệng.

Dị ứng

Dị ứng là một dạng rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch đối với các chất vô hại trong môi trường như phấn hoa, vật nuôi… Khi bị dị ứng, bạn sẽ có cảm giác như mình đang bị cảm cúm.

Phản ứng dị ứng gây ra các triệu chứng như sau:

  • Hắt hơi;
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi;
  • Ra nước mắt;
  • Phát ban, mẩn đỏ;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất được gọi là phản vệ (anaphylaxis) làm cho cổ họng và miệng sưng lên, gây khó thở cho người bệnh.

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích, làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thở khò khè;
  • Ho;
  • Thở dốc;
  • Ngực có cảm giác thắt chặt;

Bạn có thể dùng thuốc hen suyễn hàng ngày để cải thiện tình trạng trên.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm phổi, viêm phế quản và lao phổi là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng bao gồm:

  • Ho ra chất nhầy hoặc máu;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Mệt mỏi;
  • Nhức đầu;
  • Tức ngực;
  • Chán ăn;

Các bệnh nhiễm trùng thường được điều trị bằng kháng sinh và virus hay vi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt trong vòng 1–2 tuần.

Lo âu

Đôi khi nguyên nhân gây khó thở thường không phải là do thể chất mà còn liên quan đến sức khỏe tâm lý. Khi bạn lo lắng, cơ thể trở nên căng thẳng và bạn bắt đầu hít thở nhanh hơn bình thường. Hành động thở nhanh, dồn dập này còn được gọi là thở dốc. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ngực và thường bị nhầm lẫn với cơn đau tim.

Các triệu chứng lo âu khác bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh;
  • Chóng mặt;
  • Đổ mồ hôi;
  • Run rẩy;
  • Nôn nao;
  • Tiêu chảy;

Bạn có thể giảm bớt lo lắng với các bài tập thư giãn và thuốc chống lo âu.

Béo phì

Thừa quá nhiều cân sẽ gây áp lực lên phổi vì nó phải làm việc nhiều hơn để mở rộng ra. Nếu bạn có chỉ số BMI của mức béo phì là từ 30 trở lên bạn có thể gặp khó khăn khi thở, đặc biệt khi bạn tập thể dục.

Béo phì cũng có thể dẫn đến:

  • Vấn đề tim mạch;
  • Tiểu đường;
  • Ngưng thở khi ngủ;
  • Các vấn đề sức khỏe khác.

Giảm cân, áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục là cách tốt nhất để chống lại các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một nhóm các bệnh về phổi, bao gồm viêm phế quản mãn tính, hen suyễn khiến cho người bệnh bị khó thở. Thêm vào đó, thủ phạm gây bệnh chính là thói quen hút thuốc lá.

Các triệu chứng của COPD bao gồm:

  • Ho mạn tính;
  • Thở dốc;
  • Mệt mỏi;
  • Sinh đờm;
  • Thở khò khè.

Bạn nên uống thuốc, tập các bài tập phục hồi phổi và tăng cường lượng oxy để điều trị các triệu chứng này.

Suy tim

Suy tim là bệnh mà cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy cho cơ thể.

Các triệu chứng khác của suy tim bao gồm:

  • Đau ngực;
  • Nhịp tim nhanh (đánh trống ngực);
  • Ho;
  • Chóng mặt;
  • Sưng chân hoặc mắt cá chân;
  • Tăng cân nhanh.

Ung thư phổi

Khó thở có thể là một trong những triệu chứng của ung thư phổi, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của bệnh.

Các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Ho;
  • Đau ngực;
  • Sinh đờm;
  • Khàn giọng;
  • Ho ra máu.

Bạn đã từng khó thở khi đang ngủ hay chưa?

Ngừng thở khi ngủ là một rối loạn có thể rất nghiêm trọng. Biểu hiện của tình trạng này là nhịp thở bị ngừng nhiều lần trong giấc ngủ.

Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng xảy ra phổ biến khi cơ ở thành sau họng bị giãn. Các cơ này nâng đỡ vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi. Do cơ giãn, đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khi đó hô hấp bị gián đoạn trong chốc lát.

Các dấu hiệu khác xuất hiện trong khi ngủ bao gồm:

  • Ngáy lớn;
  • Đau đầu vào buổi sáng;
  • Buồn ngủ trong ngày;
  • Khó chịu;
  • Khó nhớ hoặc mất tập trung.

Các nguyên nhân khác gây khó thở trong khi ngủ bao gồm:

  • Tắc nghẽn mũi do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD);
  • Suy tim;
  • Béo phì.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên khó thở trong vòng 1–2 tuần. Bên cạnh đó, bạn cần đi bệnh viện gấp khi phát hiện các triệu chứng sau:

  • Hụt hơi khi thở;
  • Đau ngực hoặc đau thắt lung;
  • Trong đờm có máu khi ho;
  • Sưng miệng hoặc cổ họng;
  • Chóng mặt, ngất xỉu.

Phòng ngừa

Một số nguyên nhân gây khó thở như béo phì và ngưng thở khi ngủ có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác như nhiễm trùng hô hấp sẽ khó khắc phục hơn.

Dưới đây là một vài cách giúp bảo vệ đường hô hấp:

  • Giảm cân nếu bạn bị thừa cân;
  • Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người đang ốm;
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá;
  • Nếu bạn bị dị ứng, bạn cần được theo dõi sức khỏe và điều trị kỹ càng.

Khó thở có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm nên bạn hãy luôn cẩn thận để phòng ngừa và chữa trị nó nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 điều về màn dạo đầu khi yêu giúp cả hai đạt cực khoái

(52)
Nếu bạn bỏ qua màn dạo đầu khi yêu để nhanh chóng vào cuộc thì khoảng thời gian âu yếm của cả hai sẽ bị rút ngắn kèm theo đó là sự hụt hẫng của ... [xem thêm]

Mách bạn cách điều trị đau thắt lưng tại nhà

(23)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

6 mẹo trị thâm mắt cực hiệu quả từ mật ong

(81)
Đôi mắt thâm quầng cùng gương mặt nhợt nhạt, mệt mỏi làm cho bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông? Bạn đang muốn tìm các biện pháp khắc phục ... [xem thêm]

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai

(61)
Kinh nguyệt đôi khi gây khó chịu cho bạn nhưng nếu đến ngày mà bạn không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì rõ là không vui và bạn sẽ thấy nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bé

(42)
Gạo lứt là một trong những loại hạt nguyên cám giữ được phần mầm gạo nên mang trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên và không chứa những chất gây dị ứng cho ... [xem thêm]

Mẹ nên làm gì khi vú bị căng sữa?

(95)
Ngực bạn sẽ lớn dần trong suốt chín tháng thai kỳ và cả tuần đầu tiên sau sinh. Bạn sẽ cảm thấy đau đến mức việc mặc áo ngực cũng trở nên vô cùng ... [xem thêm]

Tại sao tâm trạng mẹ bầu dễ thất thường?

(80)
Từ khoảng thời gian sau sáu tháng cho đến lúc sinh con, cơ thể mẹ bầu có thể tồn tại 2 cảm giác trái ngược nhau, vừa trông ngóng bé con chào đời, lại vừa ... [xem thêm]

Thời gian tập thể dục tốt nhất cho từng đối tượng

(17)
Tập thể dục đều đặn và thường xuyên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN