Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

(4.21) - 33 đánh giá

Nuôi dạy con trẻ đòi hỏi bố mẹ phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Đo thân nhiệt con đúng cách là một trong số những kỹ năng quan trọng mà không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể thực hiện một cách chuẩn xác.

Đo thân nhiệt bằng cách dùng nhiệt kế để xác định bé có sốt cao hay không được xem là phương pháp hiệu quả hơn cả so với việc dùng tay để cảm nhận. Điều quan trọng là bố mẹ cần phải biết cách đo và đọc chỉ số một cách chính xác. Nếu bố mẹ nào chưa có kinh nghiệm trong việc đo thân nhiệt bé thì bài viết sau sẽ rất hữu ích đấy.

Thời điểm lấy thân nhiệt của bé

Nếu thấy con bạn có vẻ sốt hoặc trông không khỏe, đó chính là lúc bố mẹ cần đo thân nhiệt cho con. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý đừng đo ngay sau khi bé tắm, vì khi đó thân nhiệt trẻ đã tăng lên, ảnh hưởng tới độ chính xác của chỉ số nhiệt. Thay vào đó, nên đợi ít nhất 20 phút sau khi tắm rồi mới đo thân nhiệt cho bé. Tương tự như vậy, nếu trẻ đang được quấn khăn thật kín thì bố mẹ cũng chờ 20 phút sau khi tháo khăn ra rồi mới tiến hành đo.

Các loại nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân

Là một dụng cụ thường gặp nhất tại các phòng khám. Ngày nay, nhiệt kế thủy ngân không còn được khuyên dùng vì dễ vỡ và có thể giải phóng thủy ngân và gây độc nếu hít phải. Khi chọn nhiệt kế, bố mẹ cần cân nhắc khi sử dụng loại nhiệt kế này cho con.

Nhiệt kế điện tử

  • Nhiệt kế điện tử đa năng. Loại nhiệt kế này sử dụng cảm biến nhiệt−điện để ghi nhận thân nhiệt. Chúng có thể dùng đo ở hậu môn, miệng hoặc nách. Nhiệt độ tại nách thường ít chính xác nhất trong ba loại;
  • Nhiệt kế điện tử đo ở tai. Loại nhiệt kế này sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ bên trong ống tai. Chú ý rằng ráy tai hoặc ống tai nhỏ và cong có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của việc ghi nhận nhiệt độ ở tai;
  • Nhiệt kế đo tại động mạch thái dương (trán). Loại nhiệt kế này sử dụng máy quét hồng ngoại để đo nhiệt độ của động mạch thái dương tại trán. Loại này có thể sử dụng ngay cả khi trẻ đang ngủ;
  • Nhiệt kế núm vú điện tử. Loại nhiệt kế này không được khuyên dùng;
  • Miếng dán sốt. Miếng dán này không được khuyên dùng.

Cách sử dụng nhiệt kế an toàn

Bố mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm từng loại nhiệt kế. Trước và sau mỗi lần sử dụng, hãy làm sạch đầu nhiệt kế với cồn hoặc xà phòng và nước ấm, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Nếu đã sử dụng nhiệt kế điện tử ở hậu môn thì bạn hãy sử dụng một nhiệt kế điện tử khác khi đo ở miệng.

Bên cạnh đó, hãy đánh dấu mỗi loại nhiệt kế và không sử dụng cùng một nhiệt kế cho cả hai nơi. Để an toàn và để đảm bảo nhiệt kế đặt đúng vị trí đo, bạn đừng để con một mình trong khi đang đo thân nhiệt vì bé sẽ dễ cử động.

Hướng dẫn độ tuổi dùng nhiệt kế

Trong một vài trường hợp, việc chọn loại nhiệt kế tốt nhất hay vị trí đặt nhiệt kế tốt nhất phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Trẻ sơ sinh tới 3 tháng

Sử dụng nhiệt kế điện tử loại quy chuẩn để đo thân nhiệt tại hậu môn. Một số nghiên cứu mới cho rằng nhiệt kế đo tại động mạch thái dương cũng cho kết quả chính xác ở trẻ sơ sinh.

3 tháng tới 4 tuổi

Trong độ tuổi này, bố mẹ có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để lấy thân nhiệt tại hậu môn hay nách hoặc có thể dùng nhiệt kế đo tại động mạch thái dương. Tuy nhiên, hãy chờ ít nhất tới khi trẻ đủ 6 tháng tuổi mới sử dụng nhiệt kế đo tai. Nếu bố mẹ sử dụng một loại nhiệt kế khác để đo thân nhiệt và đang nghi ngờ kết quả đo, hãy đo thân nhiệt tại hậu môn.

4 tuổi và lớn hơn

Khi 4 tuổi, hầu hết trẻ có thể giữ nhiệt kế dưới lưỡi trong khoảng thời gian ngắn để đo thân nhiệt tại miệng. Bạn cũng có thể dùng nhiệt kế điện tử để lấy thân nhiệt tại nách, tại động mạch thái dương (trán) hay tai.

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc đo thân nhiệt cho bé yêu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chi tiết cách làm tinh bột nghệ tại nhà (kèm hình ảnh)

(94)
Tinh bột nghệ (turmeric powder) là một thực phẩm tự nhiên có công dụng vô cùng hữu ích trong đời sống hàng ngày để phòng – chữa một số loại bệnh cũng ... [xem thêm]

Lên danh sách vật dụng cần thiết cho con trước khi bé chào đời

(87)
Hãy lên danh sách những vật dụng cần thiết cho con sau khi bé ra đời và chuẩn bị ngay từ bây giờ để không phải bối rối về sau.Đón bé từ bệnh viện về ... [xem thêm]

Lên kế hoạch ngay bây giờ để ngăn chặn tác hại của đái tháo đường thai kỳ

(64)
Có tới 9 trong số 100 phụ nữ mang thai gặp phải một tình trạng gọi là tiểu đường thai kỳ (GDM). Nó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trong thai ... [xem thêm]

Vì sao bạn thường mất tập trung?

(82)
Bạn có đang tốn rất nhiều thời gian để thực hiện một cuộc hẹn với khách hàng, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa hoặc chẳng làm được việc gì ra hồn ... [xem thêm]

Tật cắn móng tay có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

(79)
Thói quen cắn móng tay thường xuyên (hay còn gọi là tật cắn móng) là một thói quen giúp giảm căng thẳng phổ biến ở nhiều người. Người có thói quen này ... [xem thêm]

10 dấu hiệu ung thư da bạn cần biết

(27)
Môi trường càng bị tàn phá thì thời tiết cũng càng khắc nghiệt. Cái nắng gay gắt không chỉ khiến người ta khó chịu, mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều yếu ... [xem thêm]

Vì sao thực phẩm siêu chế biến khiến bạn ăn nhiều hơn?

(32)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực phẩm “siêu chế biến”, thường được gọi tắt là “thực phẩm chế biến”, không những chứa các thành phần ... [xem thêm]

10 công thức chế biến món ngon từ trứng đơn giản cho trẻ

(83)
Trứng vốn rất tốt cho trẻ nhỏ. Nếu muốn chế biến cho con yêu những món ăn mới, bạn đừng bỏ qua 10 công thức chế biến món ngon từ trứng vô cùng đơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN