Mẹ bầu bị tách cơ thẳng bụng liệu có nguy hiểm?

(3.89) - 17 đánh giá

Khi nghe đến tách cơ thẳng bụng (xổ bụng), nhiều người cho rằng đây là hiện tượng chẳng lành. Vậy sự phân tách cơ thẳng bụng là gì? Liệu nó có nguy hiểm trong thai kỳ hay không?

Thực chất, sự phân tách cơ thẳng bụng diễn ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nó có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đối với mẹ bầu, khi mắc phải cần hạn chế một số động tác và có hướng điều trị cho riêng mình.

Phân tách cơ thẳng bụng là hiện tượng gì?

Đây là hiện tượng bụng bị phình ra do khoảng cách giữa cơ thẳng bụng bên trái và bên phải đã mở rộng hơn bình thường. Điều này rất phổ biến ở phụ nữ có thai. Có khoảng 2/3 phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng này.

Trẻ sơ sinh và cả nam giới trưởng thành cũng có thể gặp tình trạng này. Đối với nam giới, nguyên nhân có thể do chế độ ăn kiêng yo–yo, gập bụng hoặc tập tạ sai nguyên tắc hay các nguyên nhân khác nữa.

Việc mang thai nhiều lần làm tăng khả năng phân tách cơ thẳng bụng, đặc biệt là khi thai nhi đang dần lớn lên bên trong người mẹ. Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố nguy cơ khác như mẹ bầu trên 35 tuổi, mang đa thai hoặc thai nhi nặng cân.

Mang thai sẽ gây rất nhiều áp lực lên thành bụng nên đôi khi các cơ ở phía trước không thể giữ nguyên hình dạng vốn có của nó. Ở những người tập gym, điều này thể hiện rõ như 6 múi.

Khi cơ bắp chuyển động lệch sang một bên như vậy, tử cung, ruột và các cơ quan khác chỉ có một dải mỏng các mô liên kết ở phía trước để giữ chúng đúng vị trí. Nếu không có sự hỗ trợ từ cơ bụng, việc sinh ngả âm đạo sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Tình trạng này cũng có thể gây ra đau lưng, táo bón và rỉ nước tiểu. Nó thậm chí có thể làm cho bạn khó thở và hạn chế các sinh hoạt bình thường. Rất hiếm, nhưng trong những trường hợp nặng, mô có thể rách và các cơ quan thoát ra khỏi lỗ mở, gọi là thoát vị thành bụng.

Sự giãn cơ này thường tự co lại sau khi sinh, nhưng ở một vài trường hợp, cơ không trở lại bình thường trong cả một năm sau đó.

Những việc nên và không nên làm của mẹ bầu

Bạn không nên căng cơ. Điều này sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Việc nâng những đồ vật nặng nề, bao gồm cả việc ẵm bé cũng sẽ làm căng mô liên kết. Việc bạn đứng lên và ngồi xuống cũng được tính là nâng vật nặng trong trường hợp này, vì phải nâng trọng lượng cơ thể. Khi rặn đẻ, nếu làm sai, hành động này sẽ gây áp lực lớn lên cơ bụng đang bị yếu.

Bạn nên cẩn thận với việc tập thể dục. Một số hoạt động tập thể dục thường xuyên, bao gồm bài tập crunches cho cơ bụng, gập bụng, hít đất, bài tập plank giúp giảm mỡ bụng sẽ làm tình trạng tách cơ bụng trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn có thể đi bơi, tập một số động tác yoga phù hợp.

Thời gian tốt nhất để bắt đầu tăng cường sức mạnh cơ bụng là trước khi bạn có thai, nếu bạn không bị tách cơ thẳng bụng trước đó. Khi bắt đầu tập thể dục trong và sau khi mang thai, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem cần làm gì và tránh những gì nhé.

Điều trị như thế nào?

Nếu tình trạng tách cơ thẳng bụng không phải là quá nghiêm trọng, bạn có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bạn quyết định có thai lần nữa, hãy tìm đến bác sĩ để giải quyết bệnh.

Bác sĩ đo khoảng cách giữa các cơ của bạn bằng cách sử dụng độ rộng ngón tay, thước dây hoặc dụng cụ khác hoặc có thể là siêu âm. Nhiều phụ nữ có thể làm hẹp lại khoảng cách cơ bụng bằng cách học các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Nếu liệu pháp phục hồi chức năng không phù hợp với bạn, phẫu thuật được xem là một lựa chọn thay thế. Phẫu thuật cắt bỏ da bụng chảy xệ, mỡ thừa và phục hồi cơ bụng hay phẫu thuật tạo hình thành bụng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ vá lại những chỗ cơ yếu.

Phẫu thuật này cũng có thể làm bằng phương tiện nội soi ổ bụng được thực hiện chỉ với những vết cắt nhỏ thay vì một đường rạch lớn. Dù bạn dùng biện pháp nào thì sẹo, nhiễm trùng và các phản ứng phụ khác đều có thể xảy ra.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ không quá lo lắng về điều này và có cách xử trí đúng đắn. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trầm cảm vì mắc bệnh chàm

(98)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

6 bí quyết giúp mối quan hệ gia đình đầm ấm hơn

(10)
Khi có những mối quan hệ gia đình bền chặt, bạn sẽ luôn cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Vậy làm sao bạn có thể xây dựng một gia đình đầm ấm ngay cả khi ... [xem thêm]

Ngăn ngừa ung thư vú với 12 loại thực phẩm thơm ngon

(12)
Bông cải xanh, củ nghệ, táo và các loại quả mọng… là những thực phẩm có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư vú và các bệnh khác nữa đấy. Dù không phải là ... [xem thêm]

7 bài tập cho chân, đùi và vòng 3 săn chắc, quyến rũ

(66)
Hello Bacsi liệt kê cho bạn danh sách 7 bài tập cho chân, đùi và vòng 3 đơn giản, giúp bạn mau chóng sở hữu đôi chân thon gọn, vùng đùi săn chắc cùng vòng 3 ... [xem thêm]

Vai trò của tử cung trong cơ thể và trong thời gian mang thai

(94)
Bạn đã biết hết vai trò của tử cung trong cơ thể? Ngoài là nơi nuôi dưỡng thai nhi, tử cung còn có vai trò rất đặc biệt với cơ thể phụ nữ như hỗ trợ ... [xem thêm]

Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

(96)
Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này ... [xem thêm]

6 cách đơn giản giảm chứng đau lưng cho mẹ

(66)
Việc sử dụng tinh dầu để giảm đau lưng là một gợi ý thú vị, biện pháp này có nhiều lợi ích về mặt chống viêm và chống co thắt.Theo các chuyên gia, cơn ... [xem thêm]

Thực phẩm chống rụng tóc bạn nên bổ sung từ bây giờ

(90)
Rụng tóc như một nỗi ám ảnh lớn đối với nữ giới lẫn nam giới. Vì thế, hãy bổ sung những loại thực phẩm chống rụng tóc để giúp bạn có đầy đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN