[Thực đơn mỗi ngày] Ăn rau sống có tốt không?

(4.1) - 22 đánh giá

Bạn có thể ăn rau sống kèm các món mặn, chế biến thành món salad trộn hay làm các món chay bắt mắt. Rau sống là món ăn không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của những người ăn kiêng, vậy ăn rau sống có tốt không?

Rau sống được biết đến là thực phẩm cung cấp rất nhiều loại vitamin khác nhau cũng như các lợi ích khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng bất kể thứ gì cũng cần ăn chín uống sôi mới có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là rau sống. Vì thế, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ăn rau sống có tốt không nhé!

Lợi ích sức khỏe của rau sống

Khi bạn ăn rau sống sẽ cung cấp các loại vitamin như A, C, E, chất khoáng và yếu tố vi lượng khác. Nhờ đó, rau sống có những lợi ích sức khỏe sau đây:

1. Dinh dưỡng cao hơn rau chín

Thói quen ăn rau sống thay vì rau nấu chín sẽ cung cấp nhiều vitamin A và C cho bạn hơn. Đây là những vitamin nhạy cảm với nhiệt độ, có nghĩa là nhiệt độ cao và thời gian nấu lâu sẽ làm suy giảm hoặc phá hủy các vitamin này. Nếu bạn nấu rau trong nước, bạn cũng sẽ mất một số vitamin tan trong nước, chẳng hạn như folate và vitamin C, vì chúng hòa tan vào nước nấu.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Khi ăn rau sống, bạn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng giảm áp lực máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Những thực phẩm như các loại hạt, ngũ cốc, các loại đậu… có thể cải thiện mức cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nghiên cứu quan sát báo cáo rằng người ăn chay, nhiều rau sống có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn tới 75% và nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 42% so với người ăn ít. Hơn thế nữa, nghiên cứu nhận thấy rằng chế độ ăn thuần chay đặc biệt hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL xấu.

3. Làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Các loại rau củ quả tươi sống giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn rau sống rất giàu chất xơ, một chất dinh dưỡng giúp làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin. Nghiên cứu cho thấy ăn rau sống khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 12%.

4. Giúp cơ thể giảm cân

Nếu bạn muốn giảm cân, rau sống là món không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày nhờ rau sống chứa ít calo và nhiều vitamin có lợi cho người muốn ăn kiêng. Vì vậy, bạn nên ăn rau sống thay cho các thực phẩm có mật độ năng lượng cao, bao gồm thực phẩm béo và thực phẩm nhiều đường, có thể giúp bạn giảm cân.

5. Cải thiện hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ cao trong rau sống có thể giúp cải thiện tiêu hóa của bạn. Chế độ ăn rau sống có nhiều chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ không hòa tan giúp thực phẩm di chuyển nhanh hơn qua ruột của bạn, làm giảm khả năng táo bón. Chất xơ hòa tan giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Những vi khuẩn này tạo ra các chất dinh dưỡng, giúp giảm viêm trong ruột, giúp bạn cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

6. Giúp bạn tiết kiệm thời gian

Khi chế biến rau chín, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Khi bạn muốn ăn rau sống, bạn chỉ cần ngâm rửa kỹ càng là đã có thể dùng. Bên cạnh đó, thay vì tốn nhiều thời gian hơn để làm món rau chín, bạn có thể làm công việc khác như dọn nhà, chăm con…

Chế độ ăn rau sống không chỉ làm bữa ăn của bạn thêm ngon miệng, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn bằng các loại dinh dưỡng khác nhau. Thói quen ăn rau sống có tốt không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng để mang lại hiệu quả cho cơ thể bạn.

Khi bạn ăn rau sống nếu không đúng cách sẽ mang nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe do vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán… Vì vậy, bạn cần biết cách giúp đảm bảo loại bỏ các yếu tố gây hại cho cơ thể bạn trước khi ăn.

Bí quyết giúp bạn ăn rau sống an toàn

Để nhận được hàm lượng dinh dưỡng cao rau sống mang lại mà không gây hại sức khỏe, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

1. Nhặt và rửa rau sống kỹ lưỡng

Việc ăn rau sống có tốt không phụ thuộc nhiều vào công đoạn này. Bạn nên nhặt sạch rau rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bạn nên rửa dưới vòi nước kỹ từng lá rau nhằm loại bỏ được các chất bẩn, trứng giun, sâu… gây hại cho sức khỏe của bạn. Việc ngâm nước muối hay dung dịch thuốc tím không giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây hại, vì thế bạn nên kết hợp cùng rửa rau kỹ lưỡng để đảm bảo rau sạch trước khi dùng.

2. Không ngâm rau trong nước muối quá lâu

Việc ngâm rau trong nước muối quá lâu không mang lại nhiều hiệu quả cho bạn, vì nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn và không loại bỏ hoàn toàn được hóa chất. Ngoài ra, nếu bạn ngâm rau trong nước muối quá lâu và nồng độ đậm đặc, bạn có thể làm nát rau và rau bị mất chất dinh dưỡng.

3. Nhúng rau sống qua nước sôi

Trước khi ăn rau sống, bạn nên nhúng rau vào nước sôi một lần. Đây là cách nhằm loại bỏ tương đối vi khuẩn, hóa chất… còn sót lại trên lá rau sống. Nước sôi với nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh có hại cho cơ thể bạn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

4. Để rau sống ráo nước trước khi ăn

Bạn nên vẩy rau sống ráo nước trước khi dùng bữa. Nhiều người thường để rau ướt rồi ăn, điều này sẽ dễ gây đau bụng, nhất là trẻ em hoặc người có bụng dạ yếu. Vì thế, bạn nên để rau thật ráo nước rồi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thói quen ăn rau sống có tốt không là nhờ vào cách bạn xử lý trước khi ăn. Vì vậy, bạn hãy luôn nhớ những lưu ý ăn rau sống an toàn để không gặp các vấn đề sức khỏe.

Rau sống là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là đối với người ăn chay và ăn kiêng. Việc ăn rau sống có tốt không do nhiều yếu tố tác động mà bạn có thể xử lý được. Bạn nên mua rau tại các cửa hàng rau sạch đã được kiểm nghiệm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng ăn 9 loại thực phẩm này khi bị bệnh (Phần 1)

(53)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

(64)
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Biết được những thực phẩm nào cho con ăn để mau hồi phục, thực ... [xem thêm]

6 dấu hiệu dưới cánh tay cảnh báo sức khỏe của bạn

(85)
Vùng da dưới cánh tay là khu vực khá nhạy cảm nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới cánh tay đôi khi có thể phản ánh những bất ... [xem thêm]

Những lợi ích và tác hại nếu uống giấm táo khi cho con bú

(10)
Giấm táo từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích khác nhau, nhất là khi nó được nhiều người tin dùng như một biện pháp giảm cân hữu hiệu. Vậy ... [xem thêm]

“Viêm tuyến tiền liệt” ở nữ: Bệnh khó nói nhưng dễ nhầm lẫn

(57)
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, bạn sẽ rất khó nhận biết vì nó có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với ... [xem thêm]

Ngứa bụng khi mang thai: nguyên nhân và 6 mẹo giúp bạn hết ngứa

(47)
Ngứa bụng khi mang thai là tình trạng bình thường vì da bụng sẽ phải căng ra theo sự phát triển của con yêu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá khó chịu thì phải làm ... [xem thêm]

Những nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp và cách điều trị

(46)
Nếu một sáng bạn thức dậy và đột nhiên thấy mắt đỏ ngầu thì đừng làm ngơ. Có rất nhiều nguyên nhân đau mắt đỏ như viêm màng kết, xuất huyết kết ... [xem thêm]

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

(34)
Những cơn đau răng thường xảy ra do mọc răng khôn, viêm nướu, sâu răng… Nếu không thể thu xếp đến nha sĩ ngay, bạn hãy áp dụng cách giảm đau răng bằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN