Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi và chế độ ăn của mẹ bầu

(4.19) - 16 đánh giá

Thai nhi 7 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh. Do đó, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi đáng kể khi kích thước vòng bụng tăng lên nhanh chóng cùng với cảm giác háo hức chờ ngày lâm bồn.

Tháng 7 tháng tuổi đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai 7 tháng là bao nhiêu tuần, câu trả lời thực ra rất đơn giản, thai 7 tháng bắt đầu từ tuần thứ 25 đến tuần 28 của thai kỳ. Lúc này, em bé của bạn sẽ phát triển rất nhanh.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu sự phát triển của em thai 7 tháng tuổi cùng với để giúp bạn có thể tạn hưởng thai kỳ một cách an toàn và thoải mái.

Bà bầu thai 7 tháng sẽ gặp phải tình trạng gì?

Giai đoạn thai 7 tháng, bụng của bạn bắt đầu to hơn, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy bất tiện và dẫn đến một số tình trạng sau:

  • Đau thắt lưng
  • Khó khăn khi đi lại
  • Luôn cảm thấy nóng
  • Tâm trạng của bạn rất dễ thay đổi và hay cảm thấy lo lắng
  • Trong giai đoạn này, các cơ tử cung bắt đầu giãn ra và thai nhi chèn ép nhiều hơn lên các bộ phận trong cơ thể, vì vậy bà bầu 7 tháng đau bụng lâm râm râm ở vùng bụng dưới là điều khá phổ biến
  • Thai nhi càng phát triển thì trọng tâm của cơ thể bạn càng dịch chuyển xuống phía dưới, áp lực gây ra lên bàng quang có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn
  • Một số mẹ bầu còn có thể bị thiếu máu, trĩ, đau bụng, ợ nóng thường xuyên và các cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks diễn ra khi mang thai 7 tháng

Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 7

Khi thai nhi được 7 tháng tuổi, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi đáng kể để chuẩn bị cho quá trình lâm bồn.

  • Ngực: Ngực của bạn sẽ trở nên mềm mại hơn, nặng hơn, các mạch máu xuất hiện dày đặc hơn và núm vú trở nên sẫm màu hơn. Ở giai đoạn này, bầu ngực của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa nên đôi khi bạn có thể bị rỉ sữa. Bạn nên mặc áo ngực thoải mái, vừa vặn để được bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất.
  • Dáng đi: Sự phát triển không ngừng của vòng bụng khiến dáng đi của bạn thay đổi ít nhiều và đôi chân sẽ trở thành phần chịu lực chính. Mang thai tháng thứ 7 khiến bạn bắt đầu bước đi như một bà bầu thực thụ rồi đấy.
  • Sưng (phù): Việc tăng cung cấp máu có thể gây nên phù và sưng ở tay.
  • Mệt mỏi: Chiếc bụng bầu quá khổ có thể sẽ làm bạn bất tiện trong một vài hoạt động nhất định, khiến bạn rất dễ mệt mỏi.
  • Giãn tĩnh mạch: Việc tăng cung cấp máu cho cơ thể sẽ làm bạn gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Khi chạm mốc thai 7 tháng, em bé trong bụng sẽ có những sự phát triển như sau:

1. Những thay đổi của bé ở tháng thứ 7

  • Não và hệ thần kinh: Phát triển nhanh hơn, đã bắt đầu nhạy cảm với tiếng động, mùi vị và âm nhạc
  • Phổi: Bắt đầu hoạt động
  • Ngủ và thức dậy: Thời gian bé ngủ và thức nên rõ ràng hơn
  • Mắt: Mắt đã có phản ứng lại với ánh sáng và bóng tối
  • Lông tơ: Bắt đầu biến mất
  • Da: Đỏ và nhăn nheo, có thể bé đã bắt đầu tích tụ mỡ
  • Lưỡi: Các gai vị giác phát triển hơn giúp bé có thể phân biệt được các vị khác nhau
  • Hệ tiêu hóa: Bắt đầu hoạt động
  • Xương: Trở nên cứng cáp hơn
  • Hộp sọ: Vẫn còn mềm

2. Bầu 7 tháng em bé nặng bao nhiêu, dài bao nhiêu

Theo các chuyên gia, khi bà bầu 7 tháng em bé của bạn đã nặng vào khoảng 900 – 1.350g và dài 38cm.

3. Những chuyển động của thai nhi 7 tháng tuổi mẹ cần biết

Bạn có thể sẽ được trải nghiệm thường xuyên những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi. Đến giai đoạn này, bạn cũng có thể kết nối và trò chuyện với bé thông qua âm thanh và những cái chạm nhẹ.

4. Vị trí của bé tại thời điểm này

Bé sẽ nằm thẳng và hướng đầu về phía tử cung của mẹ để chuẩn bị cho sự chào đời của chính mình. Vị trí này được xem là vị trí an toàn nhất của bé để mẹ bầu có một ca vượt cạn bình thường.

Bà bầu tháng thứ 7 nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng khi mang thai 7 tháng gồm:

  • Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Trứng, hải sản và quả óc chó rất có lợi cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cải bó xôi, trứng, thịt bò và các loại rau xanh
  • Thực phẩm giàu magie: Hạnh nhân, cám yến mạch, đậu đen, lúa mạch, atisô, hạt bí ngô
  • Thực phẩm giàu canxi: Trứng, phô mai, sữa chua…
  • Thực phẩm giàu axit folic: Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, nhãn hoặc rau và trái cây có lá sẫm màu như dâu tây và cam.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, trái cây. các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt

Ngoài ra, bà bầu thai 7 tháng nên uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa cũng như cả cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh, một số chú ý về vấn đề dinh dưỡng khi mang thai 7 tháng bao gồm:

  • Tránh ăn những bữa ăn quá thịnh soạn và các món nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế không ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, nước xốt, tương cà, khoai tây chiên và dưa chua. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạnh tích nước và sưng
  • Tránh các thức ăn cay, có tính axit và có nhiều chất béo vì chúng có thể gây nên khó tiêu và ợ nóng.

Những điều nên và không nên làm ở tháng thứ 7 của thai kỳ

Vì đã bước sang quý thứ ba của quá trình mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận với chế độ ăn cũng như lối sống của mình.

Nên làm:

• Bạn nên cân nhắc về việc đi bộ thường xuyên, có thể nghỉ ngơi giữa những quãng đường đi. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh đứng và ngồi một tư thế quá lâu. Hãy giữ cho cơ thể bạn hoạt động và linh hoạt.

• Tiếp tục tập thể dục đều đặn với sự theo dõi của bác sĩ. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, bơi hoặc bất kì hình thức luyện tập nào khác mà bạn thích. Việc có một lối sống năng động sẽ giúp bạn dễ sinh hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi sinh. Những bài tập giãn cơ cơ bản cũng rất hiệu quả đấy.

• Hãy tìm cho mình một sở thích như đọc sách, vẽ tranh, hát hoặc làm vườn. Những sở thích này sẽ giúp bạn bình tĩnh, thư giãn và tránh xa khỏi những suy nghĩ cũng như lo lắng không cần thiết.

• Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tư thế nằm ngửa có thể sẽ khá khó khăn vì bụng bạn bắt đầu to dần, do vậy hãy thử nằm nghiêng sang một bên. Đặt một miếng đệm nhỏ dưới bụng hoặc giữa hai chân sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.

• Mặc quần áo bằng cotton vì chúng khá thoáng khí, giúp bạn thoải mái hơn khi nhiệt độ cơ thể tăng. Bạn có thể sử dụng thêm các dung dịch khử mùi được làm từ thành phần tự nhiên.

Mẹ bầu hãy nhớ đi xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ hemoglobin, đặc biệt nếu bạn có nhóm máu Rh-.

Không nên làm:

• Nếu bạn có thói quen hút thuốc và uống rượu, hãy dừng hoàn toàn việc này lại. Ngoài ra, bạn cũng hãy tránh xa những người hút thuốc vì việc hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây nguy hiểm đến bạn và em bé trong bụng.

• Ở giai đoạn này, bạn rất khó để cúi xuống vì bụng đã khá to. Đừng cố gắng làm điều đó và hãy luôn duy trì tư thế đúng.

• Không bưng bê vật nặng vì nó có thể gây áp lực lên bụng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

• Tránh tiếp xúc với tiếng nhạc hoặc những tiếng ồn quá lớn. Thính giác của bé bây giờ đã hoàn chỉnh và bất kì tiếng động lớn nào cũng có thể khiến bé giật mình.

Bạn cần làm gì khi đi khám thai định kì?

Bắt đầu khi bước sang giai đoạn thai nhi 7 tháng tuổi, bạn nên đi khám thai định kỳ 2 lần mỗi tháng. Mẹ bầu phải tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể phải thực hiện các kiểm tra sau.

  • Khám lâm sàng: Trước hết, bạn sẽ được đo cân nặng và huyết áp. Thêm vào đó, ngực, bụng và âm đạo của bạn cũng có thể sẽ được kiểm tra.
  • Siêu âm: Bác sĩ tiến hành siêu âm nhằm phân tích và đánh giá sự phát triển của thai nhi.
  • Nhịp tim: Siêu âm Doppler sẽ được bác sĩ sử dụng để kiểm tra nhịp tim của em bé.
  • Tiêm Rhogam: Nếu bạn thuộc nhóm máu hiếm Rh-, bạn sẽ phải tiêm globulin miễn dịch Rh trong tháng thứ 7 này của thai kỳ. Nó sẽ giúp xây dựng kháng thể để chống lại yếu tố Rh.

Siêu âm khi mang thai 7 tháng

Thời gian tối ưu để tiến hành siêu âm là từ tuần 24 – 26, khi các bộ phận của thai nhi đã bắt đầu hình thành rõ nét và có thể nhìn thấy được. Siêu âm giúp chúng ta theo dõi được sự phát triển của em bé, kiểm tra mức độ nước ối, xác định vị trí của thai nhi và đánh giá tình trạng của nhau thai.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải những tình trạng dưới đây hoặc những triệu chứng bất thường khác khiến bạn khó chịu và đau đớn thì hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay.

  • Áp lực quá lớn hoặc đau nhiều vùng thắt lưng
  • Dịch tiết âm đạo có màu nâu đỏ
  • Nướu bị chảy máu
  • Có thể tiết nhiều chất nhầy và nước bọt
  • Nhức đầu, mệt mỏi và chóng mặt
  • Bị táo bón hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa
  • Hay quên
  • Bị ợ nóng liên tục và trĩ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống cà phê giảm cân có hiệu quả không?

(32)
Nhiều người giờ đây không chỉ nhâm nhi tách cà phê để tỉnh táo mà còn vì tin rằng đây là một loại nước uống giảm cân. Thế nhưng liệu cà phê giảm ... [xem thêm]

11 cách trị sưng môi đơn giản ngay tại nhà

(86)
Cách trị sưng môi bằng đá lạnh, nước ấm, tinh bột nghệ, lô hội, mật ong… không những giúp bạn tiết kiệm mà còn an toàn cho sức khỏe. Bạn có biết cách ... [xem thêm]

Bạn đã biết các mẹo trị nấc cụt hiệu quả?

(35)
Hầu hết mọi người khi bị nấc cụt sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt có thể kéo dài, gây khó chịu cho người mắc ... [xem thêm]

Dạy trẻ cách xử lý trong những ngày đèn đỏ khi ở trường

(30)
Đối với các cô bé, khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến trẻ bối rối. Là cha mẹ, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách ... [xem thêm]

Bạn đã biết sẩy thai sau bao lâu thì được quan hệ?

(26)
Thời gian để bạn có thể quan hệ sau sẩy thai sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, từ sự hồi phục của cơ thể cho đến sự sẵn sàng của tinh thần. Nếu ... [xem thêm]

Mách nhỏ bạn cách trị rụng tóc cực kỳ hiệu quả chỉ với tỏi!

(17)
Hiện nay, bệnh hói đầu ngày càng phổ biến, trở thành “nỗi ám ảnh” khiến nhiều người mất tự tin. Nhiều người đã thử cách trị rụng tóc bằng tỏi ... [xem thêm]

Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra

(36)
Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng ... [xem thêm]

Những kiểu bú sữa đặc trưng của bé

(69)
Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN