Trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường, nếu mẹ không chú ý giữ ấm cho cơ thể bé thì sẽ rất dễ khiến trẻ bị ho, sổ mũi và sốt. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bố mẹ đề phòng, xử trí mỗi khi bé bị ho rất hiệu quả mà lại có thể thực hiện hoàn toàn tại nhà.
Trẻ em thường bị ho trong những trường hợp nào?
Cảm lạnh và cúm không phải là vấn đề duy nhất gây ho. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra hiện tượng ho ở trẻ như bị dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit dạ dày, không khí khô và hít phải nhiều khói thuốc lá. Ngoài ra, một số loại thuốc dùng để điều trị cho bệnh cao huyết áp và dị ứng có thể gây ho mãn tính.
Hầu hết các trường hợp chúng ta có thể trị ho bằng các biện pháp đơn giản như dùng thuốc ho thảo dược, hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng.
Dù bố mẹ cố gắng áp dụng nhiều phương pháp để điều trị bệnh, tuy nhiên, để bệnh được khỏi hoàn toàn trẻ thường mất khoảng 10 ngày để điều trị bằng những cách tự nhiên.
5 lời khuyên giúp bố mẹ điều trị ho cho trẻ tại nhà
Bổ sung nước cho cơ thể
Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh hoặc cúm gây ra chảy nước mũi. Chất tiết dịch chảy xuống và gây kích thích cổ họng và gây ra hiện tượng ho ở trẻ em. Bố mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung nước, điều này giúp giảm bớt lượng chất nhầy trong mũi. Hơn nữa, uống nước còn giữ lớp chất nhầy luôn được ẩm ướt. Điều này đặc biệt hữu ích trong không khí thời tiết lạnh, một trong những nguyên nhân gây ra ho ở trẻ em.
Uống thuốc điều trị đau họng và sử dụng nước ấm
Khi bé bị ho, bố mẹ có thể cho bé uống thử một giọt tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có thể làm dịu cuống họng và giúp làm giảm cơn ho. Bạn có thể cho trẻ uống trà ấm với mật ong để làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng.
Tắm hơi và sử dụng máy tạo độ ẩm
Để điều trị nhanh chóng ho ở trẻ, bạn có thể áp dụng phương pháp tắm hơi cũng có thể giúp giảm ho bằng cách nới lỏng dịch tiết ở mũi. Cách này có thể giúp bé hạn chế cơn ho, hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh hay dị ứng khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bố mẹ cần lưu ý giữ độ ẩm trong nhà ở mức độ vừa phải và phải vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không xuất hiện nấm mốc trong căn nhà.
Hạn chế các chất kích thích hay hương thơm trong nhà
Nước hoa và thuốc xịt phòng tắm có mùi thơm có vẻ không gây hại gì. Tuy nhiên, đối với một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, những loại này có thể gây viêm xoang mạn tính, tăng thêm chất nhầy dẫn đến ho mạn tính. Bạn có thể kiểm soát bằng cách hạn chế các sản phẩm có mùi thơm như vậy trong căn nhà nhỏ của mình nhé!
Một chất kích thích ảnh hưởng nhiều đến ho là khói thuốc lá. Theo thống kê, những ai hút thuốc thường bị ho và khiến cho mọi người xung quanh mắc các bệnh về đường hô hấp. Nếu trong nhà có người thường xuyên hút thuốc lá, tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp bé thường xuyên hít phải khói thuốc.
Sử dụng thuốc để điều trị
Nếu bạn đã cố gắng thử các phương pháp điều trị trên như tắm hơi, uống trà nóng nhưng vẫn không bớt ho…Tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bé những loại thuốc ho như:
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi làm giảm sung huyết mũi bằng cách giảm sản xuất chất nhầy. Thuốc có tác dụng làm khô chất nhầy trong phổi và mở rộng đường hô hấp.
Thuốc thông mũi có cả dạng viên nén, dạng lỏng và thuốc xịt. Những loại thuốc này có thể làm tăng huyết áp, vì vậy những người bị cao huyết áp, bệnh tim hoặc các bệnh khác cần phải cẩn thận khi sử dụng. Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng thuốc thông mũi, điều này có thể dẫn đến nóng trong người dẫn đến ho khan.
Đối với dạng thuốc xịt, nếu trẻ sử dụng trong hơn 3 hoặc 4 ngày, có thể dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn trở lại. Tốt nhất là bạn nên sử dụng trong 2-3 ngày và dừng lại.
Thuốc ức chế ho và điều trị đờm
Nếu con bạn đang ho rất nhiều kèm theo triệu chứng ngực đau. Bạn cần chú ý đến cơn ho của trẻ và cho con sử dụng dextromethorphan. Theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc ho vào ban đêm.
Những loại thuốc kể trên có nhiều tác dụng phụ đặc biệt khi sử dụng với trẻ nhỏ, tốt nhất ba mẹ không được tự ý sử dụng mà hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể xem thêm:
- Đề phòng viêm thanh khí phế quản cho trẻ khi mùa đông về?
- Để bé không tự ti vì đái dầm