Sán lá gan là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm thường xảy ra khi bạn ăn đồ sống. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu sán lá gan nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của bản thân nhé.
Nhiễm sán lá gan có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến hệ thống mật (đường mật và túi mật). Sau đây là những triệu chứng thường xảy ra khi bạn bị sán lá gan.
Đau bụng
Nhiễm sán lá gan có thể gây đau ở vùng bụng phía trên, bên phải, tại vị trí của gan. Đau ở khu vực này đặc biệt phổ biến vào giai đoạn đầu của bệnh, đặc biệt là khi bạn nhiễm sán Fasciola hepatica.
Cơn đau tương ứng với đường đi mà sán lá di chuyển từ ruột vào gan. Các sán non chui rúc qua bề mặt gan khiến bạn cảm thấy đau đớn. Thời gian sau của bệnh, nhiễm trùng nặng do sán lá gan có thể gây ra tắc nghẽn hệ thống mật. Đau bụng ở bên phải là một triệu chứng điển hình trong các giai đoạn này.
Sốt
Nhiễm sán lá gan có thể gây sốt nhiều lần.
Sốt thường gặp nhất trong thời kỳ nhiễm trùng và có thể lên đến 40 độ. Nếu sán lá gan gây tắc nghẽn hệ thống mật, tình trạng sốt sẽ kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn.
Buồn nôn và tiêu chảy
Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy cũng là những triệu chứng khi bạn bị nhiễm sán lá gan. Những triệu chứng này rõ rệt trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Các triệu chứng ở đường tiêu hóa thường thuyên giảm sau giai đoạn đầu của nhiễm trùng, nhưng có thể tái phát do viêm hoặc tắc nghẽn đường mật.
Phát ban
Nhiễm ký sinh trùng, bao gồm những bệnh nhiễm sán lá gan, có thể gây ra phát ban. Triệu chứng này được kích hoạt bởi phản ứng của hệ thống miễn dịch khi có ký sinh trùng xâm chiếm cơ thể. Phát ban thường xuất hiện sớm vào giai đoạn đầu khi bạn mắc bệnh.
Mệt mỏi, khó chịu
Nhiễm sán lá gan có thể gây ra cảm giác mệt mỏi; triệu chứng này được gọi là tình trạng khó chịu. Tình trạng này phổ biến trong giai đoạn đầu của nhiễm sán lá gan. Tình trạng khó chịu có thể tái phát vào thời gian sau của bệnh nếu nhiễm trùng lâu năm gây ra tổn thương gan lâu dài.
Chán ăn và giảm cân
Nhiễm sán lá gan kéo dài có thể làm giảm sự thèm ăn và giảm cân.
Nhiễm trùng sán lá gan, đặc biệt nhiễm sán Fasciola hepatica, có thể gây xơ gan sau nhiều năm. Sụt cân, vàng da (vàng da và mắt trắng) là các dấu hiệu và triệu chứng rất phổ biến khi mắc bệnh xơ gan.
Phòng ngừa và điều trị
Nhiễm sán lá gan có thể dễ dàng được ngăn ngừa và điều trị hiệu quả. Mặc dù bệnh không thể lây truyền từ người này sang người khác, nhưng nó có thể xảy ra trong gia đình vì các thành viên đang tiêu thụ cùng một loại thực phẩm bị nhiễm bẩn.
Làm thế nào để ngăn ngừa sán lá gan?
- Tránh ăn gan sống từ cừu, dê và các loại gia súc khác;
- Dùng nước sạch để uống và chế biến thức ăn;
- Không nên ăn trái cây sống và rau cải trồng gần các đồng cỏ chăn thả vật nuôi;
- Rửa rau thật sạch trước khi nấu canh hoặc làm các món xào;
- Bạn nên ngâm những loại rau thường ăn sống trong dung dịch axit acetic 6% trong khoảng 5 đến 10 phút.
Cách điều trị sán lá gan là gì?
- Triclabendazole là thuốc được dùng để điều trị sán lá gan;
- Corticosteroid (đường ngắn) có thể được kê cho giai đoạn cấp tính với triệu chứng nặng;
- Phẫu thuật có thể cần thiết cho các biến chứng như viêm đường mật.
Ăn chín, uống sôi là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất giúp bạn tránh được loại bệnh sán này. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.