Suy giảm testosterone: 11 dấu hiệu dễ nhận biết

(3.57) - 32 đánh giá

Suy giảm testosterone là yếu tố có liên quan trực tiếp đến tình trạng mãn dục nam giới. Việc sớm nhận biết chính xác những dấu hiệu suy giảm testosterone sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra cách cải thiện sức khỏe sinh dục cho bản thân.

Testosterone là một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người đàn ông. Nó được tinh hoàn sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ đến sức khỏe và đời sống tình dục ở nam giới. Testosterone kích thích cơ chế sản xuất tinh trùng và khả năng quan hệ tình dục ở đàn ông. Nó cũng góp phần trong quá trình xây dựng khối cơ và xương.

Quá trình sản xuất hormone testosterone sẽ suy giảm tự nhiên theo tuổi tác. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác không tuân theo quy luật tự nhiên. Khi tình trạng suy giảm testosterone diễn ra mạnh mẽ hơn mức bình thường sẽ gây ra 11 dấu hiệu đặc trưng, bao gồm:

1. Giảm ham muốn tình dục

Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng tình dục ở nam giới. Vì thế, khi nồng độ testosterone suy giảm, ham muốn tình dục của đàn ông cũng giảm theo. Điều này thường phổ biến ở đàn ông từ 45 tuổi trở lên.

2. Dương vật khó cương cứng (Rối loạn cương dương)

Bên cạnh vai trò kích thích ham muốn tình dục ở đàn ông, testosterone cũng hỗ trợ tích cực trong việc giúp nam giới đạt được và duy trì sự cương cứng dương vật khi cần thiết. Bản thân hormone T không gây ra phản ứng cương cứng ở dương vật nhưng nó kích thích não tiết ra oxit nitric.

Oxit nitric là phân tử giúp kích hoạt một loạt các phản ứng cần thiết để dương vật cương cứng. Khi bị suy giảm testosterone, nam giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cương cứng trước khi quan hệ tình dục hoặc cương cứng tự phát (trong lúc ngủ).

Tuy nhiên, tình trạng rối loạn cương dương không chỉ phụ thuộc vào sự suy giảm testosterone. Nó còn có thể là hậu quả của những bệnh lý khác, bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Bệnh tuyến giáp
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Nghiện thuốc lá
  • Nghiện rượu, bia
  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm

3. Lượng tinh dịch thấp

Testosterone có vai trò tích cực trong quá trình sản xuất tinh dịch. Đó là một chất lỏng màu trắng sữa hỗ trợ cho sự di chuyển, vận động của tinh trùng. Đàn ông bị suy giảm testosterone thường có lượng tinh dịch thấp hơn theo thời gian trong quá trình xuất tinh.

4. Rụng tóc

Testosterone cũng có vai trò trong một số chức năng khác của cơ thể, bao gồm cả việc đảm bảo mái tóc khỏe mạnh ở nam giới. Testosterone thấp khiến đàn ông bị rụng nhiều lông và tóc. Đó cũng là lý do vì sao hầu hết những người đàn ông bước vào độ tuổi mãn dục đều bị hói đầu ở nhiều mức độ.

5. Mệt mỏi

Nam giới bị suy giảm testosterone thường bị mệt mỏi và thiếu năng lượng. Vì thế, nếu thấy bản thân mình lúc nào cũng mệt mỏi dù ăn uống và nghỉ ngơi đều đặn, bạn hãy nghĩ đến khả năng mình đang bị thiếu hụt testosterone.

6. Mất khối lượng cơ bắp

Cơ bắp của người suy giảm testosterone sẽ trở nên chùng nhão hơn bình thường. Bên cạnh tình trạng mất cơ, đàn ông có nồng độ testosterone thấp còn có xu hướng “phát phì” do gia tăng khối lượng mỡ trong cơ thể.

7. Xương yếu

Giống với tình trạng loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, đàn ông bước vào độ tuổi mãn dục hoặc suy giảm testosterone tự nhiên cũng sẽ gặp phải các vấn đề về xương. Khi đó, họ có khối lượng xương yếu và dễ gãy hơn.

8. Thay đổi tâm trạng

Bên cạnh việc tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất, hormone testosterone cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của nam giới. Hàm lượng testosterone thấp khiến đàn ông thường xuyên thay đổi tâm trạng. Thậm chí, họ còn có nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm, dễ cáu giận và khó tập trung vào một việc gì đó.

9. Giảm khả năng ghi nhớ

Mức độ hormone testosterone trong cơ thể tỷ lệ thuận với khả năng ghi nhớ của bộ não. Vì thế, các bác sĩ cho rằng mức testosterone thấp khiến khả năng ghi nhớ của bạn bị giảm sút.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, việc bổ sung testosterone có tác dụng cải thiện trí nhớ của đàn ông ở mức độ thấp.

10. Tinh hoàn nhỏ lại

Nồng độ testosterone thấp trong cơ thể góp phần làm cho kích thước tinh hoàn nhỏ lại hoặc không cân xứng ở 2 bên. Kích thước dương vật cũng có thể bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là vì cơ thể đòi hỏi hàm lượng testosterone đủ để phát triển dương vật và tinh hoàn.

Tinh hoàn nhỏ là một trong những dấu hiệu của chứng suy giảm testosterone nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Tinh hoàn nhỏ còn do nhiều yếu tố khác như chấn thương, quan hệ tình dục sai tư thế…

11. Thiếu máu

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng sự suy giảm testosterone có liên quan đến tình trạng thiếu máu. Những triệu chứng thiếu máu có thể bao gồm chóng mặt, chuột rút, khó ngủ, tim đập nhanh bất thường…

Không giống với sự suy giảm hormone nội tiết tố estrogen ở nữ, tình trạng suy giảm testosterone ở nam giới diễn ra dần dần theo thời gian. Đàn ông càng lớn tuổi, những dấu hiệu suy giảm testosterone càng biểu hiện rõ ràng hơn.

Song những dấu hiệu trên cũng có thể cảnh báo một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, để biết chính xác có phải bạn bị suy giảm hormone này hay không, bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm và căn cứ vào những triệu chứng trên cơ thể bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác.

Trường hợp bạn bị suy giảm testosterone, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị để bạn cân nhắc. Phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc bổ sung testosterone. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng đại trà trên tất cả các bệnh nhân.

Nguyên nhân là vì có người phù hợp, đáp ứng thuốc tốt cho ra kết quả cải thiện rõ rệt nhưng cũng có người sử dụng thuốc bị phản tác dụng. Khi đó, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề về tim mạch hoặc tuyến tiền liệt. Thuốc bổ sung testosterone cũng có thể khiến bệnh ung thư tuyến tiền liệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kinh ngạc với những công dụng “thần kì” của dầu dừa

(68)
Dầu dừa là một trong những số ít thực phẩm được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Loại thực phẩm này được nhiều người biết đến và sử dụng rộng ... [xem thêm]

8 lợi ích nếu bạn dùng mật ong trước khi ngủ

(28)
Mật ong không chỉ là một nguyên liệu tạo hương vị ngọt ngào cho các món ăn mà còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu dùng mật ong trước khi ... [xem thêm]

Xét nghiệm số lượng virus HIV

(14)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm số lượng virus HIVBộ phận cơ thể/mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm số lượng virus HIV là gì?Xét nghiệm số lượng virus ... [xem thêm]

Bạch cầu tăng là bệnh gì? Câu trả lời giúp bạn bớt lo lắng

(86)
Bạch cầu tăng là bệnh gì? Bạch cầu tăng có sao không? Mời bạn cùng tìm hiểu!Bạch cầu tăng, hay còn gọi là chứng tăng bạch cầu, là hiện tượng số ... [xem thêm]

Bật mí cách bảo quản sữa mẹ đúng để đảm bảo nguồn sữa cho con

(58)
Sau thời gian nghỉ thai sản, bạn phải trở lại đi làm, mỗi ngày phải rời xa bé yêu từ 8 đến 10 giờ. Nếu muốn con vẫn được hưởng nguồn dinh dưỡng quý ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của sốc phản vệ do dị ứng lên cơ thể

(74)
Bạn có thể có phản ứng với một số loại thức ăn hoặc có dị ứng nhẹ với một chất gì đó bạn tiếp xúc, nhưng điều đó không nghiêm trọng so với ... [xem thêm]

Giúp bạn bỏ túi 8 cách thu nhỏ lỗ chân lông

(67)
Tùy thuộc vào tính chất da, lỗ chân lông của một người có thể “nở” ra đáng kể. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, vì ngày nay ... [xem thêm]

Mách mẹ cách làm mứt chôm chôm cho bé thích mê

(35)
Nếu bạn đã làm các món mứt như mứt dừa, mứt bí, mứt vỏ bưởi… thì với cách làm mứt chôm chôm bạn sẽ thấy vô cùng đơn giản. Hiện, chôm chôm đang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN