Tác dụng của ca cao

(4.28) - 67 đánh giá

Tên gốc: Ca cao

Tên gọi khác: Cù lắc, cocoyer, cacao

Tên khoa học: Theobroma cacao L.

Tên tiếng Anh: Cocoa

Tổng quan

Tìm hiểu chung

Cacao là một cây thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tại Việt Nam, cây ca cao được trồng ở Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ.

Cây mọc tự nhiên có thể cao tới 8-10m với lá to, nguyên, hình bầu dục nhọn. Trong trồng trọt, người ta điều chỉnh cho cây cao không quá 5-6m để dễ hái quả.

Hoa nhỏ, mọc trực tiếp trên cành to hoặc trên thân cây, ở kẽ những lá đã rụng. Hoa mẫu 5, gồm tràng màu trắng hay đỏ nhạt, 5 nhị bất thụ, 5 đôi nhị hữu thụ, bầu với 5 ngăn nối liền, vách bầu sẽ tiêu đi trong quá trình hình thành quả.

Quả dài 15-20cm, rộng 10-12cm. Vỏ ngoài dai, khi chín có màu vàng hay đỏ, trên có những đường sống xù xì chạy dọc theo quả. Mỗi quả chứa 20-40 hạt hình trứng, bao bọc bởi lớp cơm trắng hay vàng nhạt, vị chua.

Cơ chế hoạt động của ca cao là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại cây này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, có vài nghiên cứu cho thấy bột ca cao có chứa nhiều hoạt chất, bao gồm các chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid có tác dụng giảm cholesterol. Chocolate đen chứa nhiều flavonoid hơn các loại chocolate khác.

Tác dụng, công dụng

Ca cao có tác dụng gì?

Một trong những công dụng của ca cao là tạo ra chocolate. Từ lâu, bột ca cao đã được coi là một thực phẩm bổ dưỡng và có mùi vị thơm ngon. Bột ca cao có thể sử dụng trong y dược như một nguyên liệu giúp làm thơm thuốc và giúp một số vị thuốc dễ uống hơn.

Bơ ca cao là một chất béo đặc, màu trắng vàng, có mùi thơm và thường được dùng để chế thuốc đạn hoặc thuốc mỡ.

Một vài nghiên cứu cho thấy, bột ca cao có thể mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Bệnh tim: Một số nghiên cứu cho thấy ăn ca cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Sở dĩ bột ca cao có được tác dụng này có thể là do nó giúp hạ huyết áp và cải thiện chức năng của các mạch máu.
  • Giảm tắc nghẽn đường thở: Một tác dụng khác của ca cao là giúp long đờm và giảm tắc nghẽn phổi nên có thể dùng cho những bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản.
  • Huyết áp cao: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ăn 100g chocolate đen giàu flavonoid hoặc các sản phẩm có chứa thành phần ca cao trong 2 – 18 tuần có thể làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao.
  • Cholesterol cao: Sản phẩm có chứa ca cao giúp giảm cholesterol nhưng vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng nó không hiệu quả với những người có mức cholesterol cao.
  • Lão hóa da: Uống chiết xuất ca cao tinh chất hoặc kết hợp với các thành phần khác có thể cải thiện nếp nhăn da, độ đàn hồi và tình trạng thô ráp của làn da. Bơ ca cao được sử dụng để giảm nếp nhăn và ngăn ngừa vết rạn da trong thai kỳ.
  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Tiêu thụ một lượng vừa đủ ca cao hàng ngày có thể làm giảm mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và tăng khả năng hoạt động ở những người bị hội chứng mệt mỏi mạn tính.
  • Xơ gan: Ăn một bữa ăn lỏng cộng với chocolate đen có thể cải thiện sức khỏe gan ở những người bị xơ gan.
  • Chức năng tâm thần: Một vài nghiên cứu chứng minh rằng ca cao giúp cải thiện chức năng tâm thần. Song một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng bột ca cao không có tác dụng này.
  • Táo bón: Cho trẻ bị táo bón uống ca cao hàng ngày có thể giúp làm mềm phân.
  • Thuốc diệt côn trùng: Thoa dầu hạt ca cao lên da giúp ngăn ngừa tình trạng bị côn trùng chích đốt.

Thực tế, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra bằng chứng nhằm đánh giá tác dụng của ca cao.

Liều dùng

Cây ca cao được dùng dưới dạng nào?

Ca cao có thể được chế biến và sử dụng dưới dạng:

  • Chiết xuất
  • Bột
  • Sirô

Liều dùng thông thường của bột ca cao là bao nhiêu?

Liều dùng bột ca cao thông thường khuyến cáo cho bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch và cao huyến áp là khoảng 19 – 54g bột ca cao/ngày hoặc 46 – 100g chocolate đen/ngày.

Tác dụng phụ

Tác hại của ca cao khi uống sai cách

Ca cao chứa caffeine. Do đó, việc tiêu thụ lượng lớn bột ca cao có thể gây căng thẳng, đi tiểu nhiều, mất ngủ và tim đập nhanh.

Ngoài ra, loài cây này còn gây ra một số tác dụng phu khác, bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng da
  • Táo bón và đau nửa đầu
  • Buồn nôn, sôi bụng và xì hơi.
  • Một vài người dùng bơ ca cao bôi ngoài da có thể gặp phải tình trạng phát ban.

Bạn cần lưu ý về tác dụng phụ của ca cao đối với các đối tượng cụ thể sau:

  • Mang thai và cho con bú: Ca cao chứa caffeine nhưng vẫn có thể an toàn với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải.
    • Hãy theo dõi lượng tiêu thụ ca cao hàng ngày của bạn. Nếu tiêu thụ lượng lớn ca cao khi mang thai có thể khiến bạn sẩy thai, sinh non, thai nhi nhẹ cân. Một số chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ caffeine dưới 200mg mỗi ngày trong khi mang thai.
    • Nồng độ caffeine có trong sữa mẹ bằng khoảng 1/2 nồng độ caffeine có trong máu mẹ. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều chocolate (khoảng 450g/ngày), trẻ bú mẹ có thể trở nên cáu kỉnh và đi tiêu thường xuyên.
  • Lo âu: Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc tiêu thụ một lượng lớn ca cao có thể khiến chứng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ hơn.
  • Rối loạn chảy máu: Ca cao có thể làm chậm đông máu. Việc tiêu thụ lượng lớn ca cao có thể tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím ở những người bị rối loạn chảy máu.
  • Tim mạch: Caffeine trong ca cao có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc tim đập nhanh ở một số người. Do đó, những người có bệnh tim không nên dùng.
  • Bệnh đái tháo đường: Việc tiêu thụ ca cao có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở người bị bệnh đái tháo đường.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy là một tác hại phổ biến của việc tiêu thụ quá nhiều ca cao.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Ca cao dường như cản trở tính hiệu quả của van trong ống thực quản nên có thể làm cho các triệu chứng của bệnh thêm tồi tệ.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Caffeine trong ca cao làm tăng áp lực trong mắt. Những người bị bệnh tăng nhãn áp nên thận trọng khi sử dụng ca cao.
  • Huyết áp cao: Caffeine trong ca cao có thể làm tăng huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen tiêu thụ lượng caffeine lớn, ca cao có thể không gây ra hiện tượng trên.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Caffeine trong ca cao, đặc biệt khi uống với số lượng lớn, có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
  • Đau nửa đầu: Việc tiêu thụ ca cao có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở những người có cơ địa nhạy cảm với caffeine.
  • Loãng xương: Caffeine có trong ca cao có thể làm tăng lượng canxi thải ra qua nước tiểu. Do đó, những người bị loãng xương nên thận trọng với tác dụng phụ này của ca cao.
  • Phẫu thuật: Ca cao có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Hãy ngừng dùng loại thực phẩm này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Lưu ý, thận trọng

Trước khi dùng ca cao, bạn nên biết những gì?

Bạn nên chắc chắn rằng mình không bị dị ứng với ca cao trước khi sử dụng.

Bạn nên theo dõi huyết áp khi dùng ca cao. Tránh dùng ca cao cho những người bị bệnh tim, viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Tránh không để vật nuôi tiếp xúc với các sản phẩm chứa ca cao vì đây là chất độc đối với chó, mèo.

Những quy định cho cây ca cao ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của ca cao. Lợi ích của việc sử dụng ca cao nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng ca cao.

Mức độ an toàn của ca cao như thế nào?

Một số nghiên cứu cho thấy một lượng vừa phải ca cao có thể tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng ca cao cần thiết tùy vào tình trạng sức khỏe của mình.

Ca cao có thể tương tác với những gì?

Ca cao có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng ca cao.

Ca cao có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng monoamine oxidase và theophylline. Ngoài ra, một số loại thuốc từ thảo dược cũng có thể tương tác với ca cao. Các loại nước có đường, có gas như cà phê, coca cola, trà khi dùng chung với ca cao có thể làm bạn bị kích động.

Ca cao có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm catecholamin trong nước tiểu, axit vanillyl và thời gian máu đông.

Hãy ngưng dùng ca cao khi bạn đang sử dụng các loại thuốc sau đây để tránh các tác dụng phụ:

  • Adenosine: Caffeine trong ca cao có thể ngăn chặn tác động của adenosine. Đây là một loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng để làm xét nghiệm tim gắng sức. Ngưng dùng ca cao hoặc các sản phẩm có chứa caffeine khác ít nhất 24 giờ trước khi làm xét nghiệm này.
  • Clozapine: Caffeine trong ca cao có thể làm giảm nhanh quá trình phá vỡ clozapine của cơ thể. Dùng ca cao cùng với clozapine có thể làm tăng tác dụng phụ của loại tân được này.
  • Dipyridamole: Caffeine trong ca cao có thể ngăn chặn các tác động của dipyridamole. Đây là một loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng để làm xét nghiệm tim gắng sức. Bạn hãy ngưng dùng ca cao hoặc các sản phẩm có chứa caffeine khác ít nhất 24 giờ trước khi làm xét nghiệm này.
  • Ergotamine: Caffeine có trong ca cao có thể làm tăng lượng ergotamine mà cơ thể hấp thụ. Dùng ca cao cùng với ergotamine có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Estrogen: Cơ thể phá vỡ caffeine trong ca cao để loại bỏ nó. Estrogen có thể làm giảm nhanh quá trình này. Dùng caffeine cùng với estrogen có thể gây ra sự bồn chồn, nhức đầu, tim đập nhanh và các tác dụng phụ khác. Nếu bạn uống các loại thuốc có chứa estrogen, hãy giới hạn lượng caffeine mà bạn dùng. Một số loại thuốc estrogen bao gồm equine estrogens, ethinyl estradiol, estradiol và các loại khác.
  • Lithium: Cơ thể chúng ta có cơ chế tự nhiên để loại bỏ lithium. Caffeine trong ca cao có thể khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn dùng thuốc chứa lithium, hãy ngừng sử dụng các sản phẩm chứa caffeine.
  • Thuốc điều trị hen suyễn (thuốc chủ vận beta-adrenergic): Caffeine có thể kích thích tim. Một số loại thuốc cho bệnh suyễn cũng có thể kích thích tim. Dùng ca cao hay các sản phẩm có chứa caffeine với một số loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn có thể khiến bạn bị kích thích quá nhiều và gây ra các vấn đề về tim. Một số loại thuốc cho bệnh hen suyễn bao gồm albuterol, metaproterenol, terbutaline và isoproterenol.
  • Thuốc trị trầm cảm (MAOIs): Một số loại thuốc điều trị trầm cảm cũng có thể kích thích cơ thể. Dùng ca cao cùng với các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể khiến người bệnh bị các tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, huyết áp cao, căng thẳng… Một số loại thuốc dùng cho bệnh trầm cảm bao gồm phenelzine, tranylcypromine…
  • Thuốc trị bệnh đái tháo đường: Dùng ca cao có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thuốc đái tháo đường được sử dụng để hạ đường huyết. Do đó, dùng ca cao khi đang điều trị bệnh đái tháo đường sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số loại thuốc dùng cho bệnh đái tháo đường bao gồm glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone, rosiglitazone , chlorpropamide, glipizide, tolbutamide …
  • Phenylpropanolamine: Caffeine trong ca cao có thể kích thích cơ thể. Phenylpropanolamine cũng có thể kích thích cơ thể. Dùng ca cao hay các sản phẩm chứa caffeine cùng với phenylpropanolamine có thể gây ra quá nhiều kích thích và tim đập nhanh, huyết áp cao và gây căng thẳng.
  • Theophylline: Trong cơ thể, caffeine hoạt động tương tự như theophylline. Dùng ca cao cùng với theophylline có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Các loại thuốc kháng sinh (thuốc kháng sinh Quinolone): Dùng các loại kháng sinh này cùng với ca cao có thể làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ như bồn chồn, đau đầu, tim đập nhanh và nhiều tác dụng phụ khác. Một số thuốc kháng sinh làm giảm nhanh quá trình cơ thể phân hủy caffeine như ciprofloxacin, enoxacin, norfloxacin, sparfloxacin, trovafloxacin và grepafloxacin.
  • Thuốc tránh thai: Dùng ca cao cùng với thuốc ngừa thai có thể gây ra sự bồn chồn, đau đầu, tim đập nhanh và nhiều tác dụng phụ khác. Một số thuốc ngừa thai bao gồm ethinyl estradiol và levonorgestrel, ethinyl estradiol và norethindrone.
  • Thuốc điều trị các bệnh dạ dày Cimetidine: Dùng cimetidin cùng với ca cao có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của caffeine bao gồm cả bồn chồn, đau đầu, nhịp tim nhanh…
  • Thuốc cai rượu Disulfiram: Dùng ca cao hay các sản phẩm có chứa caffeine cùng với loại thuốc này có thể khiến người bệnh bị các tác dụng phụ như: hốt hoảng, hiếu động thái quá, khó chịu…
  • Thuốc điều trị nhiễm nấm và nấm men Fluconazole: Loại thuốc này có thể khiến caffeine ở lại trong cơ thể quá lâu. Dùng ca cao hay các sản phẩm có chứa caffeine cùng với fluconazole có thể khiến người bệnh gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ như căng thẳng, lo âu và mất ngủ.
  • Thuốc điều trị tình trạng nhịp tim không đều Mexiletin: Uống mexiletin cùng với ca cao hay các sản phẩm có chứa caffeine có thể làm tăng tác dụng của caffein và tác dụng phụ của ca cao như đi tiểu nhiều, căng thẳng, mất ngủ.
  • Thuốc điều trị các bệnh tim mạch Verapamil: Dùng ca cao hay các sản phẩm chứa caffeine cùng với các loại thuốc có chứa verapamil có thể làm tăng nguy cơ chịu các tác dụng phụ như bồn chồn, đau đầu và tim đập nhanh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Corydalis là thảo dược gì?

(40)
Tìm hiểu chungCorydalis dùng để làm gì?Củ và rễ corydalis được dùng để làm thuốc.Corydalis được sử dụng để điều trị:Trầm cảm nhẹRối loạn tâm thần ... [xem thêm]

Cây tần bì là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: cây tần bìTên khoa học: fraxinus ornusTìm hiểu chungCây tần bì dùng để làm gì?Tần bì là một loạn thảo dược, nhựa cây tần bì được sử ... [xem thêm]

Agar

(95)
Tìm hiểu chungAgar dùng để làm gì?Agar là một loại rong biển được dùng để làm thuốc. Rong biển đỏ của Nhật là nguồn agar thường gặp nhất. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Cốt khí củ là thảo dược gì?

(70)
Tên thông thường: cốt khí củTên khoa học: fallopia japonicaTìm hiểu chungCốt khí củ dùng để làm gì?Cốt khí củ là tên Trung Quốc được đặt cho một thảo ... [xem thêm]

Việt quất quả đen là thảo dược gì?

(72)
Tên thông thường: việt quất quả đenTên khoa học: BilberryTác dụngTác dụng của việt quất quả đen là gì?Việt quất có chứa tannin và hóa chất có thể giúp ... [xem thêm]

Mướp đắng

(40)
Tên thông thường: mướp đắng, khổ quaTên khoa học: momordica charantiaTác dụngTác dụng của mướp đắng là gì?Mướp đắng (hay khổ qua) là một loài thực vật ... [xem thêm]

Thảo dược Clivers

(27)
Tên thông thường: Amor del Hortelano, Amour du Hortelano, Barweed, Bedstraw, Caille-Lait, Catchweed, Cleavers, Cleaverwort, Coachweed, Eriffe, Everlasting Friendship, Gaille, Gaillet Accrochant, ... [xem thêm]

Acai là thảo dược gì?

(40)
Tên thông thường: Açaï, Acai Berry, Açaï d’Amazonie, Acai Extract, Acai Fruit, Acai Palm, Amazon Acai, Amazon Acai Berry, Assai, Assai Palm, Baie d’Açaï, Baie de Palmier Pinot, Cabbage ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN