Phát ban và những thay đổi ngoài da thường gặp

(4.04) - 82 đánh giá

Vị trí, hình dạng và màu sắc của phát ban ngoài da sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Sơ đồ dưới đây hướng dẫn cơ bản về các phát ban ngoài da thông thường và một số bệnh da khác.

TRIỆU CHỨNG

CHẨN ĐOÁN

CHĂM SÓC
Bắt đầu tại đây

1. Mặt, ngực hoặc lưng của bạn có những mụn đầu đen, mụn mủ nhỏ hoặc sẩn đỏ?

Đây có thể là MỤN TRỨNG CÁ, một loại bệnh ngoài da phổ biến và thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Có thể dùng thuốc bôi trị mụn như benzoyl peroxide. Rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn.
Nếu không đỡ bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn vài loại thuốc, (có thể có kháng sinh) và tư vấn cách chăm sóc da thích hợp.
Không

2. Bạn có những tổn thương đỏ da ở xung quanh má, cằm, trán và mũi ?

Đây có thể là bệnh TRỨNG CÁ ĐỎ, một bệnh da ở vùng mặt. Trường hợp nhẹ thường không cần điều trị. Trường hợp mức độ vừa và nặng có thể đáp ứng với kháng sinh.
Không

3. Bạn có một sẩn sưng nóng đỏ đau hoặc một cụm nhiều sẩn sưng nóng đỏ đau?

Đây có thể là một cái NHỌT. Nhiều nhọt đứng gần nhau tạo thành CỤM NHỌT. Nguyên nhân do nhiễm trùng dưới da. Đôi khi có thể nhẹ nhàng nặn nhọt với một khăn ấm. Dùng thuốc mỡ kháng sinh thoa. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.
Không

4. Bạn có một nhiễm trùng nhỏ, giống như nhọt ở chân tóc hoặc lỗ chân lông?

Đây có thể là VIÊM NANG LÔNG. Đa số các trường hợp này sẽ tự lành. Hãy gội rửa sạch các vùng chân lông bị viêm. Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh. Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng viêm nang lông kéo dài.
Không

5. Bạn có những vùng da đỏ và sưng nề?

Đây có thể là VIÊM MÔ TẾ BÀO, một dạng nhiễm trùng da. Rửa sạch vùng bị nhiễm trùng bằng xà phòng và nước, thoa mỡ kháng sinh. Hãy đi khám bác sĩ nếu như vùng da đỏ lan rộng và đau tăng lên.
Không

6. Bạn có những mẩn đỏ ngứa sưng đau ở trên da, phân bố vị trí ngẫu nhiên?

Đây có thể là VẾT CÔN TRÙNG CẮN. Đa số các tổn thương này thường nhẹ. Dùng kem hydrocortisone, thuốc kháng histamine và nước đá để giảm ngứa. Nếu những triệu chứng trở nên nặng hơn, cần đi khám bác sĩ. Nếu xuất hiện khó thở, chóng mặt, buồn nôn, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Không

7. Bạn có bị những phát ban đỏ da, đau, ngứa sau khi dùng một loại thuốc nào đó không?

Đây có thể là DỊ ỨNG THUỐC. Thử dùng thuốc kháng histamine để giảm ngứa và phát ban da. Gọi bác sĩ của bạn.
Không

8. Có những sẩn, mảng hồng ban phù có xuất hiện một cách đột ngột trên mặt hoặc cơ thể của bạn?

Đây có thể là bệnh MỀ ĐAY, một phản ứng của da đối với các tác nhân gây dị ứng, thuốc hoặc nhiễm trùng. Mề đay có thể xuất hiện ở một số người đang trong tình trạng quá căng thẳng. Dùng thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Nếu như mề đay không khỏi hoặc đi kèm thêm với những triệu chứng khác như sưng phù vùng môi hay khó thở, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Không

9. Bạn có ban đỏ da kèm ngứa, có vảy, da nhờn ở những những vùng xung quanh lông mày, cánh mũi hay phần rìa chân tóc? Không

Đi đến câu hỏi 12.*

10. Bạn là người đã trưởng thành?

Đây có thể là bệnh VIÊM DA TIẾT BÃ, do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn. Hãy thử thoa kem hydrocortisone hoặc dầu gội đầu có selenium sunfide lên các vùng da tổn thương.
Hãy đi khám bác sĩ nếu những triệu chứng tiếp diễn hoặc lan rộng.
Không

11. Người bệnh là trẻ em và da đầu khô, có vảy?

Đây có thể là CỨT TRÂU, một dạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Xoa nhẹ nhàng trên những cái vảy để loại bỏ chúng. Có thể dùng thêm kem Hydrocotisone. Đi khám bác sĩ nếu tổn thương không cải thiện hoặc tóc không mọc được ở đó.
Không

*12. Xuất hiện phát ban da đỏ, có vảy sau khi mặc áo quần, hoặc đồ trang sức hay dùng nước hoa?

Đây có thể là VIÊM DA TIẾP XÚC KÍCH ỨNG, phản ứng với các chất tẩy, nước hoa và những chất khác. Ngưng tiếp xúc với bất cứ thứ gì mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên. Thoa da tổn thương bằng kem hydrocortisone.
Không

13. Bạn có phát ban da đỏ, ngứa và phồng bọng nước lên?

Đây có thể là VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG, gây ra bởi nhựa cây sồi độc hoặc nhựa cây thù du. Rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng xà bông và nước để tẩy hết nhựa cây còn sót trên da. Tổn thương da này sẽ cải thiện sau một khỏang 1 tuần. Để đỡ ngứa rát, có thể dùng kem hydrocortisone hoặc lotion calamine. Cần khám bác sĩ nếu phát ban rộng, không khỏi hoặc xuất hiện sốt.
Không

14. Tổn thương sưng đỏ đau ở nách hoặc ở những vùng có lông?

Đây có thể là VIÊM TUYẾN MỒ HÔI NUNG MỦ. Hãy đi khám bác sĩ. Tránh dùng các chất chống tiết mồ hôi và các chất khử mùi ở nách.
Không

15. Bạn có các chấm đỏ trên da, hoặc các vết bầm trên da sau khi dùng thuốc?

Đây có thể là BAN XUẤT HUYẾT DỊ ỨNG Hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Không

16. Bạn có phát ban da với khởi đầu là một dát đỏ riêng lẻ, có vảy và ngứa nhẹ nhưng sau đó vài ngày thì xuất hiện rất nhiều dát đỏ và nâu, kích thước nhỏ hơn, lan khắp ngực và bụng?

Đây có thể là bệnh VẢY PHẤN HỒNG. Nguyên nhân chưa rõ. Hãy đi khám bác sĩ. Lotion calamine và thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa và ban đỏ. Tổn thương da sẽ hết sau vài tuần.
Không

17. Bạn có phát ban đỏ da rất ngứa kèm theo những bóng bước ở khuỷu tay, đầu gối, lưng mông?

Đây có thể là VIÊM DA DẠNG HERPES, chứng phát ban liên quan tới nhạy cảm với gluten, một loại protein có trong các hạt ngũ cốc như lúa mạch và lúa mì. Đi khám bác sĩ. Kháng sinh có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Cần kiêng ăn những sản phẩm có chứa gluten.
Không

18. Bạn có những nốt sưng đỏ trên da, cỏ vẻ hơi bầm tím và đau khi chạm vào?

Đây có thể là HỒNG BAN NÚT, do nhiễm trùng hoặc nhiễm độc da do thuốc. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, nhưng cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của các biểu hiện này.
Không

19. Sẩn, mảng đỏ da, trên bề mặt có vảy trắng xuất hiện ở khuỷu tay hoặc đầu gối không?

Đây có thể là BỆNH VẢY NẾN, một tình trạng gây ra bởi việc sản xuất quá nhiều các tế bào da. Cần đi khám bác sĩ. Giữ ẩm cho da. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi, thuốc uống và/hoặc liệu pháp ánh sáng để điều trị các triệu chứng.
Không

20. Bạn có phát ban đỏ da loang lổ với các tổn thương giống hình bia bắn và mề đay?

Đây có thể là HỒNG BAN ĐA DẠNG, một loại ban thường gặp bởi viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiễm virus và nhiễm độc da do thuốc. Đi khám bác sĩ.
Không

21. Bạn có bị ban đỏ nổi lên ở trán và mặt, sau đó lan ra cổ, thân, xuống tứ chi kèm theo sốt và viêm họng không?

Đây có thể là BỆNH SỞI, một loại virus thưởng gặp phải ở trẻ nhỏ. Hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đảm bảo rằng bé của bạn đã được tiêm vacxin MMR để phòng bệnh này. Tránh để phụ nữ mang thai tiếp xúc với người bệnh sởi để phòng dị tật bẩm sinh cho bé.

Không

22. Xuất hiện nhiều mụn nước trên mặt, ngực, lưng, và lan xuống tứ chi, kèm theo sốt, ho, đau nhức, mệt mỏi và viêm họng không?


Đây có thể là THỦY ĐẬU, gây ra bởi virus Varicella-Zoster. Hãy đến gặp bác sĩ. Điều trị các triệu chứng bằng acetaminophen, các loại thuốc cảm và kem chống ngứa, chườm mát và tắm. Có thể phòng bệnh bằng vắc-xin.

Không

23. Bạn có nhiều mụn nước màu đỏ rất đau nhức và có thể đóng vảy tiết?


Đây có thể là BỆNH ZONA Hãy đến gặp bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen, và chườm đá lạnh có thể giúp giảm triệu chứng.

Không

24. Có phải người bệnh là trẻ em hoặc người lớn đã bị sốt và sau đó có những phát ban đỏ tươi lan khắp hai má không?


Đây có thể là BỆNH FIFTH (do Pavrovirus) Dùng các loại thuốc cảm để điều trị các triệu chứng.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu phát ban lan rộng hoặc bạn đang có thai.

Không

25. Bạn có bị những sẩn màu da, không ngứa và không có triệu chứng gì khác?


Đây có thể là MỤN CÓC. Mụn cóc cũng thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân. MỤN CÓC SINH DỤC xuất hiện ở vùng bộ phận sinh dục và là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đối với đa số các loại mụn cóc, bạn có thể thử dùng thuốc bôi không kê đơn. Nếu không có hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để điều trị. Riêng đối với mụn cóc sinh dục, hãy đến gặp bác sĩ, không nên tự điều trị.

Không

26. Bạn có bị một vùng rụng tóc hình tròn trên da đầu hoặc một dát tròn ngứa màu đỏ ở trên da thể không?


Đây có thể là bệnh NẤM DA. Điều trị bằng kem diệt nấm và/hoặc đến khám bác sĩ.

Không

27. Bạn có bị nổi ban đỏ nhưng không ngứa ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân?


Đây có thể là BỆNH GIANG MAI, một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy đến gặp bác sĩ ngay

Không

28. Bạn có phát ban đỏ, ngứa ở vùng bẹn không?


Đây có thể là NẤM BẸN ở nam, NHIỄM NẤM MEN ở nữ, hoặc HĂM TÃ ở trẻ sơ sinh. Dùng kem chống nấm (thuốc không kê đơn). Nếu tổn thương không khỏi, hãy đến gặp bác sĩ. Nữ giới, nếu cảm thấy ngứa, khó chịu ở bên trong âm đạo, nên khám bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Không

29. Bạn có một vùng da có các dát sáng màu hơn không?

Đây có thể là LANG BEN, một dạng bệnh gây đổi màu da do nấm. Bệnh lang ben có thể được điều trị bằng seleneum sunfide hoặc một loại kem chống nấm.

Không

30. Bạn có những chỗ đau đóng vảy màu nâu gần mũi hoặc miệng không?


Đây có thể là BỆNH CHỐC , một chứng phát ban gây ra do nhiễm vi khuẩn như strep hoặc staph. Hãy đến gặp bác sĩ. Liệu pháp điều trị thường dùng là kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ và thuốc kháng sinh dạng viên uống. Bệnh này hay lây nên cần rửa tay thật sạch để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Không

31. Bạn có những tổn thương da có mụn nước, rất ngứa, thường bắt đầu từ bàn tay hoặc các kẽ ngón tay?


Đây có thể là dấu hiệu của BỆNH GHẺ, gây ra do con cái ghẻ. Bạn cần dùng thuốc kê đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần giặt kỹ quần áo, ra giường.

Không

32. Phát ban bắt đầu ở cánh tay, cẳng chân và cũng ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân và bạn có bị sốt và đau đầu?


Đây có thể là SỐT MÀNG NÃO MIỀN NÚI. Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

33. Bạn có bị ban đỏ hình cánh bướm ở trên trán và trên má không? Và bạn có bị đau nhức khớp không?


Đây có thể là triệu chứng của BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG. Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

34. Có phải da của bạn bị ngả màu vàng và tròng trắng của mắt, niêm mạc dưới lưỡi cũng bị ngả màu vàng không?


Đây có thể là VÀNG DA. Đây cũng có thể là dấu hiệu của BỆNH VIÊM GAN. Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

35. Bạn có bị những vùng màu xanh hoặc đen xuất hiện trên da sau khi vùng da đó bị va đập không?


Đây có thể là VẾT BẦM TÍM. Thông thường không cần dùng đến liệu pháp điều trị nào. Bạn có thể dùng nước đá để làm đông máu và giảm sưng nề ở dưới da.

Không

36. Có những dát hoặc mảng màu hồng, xám hoặc nâu, có vảy trên mặt, da đầu, lưng bàn tay của bạn không?


Đây có thể là BỆNH DÀY SỪNG QUANG HÓA, đặc biệt hay gặp ở những người da sáng màu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt
trời.
Hãy đến gặp bác sĩ. Bệnh dày sừng quang hóa có thể dẫn đến ung thư da.

Không

37.Bạn có một cái sẹo to hơn bình thường?


Đây có thể là SẸO LỒI hoặc SẸO PHÌ ĐẠI. Sẹo là tổn thương lành tính và có thể mờ đi theo thời gian.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn muốn cắt bỏ sẹo lồi, tuy nhiên phẫu thuật có thể gây ra nhiều sẹo hơn. Có thể ngăn ngừa sẹo lồi bằng băng vết thương.

Không

38. Bạn có một khối u mềm và đàn hồi không?


Đây có thể là LIPOMA, khối u do các mô mỡ. Chúng không phải ung thư, nhưng hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Trong trường hợp khối u ảnh hưởng đến bạn, bạn có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ.

Không

39.Trẻ sơ sinh xuất hiện những mụn nhỏ màu trắng ở mặt?


Đây có thể là MILIA. Các mụn nhỏ này thường biến mất sau một số tuần đầu và không cần phải điều trị.

Không

40. Bạn có những mụn nhỏ, chắc, hình tròn, lõm ở giữa?


Đây có thể là U MỀM LÂY, mụn gây ra bởi virus. Hãy đến gặp bác sĩ. Bệnh này rất dễ lây và thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Chữa trị sớm sẽ tránh được sự lan rộng của u mềm lây.

Không

41. Bạn có một nang trên da đầu, gáy hoặc phần lưng trên?


Đây có thể là U NANG TUYẾN BÃ, hoặc tắc tuyến bã nhờn. Những khối u này không phải là ung thư, nhưng hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Có thể tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ các u nang tuyến bã lớn.

Không

42. Bạn có nhiều sẩn nhỏ, mềm, màu nâu ở trên mặt, cổ, nách hoặc háng không?


Đây có thể là U TREO (SKIN TAG). Chúng đều vô hại nhưng nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể cắt bỏ chúng.

Không

43. Bạn có một khối màu vàng ở dưới da, gần mi mắt?


Đây có thể là BỆNH U VÀNG, một dạng tích tụ chất béo. Nếu tổn thương này làm bạn khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để làm tiểu phẫu loại bỏ chúng.

Không

44. Một nốt ruồi ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể bạn bị thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dáng và trở nên đau hoặc ngứa; hoặc một đốm đen xuất hiện trong một nốt ruồi hoặc trong một vùng da tổn thương lâu ngày?


Đây có thể là UNG THƯ TẾ BÀO HẮC TỐ, một dạng ung thư da. Cần gặp bác sĩ để khám ngay.

Không

45. Bạn có một mảng da sẫm màu tăng sừng phát triển ở trên hoặc gần mũi, mắt hoặc các vùng tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời như lưng hoặc ngực?


Đây có thể là UNG THƯ TẾ BÀO ĐÁY, dạng ung thư da phổ biến nhất. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Loại ung thư này có thể được chữa khỏi dễ dàng nếu được phát hiện sớm.

Không

46. Có phải bạn bị một khối bất thường màu đỏ, đóng vảy hoặc vảy tiết ở trên mặt, môi hoặc cằm không?


Đây có thể là UNG THƯ MÔ TẾ BÀO GAI, một dạng ung thư da. Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

47. Có những điểm màu đen ở bất kỳ đâu trên da bạn và tiếp tục phát triển hoặc mới xuất hiện gần đây không?


Đây có thể là KAPOSI’S SARCOMA, một dạng ưng thư da nguy hiểm phổ biến nhất ở người bị HIV/AIDS hoặc các
chứng suy giảm miễn dịch khác.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề của bạn là nghiêm trọng, Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Sơ đồ này đã được các bác sĩ tổng kết và chỉ dành cho mục đích giáo dục nói chung. Nó không thể thay thế cho các tư vấn về y tế. Bạn không nên dựa vào những thông tin trong sơ đồ này để tự quyết định sức khỏe của bạn. Phải luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/skin-rashes.html

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Trọng Tài - Ths.BS. Trần Thị Khánh Nga
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng cảm lạnh và cúm

(24)
Bạn hãy dựa theo biểu đồ này để biết cách điều trị các triệu chứng của cảm lạnh hay cúm và biết khi nào cần phải đi khám bệnh. Các bệnh khác cũng ... [xem thêm]

Những vấn đề hệ sinh dục ở trẻ nhũ nhi

(99)
Bất kỳ những bất thường nào về hình dạng của hệ sinh dục thì rõ ràng có liên quan đến cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều dị tật trong số này có thể điều trị ... [xem thêm]

Những vấn đề về mắt

(43)
Đau mắt, đỏ mắt hay những thay đổi về thị lực có thể là dấu hiệu của những bệnh lí mắt cần phải khám bác sĩ. Hãy xem biểu đồ dưới đây để có ... [xem thêm]

Xét nghiệm hình ảnh khi đau lưng

(27)
Chụp X quang, CT, và MRI,.. là các loại khảo sát hình ảnh giúp thể hiện hình ảnh bên trong cơ thể. Bạn có thể nghĩ rằng mình cần một trong số các khảo sát ... [xem thêm]

Các vấn đề về đầu gối

(31)
​Đau, sưng, cứng và “ứ nước” là những vấn đề thường gặp ở đầu gối. Bạn hãy làm từng bước theo sơ đồ dưới đây để nắm thêm thông tin về ... [xem thêm]

Vấn đề khi cho ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

(85)
Vấn đề cho ăn thường rất mệt nhọc, đặc biệt nếu trẻ thường thức giấc hoặc khóc trong đêm. Theo dõi thông tin và một số đề xuất cách chăm sóc trẻ ... [xem thêm]

Khó thở – Tiếp cận triệu chứng

(89)
Khó thở là một triệu chứng đáng lo ngại và có nhiều nguyên nhân cấp tính và mạn tính. Biểu đồ sau cung cấp thông tin về các bệnh và tình trạng gây ra khó ... [xem thêm]

Các vấn đề răng miệng ở trẻ em

(16)
Lở loét hoặc các vấn đề khác ở răng miệng của con bạn có thể gây đau và lo lắng. Hãy theo dõi bảng sau để có thêm thông tin về những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN