Soi cổ tử cung

(3.79) - 62 đánh giá

Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là cách để quan sát cổ tử cung qua một thiết bị phóng đại đặc biệt gọi là máy soi cổ tử cung. Nó chiếu ánh sáng qua âm đạo và vào cổ tử cung. Máy này có thể phóng to hình ảnh thật lên nhiều lần. Xét nghiệm này cho phép bác sỹ tìm ra những vấn đề mà không thể thấy được bằng mắt thường.

Vì sao phải soi cổ tử cung?

Soi cổ tử cung được thực hiện khi kết quả của các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cho thấy có những thay đổi bất thường trong tế bào. Soi cổ tử cung cung cấp nhiều thông tin hơn về những tế bào bất thường. Thủ thuật này còn có thể được thực hiện để đánh giá xa hơn những vấn đề sau:

  • Mụn cóc sinh dục ở cổ tử cung
  • Viêm cổ tử cung
  • Những khối tăng sản lành tính (không phải ung thư) như các polyp
  • Cơn đau
  • Chảy máu

Đôi khi soi cổ tử cung cần được làm nhiều lần. Nó còn có thể được sử dụng để kiểm tra kết quả của một quá trình điều trị.

Thủ thuật này được tiến hành như thế nào?

Soi cổ tử cung được thực hiện tại phòng khám. Bạn có thể được chuyển đến một bác sỹ khác hoặc một phòng khám chuyên biệt để thực hiện điều này.

Thủ thuật này được thực hiện tốt nhất là khi người phụ nữ đang không có kinh nguyệt. Điều này giúp cho bác sỹ có thể quan sát cổ tử cung tốt hơn. Trong ít nhất 24 giờ sau khi soi, bạn không nên:

  • Thụt rửa
  • Sử dụng tampon
  • Sử dụng các thuốc ở âm đạo
  • Quan hệ tình dục

Cũng như khám vùng chậu, bạn sẽ nằm ngửa với hai chân nâng lên và đặt vào những tấm tựa chân để nâng đỡ. Một mỏ vịt sẽ được sử dụng để tách các thành của âm đạo, nhờ đó có thể quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung. Máy soi cổ tử cung được đặt ngay bên ngoài lỗ vào âm đạo.

Một dung dịch dịu nhẹ sẽ được bôi vào cổ tử cung và âm đạo bằng một que tăm bông hay cục bông gòn. Chất lỏng này giúp cho những vùng bất thường của cổ tử cung có thể dễ quan sát hơn. Bạn cũng có thể sẽ thấy hơi nóng rát nhẹ.

Khi nào thì sinh thiết được thực hiện trong lúc soi cổ tử cung?

Trong quá trình soi cổ tử cung, bác sỹ có thể thấy những vùng bất thường. Sinh thiết ở những vùng này có thể được thực hiện. Trong khi sinh thiết, một mảnh mô nhỏ sẽ được lấy ra khỏi cổ tử cung. Mẫu này được lấy bởi một thiết bị đặc biệt.

Các tế bào cũng có thể được lấy từ kênh cổ tử cung. Một dụng cụ đặc biệt được sử dụng để thu gom các tế bào, gọi là thìa nạo kênh cổ tử cung (endocervical curettage – ECC)

Tôi cần chú ý những gì trong quá trình hồi phục?

Nếu bạn soi cổ tử cung mà không sinh thiết, bạn có thể sẽ cảm thấy khỏe ngay sau đó. Bạn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Bạn có thể ra máu âm đạo ít trong một vài ngày.

Nếu bạn soi cổ tử cung có sinh thiết, bạn có thể đau nhức trong 1 hay 2 ngày. Bạn có thể có chảy máu âm đạo. Bạn còn có thể ra máu âm đạo. Dịch âm đạo có thể có màu đen trong một vài ngày. Điều này là do các loại thuốc được sử dụng để ngăn chảy máu tại vị trí sinh thiết. Bạn có thể cần phải mang băng vệ sinh cho tới khi dịch này hết hẳn.

Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn hạn chế các hoạt động trong một thời gian ngắn. Trong khi cổ tử cung lành thương, bạn được khuyên không cho bất cứ gì vào âm đạo:

  • Không quan hệ tình dục.
  • Không sử dụng tampon.
  • Không thụt rửa

Gọi cho bác sỹ ngay nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Chảy máu âm đạo nhiều (cần sử dụng nhiều hơn một băng vệ sinh trong một giờ)
  • Cơn đau bụng dưới nặng
  • Sốt
  • Những cơn ớn lạnh, rùng mình

Giải thích thuật ngữ

Sinh thiết: Một thủ thuật ngoại khoa nhỏ dùng để lấy một mảnh mô nhỏ sau đó kiểm tra trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi.

Cổ tử cung: Chỗ vào tử cung ở phần trên của âm đạo.

Polyp: Những khối tăng sản lành tính (không phải ung thư) phát triển từ mô niêm mạc, lớp lót trong lòng tử cung.

Mỏ vịt: Một dụng cụ được sử dụng để giữ tách các thành của âm đạo, nhờ đó có thể quan sát cổ tử cung.

Âm đạo: Một cấu trúc dạng ống bao quanh bởi các cơ dẫn từ tử cung ra ngoài cơ thể.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Colposcopy

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Thanh Phương - BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích và nguy cơ các dụng cụ tránh thai

(55)
Các dụng cụ rào cản tránh thai là gì? Các dụng cụ rào cản tránh thai là các dụng cụ rào cản về mặt lý học hoặc hóa học có tác dụng ngăn cản tinh trùng ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về viêm gan trong thai kỳ

(43)
Viêm gan B và viêm gan C là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Cả hai bệnh đều gây ra bởi vi-rút (còn được gọi là viêm gan siêu vi), dễ lây ... [xem thêm]

Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai

(91)
Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai Thai nhi cử động trong tử cung là dấu hiệu cho thấy em bé khoẻ mạnh. Bà mẹ có thể cảm thấy em bé ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Khởi phát chuyển dạ là gì?

(45)
Khởi phát chuyển dạ Khởi phát chuyển dạ là việc sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp khác để khởi phát chuyển dạ. Tại sao phải khởi phát ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

Nội soi buồng tử cung

(36)
Nội soi buồng tử cung là gì? Nội soi buồng tử cung là một thủ thuật được dùng để chẩn đoán hoặc điều trị một số bệnh lý của tử cung. Dụng ... [xem thêm]

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì? Nó ảnh hưởng tới việc mang thai không?

(75)
Nhân xơ tử cung là gì? Hay còn gọi là u xơ tử cung, là một dạng u xơ xuất phát từ cơ tử cung. Đây là u lành tính (không phải ung thư). Một bệnh nhân có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN