Sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

(3.86) - 66 đánh giá

Sự hình thành cục máu đông là tình trạng rối loạn nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Huyết khối có nguy cơ hình thành cao hơn ở những bệnh nhân ung thư và bệnh nhân đang điều trị ung thư.

Quá trình hình thành cục máu đông rất phức tạp. Các mạch máu bị vỡ sẽ được các tế bào máu đặc biệt gọi là tiểu cầu và sự tham gia của các protein khác trong máu gọi là yếu tố đông máu gắn kết lại với nhau giúp hàn gắn các mạch máu vỡ từ đó kiểm soát việc chảy máu. Luôn có sự cân bằng giữa các yếu tố chống đông và các yếu tố tăng đông. Rối loạn đông máu xảy ra khi một số yếu tố chống đông bị thiếu hụt hoặc bị tổn thương dẫn đến hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn dòng máu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Cục máu đông hình thành và di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể, bao gồm:

  • Tĩnh mạch, gây nên tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis, DVT)
  • Phổi, gây nên thuyên tắc phổi (pulmonary embolus, PE)
  • Động mạch (ít phổ biến hơn nhưng rất nghiêm trọng nếu xảy ra)

Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của sự hình thành cục máu đông

Một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư là giảm nhẹ các triệu chứng làm bệnh nhân khó chịu hoặc tác dụng ngoại ý không mong muốn. Quá trình này được gọi là điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ, hoặc chăm sóc hỗ trợ. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những triệu chứng mới xuất hiện và sự thay đổi các triệu chứng đã có.

Những bệnh nhân có vấn đề về đông máu có thể xuất hiện những triệu chứng:

  • Sưng một bên cánh tay hoặc chân
  • Đau ở cánh tay hoặc chân nơi có huyết khối
  • Khó thở hoặc đau ngực khi thở
  • Đánh trống ngực
  • Nồng độ oxy trong máu thấp

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng kể trên cần lập tức báo với bác sĩ điều trị. Cần chú ý rằng ngay cả những bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp cũng có thể hình thành và phát triển huyết khối. Đôi khi bệnh nhân không biết mình có huyết khối cho đến khi được làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Hình ảnh cục máu đông trong tĩnh mạch

Nguyên nhân hình thành cục máu đông

Những bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao bị huyết khối và rối loạn đông máu. Nguyên nhân của những điều này có thể là do chính bệnh ung thư hoặc do quá trình điều trị, chẳng hạn như hóa trị, phẫu thuật, thuốc chứa steroid và sử dụng ống thông (catheter) trong thời gian dài. Ngoài ra, không hoạt động trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi lâu trên ghế hoặc giường cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối

Chẩn đoán sự hình thành cục máu đông

Bác sĩ điều trị có thể sử dụng một hoặc nhiều thăm dò hình ảnh để chẩn đoán cục máu đông:

  • Siêu âm Doppler: Sử dụng sóng âm để quan sát dòng máu trong tĩnh mạch ở tay hoặc chân và phát hiện giảm lưu lượng ở vùng xa của vị trí có huyết khối.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Máy CT tạo ra những hình ảnh ba chiều của cơ thể bằng cách sử dụng tia X chiếu từ nhiều góc khác nhau. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang (loại thuốc nhuộm đặc biệt) trước khi chụp để cung cấp hình ảnh chi tiết hơn. Các bác sĩ thường cho chụp CT với cản quang để chẩn đoán huyết khối mạch phổi
  • Đánh giá thông khí-tưới máu phổi: Nhằm chẩn đoán huyết khối mạch phổi, kỹ thuật này được chia làm hai phần: Đánh giá quá trình thông khí trong phổi và chụp tưới máu trong phổi.
  • Chụp mạch: Kỹ thuật này giúp phát hiện huyết khối trong động mạch. Trong quá trình thực hiện, thuốc cản quang được tiêm vào động mạch. Sau đó, động mạch được chụp lại bằng một thiết bị dùng tia X đặc biệt (fluoroscope).

Điều trị sự hình thành cục máu đông

Đông máu là rối loạn nghiêm trọng, cần nhanh chóng điều trị. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng chất chống đông bằng cách tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch. Đến khi máu được xem là đủ loãng và không còn nguy cơ bị đông máu nữa thì bệnh nhân có thể bắt đầu sử dụng thuốc chống đông đường uống. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống ngay từ đầu.

Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông cần được theo dõi thường xuyên để không đối mặt với nguy cơ xuất huyết. Một số bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống đông vì máu họ có mức tiểu cầu thấp hoặc có nguy cơ bị chảy máu cao. Đối với những bệnh nhân này, một màng lọc (filter) đặc biệt có thể được đặt trong cơ thể bệnh nhân để ngăn không cho huyết khối di chuyển đến phổi gây nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/clotting-problems

Biên dịch - Hiệu đính

Vương Thành Huấn - Ths.BS. Nguyễn Tiến Đồng - BS. Đặng Tài Vóc
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì khi mức cholesterol cao

(80)
TỔNG QUAN Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất béo quan trọng, được dùng vào việc bảo vệ các dây thần kinh, tạo nên màng tế bào và là nguyên ... [xem thêm]

Sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

(66)
Sự hình thành cục máu đông là tình trạng rối loạn nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Huyết khối có nguy cơ hình thành cao hơn ở những bệnh nhân ... [xem thêm]

Bệnh gút nguyên nhân, điều trị và dự phòng

(56)
Tổng quan Bệnh gút là gì? Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các ... [xem thêm]

Huyết áp thấp nguyên nhân, điều trị và dự phòng

(44)
Huyết áp thấp là gì? Huyết áp thấp thoạt nghe có vẻ như là mục tiêu để phấn đấu vì cao huyết áp có thể gây nên nhiều biến chứng đáng sợ. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp

(91)
Huyết áp là gì? Huyết áp là lực đẩy của máu tác động lên thành các mạch máu (động mạch). Động mạch mang máu từ tim đến phổi, ở đây máu nhận oxy, ... [xem thêm]

Những điều cần biết về cao huyết áp

(63)
Tổng quan Huyết áp là gì? Huyết áp là lực mà máu của bạn tác động lên thành động mạch khi chúng di chuyển trong cơ thể. Một cách cụ thể hơn, động ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN