Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không?

(3.91) - 96 đánh giá

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không? Đây là một trong số những thắc mắc lớn khi bạn chọn thức uống thai kỳ. Dùng sữa đậu nành đúng cách mới giúp bạn có được nhiều lợi ích.

Để con yêu chào đời một cách khỏe mạnh, bạn phải hình thành những thói quen có lợi cho sức khỏe bắt đầu từ việc ăn uống. Đối với vấn đề dinh dưỡng dành cho mẹ bầu, việc chọn ra một loại sữa giúp con yêu phát triển khỏe mạnh là điều không hề dễ dàng. Trong các loại sữa tốt nhất dành cho bà bầu, sữa đậu nành có cả hai mặt lợi, hại nên mẹ bầu đã, đang và có ý định sử dụng loại sữa này cần cân nhắc kỹ nhé!

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu?

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không? Câu trả lời được số đông chuyên gia khẳng định là CÓ. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về việc uống sữa đậu nành trong khi mang thai, tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của uống sữa đậu nành:

  • Sữa đậu nành rất giàu axit folic nên có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết khi mang thai. Bổ sung axit folic đều đặn giúp hỗ trợ phát triển tế bào thần kinh và sự phát triển tối ưu của thai nhi;
  • Vitamin B1, A và E là một vài trong những vi chất mẹ bầu rất cần trong giai đoạn này. Vitamin E cung cấp đủ năng lượng để bạn luôn có sức khỏe tốt. Sữa đậu nành giàu vitamin nên có thể đáp ứng được nhu cầu về vitamin cho cơ thể mẹ bầu khi mang thai;
  • Sữa đậu nành rất giàu đạm, giúp các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả. Đạm còn đảm bảo cho cấu trúc cơ thể thai nhi phát triển ổn định;
  • Sữa đậu nành giàu chất béo thực vật rất tốt cho cả mẹ và bé;
  • Sữa đậu nành còn chứa carbohydrate giúp tăng cường năng lượng trong khi mang thai.

Bà bầu uống sữa đậu nành với lượng bao nhiêu thì an toàn?

Trong sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu dồi dào. Nếu cơ thể mẹ bầu không bị dị ứng và uống sữa điều độ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ không gây hại gì mà còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể và giúp thai nhi phát triển bình thường. Mẹ bầu có thể uống tối đa 4 ly sữa đậu nành mỗi ngày.

Đậu nành tốt cho thai phụ là điều không thể chối, cãi miễn là mẹ bầu tiêu thụ điều độ. Vì hệ miễn dịch của thai phụ trong giai đoạn này thường yếu hơn nên nếu thích hương vị của đậu nành thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên uống sữa từ đậu nành hay không để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Uống sữa phản khoa học có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm cho cả mẹ và con.

Tác dụng phụ của sữa đậu nành nếu dùng không đúng cách khi mang thai

Vậy là bạn đã rõ bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không, cũng như lượng dùng phù hợp. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, những tác dụng phụ của sữa đậu nành cũng có thể gây rắc rối cho sức khỏe mẹ bầu. Đậu nành chứa isoflavone thực hiện chức năng giống estrogen và có thể hạn chế tác dụng của estrogen. Thí nghiệm trên động vật cho thấy tiêu thụ lượng lớn sữa từ đậu nành có thể hình thành các khối u hoặc gây ra dị dạng ở thai nhi.

Một số thai phụ cho thấy biểu hiện dị ứng như phát ban, viêm, khó thở, nôn mửa và chóng mặt do thường xuyên uống sữa đậu nành quá liều lượng. Sữa đậu nành còn có thể gây ra triệu chứng sốc phản vệ (một tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong).

Isoflavone trong đậu nành là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Tuy chưa có một báo cáo chính thức phản đối việc uống sữa đậu nành khi mang thai, nhưng tốt hơn hết, mẹ bầu nên tránh uống quá nhiều để giảm thiểu nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho con yêu nhé.

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh. Để con yêu được phát triển toàn diện và lớn lên khỏe mạnh, mẹ cần tuân thủ những quy tắc ăn uống nghiêm ngặt, đặc biệt là uống sữa đậu nành sao cho hợp lý nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn sữa đậu nành có tốt cho bà bầu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau xương chậu khi quan hệ: Thử ngay 4 bí quyết sau để đánh bay cơn đau

(65)
Hầu hết những người có vấn đề với khớp xương chậu đều gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Làm sao để đối phó tình trạng đau xương chậu khi quan ... [xem thêm]

15 loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người

(28)
Các loại thảo dược như gừng, tỏi, ngò tây, hương thảo… có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy có vị lạ trong miệng

(22)
Nếu dạo gần đây bạn hay thấy có vị lạ trong miệng (có thể là vị đắng, chua, mặn, ngọt hoặc vị của kim loại) thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể ... [xem thêm]

10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

(55)
Còn gì tuyệt vời bằng được ăn uống ngoài trời và cùng gia đình hoặc bạn bè tham gia các hoạt động giải trí vào mùa hè năng động! Thế nhưng, bạn cần ... [xem thêm]

Quan hệ tình dục: Liệu bạn đã sẵn sàng?

(15)
Tình dục là một món quà tuyệt vời mà tự nhiên trao tặng cho con người. Quan hệ tình dục, dù là hình thức nào, cũng có thể có tác dụng như một cách bày ... [xem thêm]

Tác dụng của cà tím trong ngăn ngừa và trị bệnh mãn tính

(17)
Cà tím được trồng nhiều ở Việt Nam, chiếm tỷ trọng 0,4% thị trường rau quả và đạt kim ngạch xuất khẩu ở mức 6.447.000 đô la (*). Ngoài giá trị kinh ... [xem thêm]

7 ngày ăn kiêng giảm cân với món súp rau củ thơm ngon

(74)
Bạn đã ngán ngẩm với chế độ ăn kiêng với salad và trái cây? Ăn kiêng giảm cân với súp rau củ có thể là một lựa chọn lý tưởng để thay đổi khẩu vị ... [xem thêm]

4 nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi có kinh

(41)
Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi thường xuyên bị đau đầu trong thời gian hành kinh mà không hiểu lý do vì sao. Vậy những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN