Qua lâu

(3.89) - 53 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cây qua lâu dùng để làm gì?

Rễ cây qua lâu có thể được uống để giảm triệu chứng của HIV/AIDS, trị ho, giảm sốt, sưng, làm giảm khối u và giúp trị bệnh tiểu đường.

Chiết xuất tinh bột của rễ cây được sử dụng để điều trị áp xe, kích thích xuất huyết kinh nguyệt, trị bệnh vàng da, viêm gan và chứng đi tiểu thường xuyên.

Trái và hạt qua lâu được uống để chữa ho, sốt và giảm sưng.

Rễ và trái cây qua lâu được dùng để phá thai.

Cơ chế hoạt động của cây qua lâu là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy chất tricholdrin có trong qua lâu giúp ức chế tổng hợp protein và gây sẩy thai. Tác dụng chống khối u của qua lâu là nhờ khả năng điều tiết hoạt động sản xuất và thay thế các tế bào chết. Các thí nghiệm cho thấy qua lâu có thể ức chế sự phân chia của virus HIV.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây qua lâu là gì?

Hiện chưa có tài liệu nào ghi chú liều lượng dùng cây qua lâu, chỉ biết người ta thường uống nước qua lâu để gây sẩy thai.

Liều dùng của cây qua lâu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây qua lâu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây qua lâu là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như nước qua lâu hoặc dùng toàn bộ cây tươi.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây qua lâu?

Cây qua lâu có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Sốt, co giật;
  • Tiêu chảy, khó chịu dạ dày;
  • Sẩy thai;
  • Mẫn cảm, tích dịch trong phổi và não, tổn thương tim.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây qua lâu bạn nên biết những gì?

Nếu bạn có bất kỳ chứng rối loạn co giật nào, không nên sử dụng cây qua lâu.

Cây qua lâu có thể được sử dụng để phá thai bằng cách thấm nước của cây qua lâu vào một miếng bọt biển hoặc băng gạc, và đưa vào trong âm đạo. Dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc thầy thuốc, loại thảo dược này có thể được dùng để phá thai trong ba tháng đầu tiên.

Những quy định cho cây qua lâu ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây qua lâu nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây qua lâu như thế nào?

Cây qua lâu không nên được dùng cho bà mẹ đang cho con bú và trẻ em. Người bị rối loạn co giật hoặc tiêu chảy cũng không nên sử dụng vị thuốc này.

Cây qua lâu có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây qua lâu.

Cây qua lâu có thể làm tăng tác dụng của thuốc giảm đường huyết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nha đam (lô hội)

(59)
Tìm hiểu chungNha đam dùng để làm gì?Nha đam (còn được gọi là lô hội) là một loại cây thông dụng trong việc làm đẹp cũng như chữa trị một số chứng ... [xem thêm]

Catuaba

(26)
Tên khoa học: Erythroxylum vaccinifoliumTìm hiểu chungCatuaba dùng để làm gì?Catuaba là một loại thảo mộc, vỏ cây được sử dụng để làm thuốc.Catuaba được sử ... [xem thêm]

Móng mèo là thảo dược gì?

(82)
Tên thông thường: Móng mèoTên khoa học : Uncaria tomentosaTìm hiểu chungMóng mèo dùng để làm gì?Móng mèo có thể được sử dụng như một chất kích thích hệ ... [xem thêm]

Phenylalanine

(14)
Tên thông thường: phenylalanineTên khoa học: PhenylalanineTìm hiểu chungPhenylalanine dùng để làm gì?Phenylalanine là một axit amin. Có ba dạng phenylalanine: D-phenylalanine, ... [xem thêm]

Dược liệu địa liền có công dụng gì?

(83)
Tên thường gọi: Địa liềnTên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khươngTên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…Tên khoa học: ... [xem thêm]

Cây vuốt mèo

(84)
Tìm hiểu chungCây vuốt mèo dùng để làm gì?Cây vuốt mèo được sử dụng như thuốc kích thích miễn dịch, thuốc chống viêm và thuốc tránh thai. Cây vuốt mèo ... [xem thêm]

Calendula

(68)
Tên thường gọi: Caléndula, Calendule, English Garden Marigold, Fleur de Calendule, Fleur de Tous les Mois, Garden Marigold, Gold-Bloom, Holligold, Marigold, Marybud, Pot Marigold, Souci des ... [xem thêm]

Carnosine

(62)
Tên thông thường: B-Alanyl-L-Histidine, B-Alanyl Histidine, Beta-alanyl-L-histidine, Bêta-Alanyl-L-Histidine, Carnosina, L-Carnosine, N-Acetyl-Carnosine, N-Acétyl-Carnosine, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN