Trẻ nhỏ khó khăn khi giữ nhiệt kế ở trong miệng, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ bằng đường trực tràng hoặc hỏm nách (duới cánh tay). Nhiệt độ ở nách thường thấp hơn 1oC so với nhiệt độ ở trực tràng, nhiệt độ ở trực tràng là chính xác nhất. Những hướng dẫn liệt kê trong bảng dưới đây sử dụng nhiệt độ trực tràng. Nhiệt độ đo ở miệng trên 105°F (40,6 0 C) có thể nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
TRIỆU CHỨNG | CHẨN ĐOÁN | TỰ CHĂM SÓC | ||
Bắt đầu tại đây | ||||
1. Con bạn 2 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn và bị sốt 100.4°F (38 0 C) hoặc cao hơn? | Đúng | Đây có thể là dấu hiệu của BỆNH NHIỄM KHUẨN nghiêm trọng. | | Hãy gọi cho bác sĩ. |
Sai | ||||
2. Con bạn hơn 2 tháng tuổi bị sốt 102°F (38,9 0 C) hoặc cao hơn và không hạ sốt khi uống thuốc hạ sốt? | Đúng
| Trả lời tiếp câu hỏi số 14* | ||
Sai | ||||
3. Con bạn có bị sốt nhẹ (tới 101°F (38,3 0 C)) và sổ mũi, mệt mỏi hay ốm yếu không ? | Có
| Triệu chứng của con bạn có thể do nhiễm vi- rút thông thường như CẢM LẠNH và CẢM CÚM . | | Hãy điều trị bằng thuốc hạ sốt không chứa aspirin và thuốc cảm. Hãy cho con bạn uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Súp gà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng nhiễm lạnh và cảm cúm vì làm giảm sung huyết. Hãy đi khám bác sĩ nếu triệu chứng của con bạn vẫn tồn tại dai dẳng hoặc xấu hơn, hoặc nếu con bạn kêu đau tai hoặc đau họng. Để chắc chắn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu nhiệt độ của bé vẫn tiếp tục tăng. |
Có | ||||
4. Con của bạn có bị sốt nhẹ (tới 101°F (38,3 0 C)) và ho khàn tiếng không? | Có
| Đây có thể là những triệu chứng của bệnh VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN | | Những trường hợp viêm thanh khí phế quản có thể điều trị tại nhà. Hãy cho con bạn nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có vấn đề về thở và nuốt ,hoặc nếu xuất hiện tím quanh mũi, miệng, móng tay. |
Không | ||||
5. Con bạn có bị sốt nhẹ hay buồn nôn không? | Không
| Trả lời tiếp câu hỏi sô 8** . | ||
Có | ||||
6. Con bé có kêu bị đau bụng không? | Có
| Đau ở quanh rốn rồi di chuyển xuống vùng phía dưới bên phải, kèm theo sốt và buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu bệnh VIÊM RUỘT THỪA | | KHẨN CẤP Hãy liên hệ với bác sĩ ngay. |
Không | ||||
7. Con bạn có bị tiêu chảy và sốt nhẹ không? |
| Con của bạn có thể bị VIÊM DẠ DÀY RUỘT do vi rút,hoặc viêm ruột do nhiểm khuẩn. | | Tiêu chảy và nôn có thể nhanh chóng dẫn tới việc mất nước. Hãy cho bé uống dung dịch bù nước (ORS) để ngăn chăn sự mất nước. Đối với triệu chứng sốt, hãy cho bé uống thuốc hạ sốt không có aspirin. Hãy gọi cho bác sĩ nếu sau 24h cơn sốt của bé tiếp tục tăng hoặc bé nôn tất cả mọi thứ. |
Có | ||||
**8. Con của bạn có đau tai hoặc dễ cáu kỉnh không? | Có
| Đau tai có thể do bệnh VIÊM TAI GIỮA . Ở trẻ em, mọc răng cũng có thể dẫn tới đau tai. | | Đắp khăn ấm và ẩm lên vùng tại bị đau sẽ giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đó kéo dài hơn 24h, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. |
Không | ||||
9. Con bạn có vết ban, vết cắt hay vết thương đỏ, sưng và mềm không? |
| Con bạn có thể bị nhiễm trùng da đươc gọi là VIÊM MÔ TẾ BÀO | | Hãy đi khám bác sĩ ngay. Trường hợp này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. |
Có | ||||
10. Con bạn có bị sốt nhẹ và đau họng không? | Có
| Con bạn có thể bị VIÊM HỌNG DO LIÊN CẦU hoặc VIÊM HẦU HỌNG | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ. Viêm họng cấp tính thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu con bạn bị nhiễm vi rút thì thuốc kháng sinh không có hiệu quả. Hãy cho bé uống nhiều nước. Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp giảm đau họng. |
Không | ||||
11. Con bạn có thở ngắn không? | Không
| Trả lời tiếp câu hỏi số 15*** . | ||
Có | ||||
12. Con bạn có bị đau họng dữ dội, Có các vấn đề khi nuốt, da và môi trở nên xanh xao không? | | Con bạn có thể bị VIÊM NẮP THANH QUẢN, đường thở bị phù nề. | | KHẨN CẤP Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc đưa con bạn đến phòng cấp cứu ngay . |
Không | ||||
13. Con bạn có bị sốt nhẹ kèm theo thở nhanh và có tiếng khò khè không? | Có
| Đây có thể là dấu hiệu của VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN hoặc VIÊM PHẾ QUẢN. Viêm tiểu phế quản gây ra ho khan, còn viêm phế quản gây ra ho có đờm vàng xanh. | | Hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt không có aspirin, và cho trẻ uống nhiều nước . . Máy phun sương có thể làm giảm sung huyết. Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu bé không thể uống nước hoặc thở rất nhanh. Trẻ phải được chăm sóc y tế ngay khi da bé trở nên xanh tím đặc biệt quanh môi, mũi và móng tay. |
Không | ||||
*14. Con bạn có bị sốt cao, rét run kèm theo đau ngực, hay ho có đờm xanh hoặc vàng không? | Có
| Con bạn có thể bị VIÊM PHỔI | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. |
Không | ||||
***15. Con bạn có cảm thấy mệt mỏi, kêu đau dầu, buồn nôn hay cứng cổ không? | Có
| Con bạn có thể bị VIÊM MÀNG NÃO, một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng các màng và chất dịch quanh nào và ống xương sống. | | KHẨN CẤP Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay hoặc đưa ngay bé đến phòng cấp cứu. |
Không | ||||
16. Con bạn có mụn nước rải rác trên mặt, lưng, ngực, bụng không? | Có
| Con bạn có thể bị THỦY ĐẬU , một bệnh nhiễm vi rút truyền nhiễm. | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. |
Không | ||||
17.Bệnh của con bạn bắt đầu với sốt cao và các triệu chứng giống cảm lạnh, xuất hiện mụn đỏ trên mặt 4 hoặc 5 ngày sau đó không? | Có
| Con bạn có thể bị bệnh truyền nhiễm PARVOVIRUS, hay còn gọi BỆNH THỨ NĂM | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Hãy cho con bạn uống thuốc hạ sốt không có aspirin và thuốc cảm nếu cần thiết. |
Không | ||||
18. Bệnh của con bạn khởi đầu với đau họng, sốt và xuất hiện nốt ban đỏ và vết ban nhỏ lan từ mặt xuống 3 đến 5 ngày sau đó. | Có
| Những nốt ban lớn hơn một chút có thể do BỆNH SỞI. Những nốt ban như “giấy nhám” nhỏ có thể do BỆNH BAN ĐỎ, một bệnh nhiễm khuẩn liên cầu trong máu. Những triệu chứng khác của bệnh nhiễm liên cầu là buồn nôn, đau bụng và bắp thịt. | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bệnh ban đỏ thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiểm vi rút như bệnh sởi. Nếu con bạn bị sởi, hãy cho bé nghỉ ngơi đầy đủ. Khi trẻ bị sốt, hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt không chứa aspirin. |
Không | ||||
19. Con bạn có bị sưng một bên hoặc hai bên hàm không? | Có
| Triệu chứng sốt và sưng có thể do con bạn bị QUAI BỊ . | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ. Quai bị là một bệnh nhiễm vi rút, vì thế thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị. Hãy chườm đá hoặc làm nóng vùng bị sưng có thể giúp giảm đau. súc miếng nước muối ấm, ăn thức ăn mềm và uống nhiều nước cũng có thể giúp điều trị bệnh. |
Không | ||||
20. Con bạn có bị sổ mũi, tiêu chảy hay sốt cao không? | Có
| Con bạn có thể bị NHIỄM VI RÚT thông thường, thâm chí sốt cao. | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để có thể loại trừ những nguyên nhân khác gây bệnh. |
Không | ||||
21. Con bạn có bị đau hoặc rát khi đi tiều, và đau lưng không? | Có
| Con bạn có thể bị VIÊM THẬN, một bệnh nhiễm khuẩn thận. | | Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. |
Không | ||||
22. Con bạn có bị sốt sau khi tiêm phòng không? | Có
| Đó có thể là MỘT PHẢN ỨNG VỚI TIÊM PHÒNG. | | Hãy điều trị sốt bằng thuốc acetaminophen. Nếu sốt hơn 105° F (40,5 0 C), hãy đưa trẻ đi khám ngay CẢNH BÁO: Không được cho bé uống thuốc hạ sốt aspirin khi chưa có sự cho phép của bác sĩ |
Không | ||||
Để có thêm thông tin, hãy xin tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn nghĩ vấn đề nghiêm trọng, hãy gọi ngay cho bác sĩ. |
Công cụ được xem xét bởi các bác sĩ và nhằm mục đích giáo dục. Nó không phải thay thế cho chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết quả về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.
Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/fever-infants-children.html