Phương pháp phòng ngừa bệnh rubella

(3.57) - 89 đánh giá

Bệnh rubella thường gặp ở trẻ em, nhưng mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Nếu thai phụ bị bệnh rubella thì em bé sinh ra dễ bị một số khiếm khuyết. Vì chưa có cách điều trị bệnh triệt để nên cách tốt nhất là phòng bệnh rubella bằng cách tiêm ngừa.

Rubella là gì?

Rubella, còn gọi là bệnh sởi Đức, là một bệnh nhiễm virus gây ra phát ban đỏ trên cơ thể. Bên cạnh phát ban, người bệnh thường bị sốt và sưng hạch bạch huyết. Virus rubella gây bệnh lây từ người sang người qua đường không khí. Virus tồn tại trong đường mũi họng và được phát tán vào không khí khi người bệnh ho hay hắt hơi. Tiếp xúc với các dịch đường mũi họng, chia sẻ thức ăn đồ uống với người bệnh khiến bạn có khả năng bị lây nhiễm rubella. Ngoài ra, rubella cũng lây truyền từ mẹ sang con.

Một số người bị nhiễm rubella mà không hề hay biết do triệu chứng chưa biểu hiện ra bên ngoài. Trong giai đoạn này, họ vô tình trở thành nguồn bệnh lây nhiễm cho nhiều người khác.

Triệu chứng rubella

Biểu hiện của bệnh rubella ở trẻ em thường khá nhẹ nhàng, đôi khi còn không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là phát ban màu hồng, hoặc nổi đốm đỏ. Các đốm ban xuất hiện đầu tiên trên khuôn mặt, sau đó lan dần xuống phần còn lại của cơ thể. Phát ban kéo dài khoảng 3 ngày và đi cùng một số dấu hiệu sau đây:

  • Sốt nhẹ (khoảng 37 độ C)
  • Mắt sưng và có màu hơi đỏ hồng (viêm kết mạc)
  • Đau đầu
  • Các hạch sau tai và hạch ở cổ sưng lên
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Ho
  • Đau khớp (triệu chứng này phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ)

Để xác định chắc chắn một người có bị bệnh rubella hay không, cách tốt nhất là đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm máu.

Biến chứng của bệnh rubella

Như đã nêu ở phần trên, rubella là bệnh truyền nhiễm, và nguyên nhân chính của bệnh là virus rubella. Trong hầu hết các trường hợp, người từng nhiễm bệnh sẽ được miễn dịch vĩnh viễn, tức là không mắc bệnh lại. Một số biến chứng của bệnh (nếu có) chỉ xoay quanh một số vấn đề về khớp. Nhiều phụ nữ trẻ bị viêm khớp ở ngón tay, cổ tay, đầu gối trong một tháng. Trong một số ít trường hợp, rubella gây nhiễm trùng tai (viêm tai giữa – otitis media) hoặc viêm não (encephalitis).

Những rủi ro nếu mắc bệnh rubella khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo sợ, vì hậu quả của căn bệnh đối với em bé rất nghiêm trọng, đến mức gây tử vong trong một số trường hợp. Theo số liệu thống kê, nếu thai phụ bị rubella trong 12 tuần đầu tiên thuộc giai đoạn phát triển của thai kỳ thì khả năng trẻ phát triển hội chứng rubella bẩm sinh lên đến 80%. Hội chứng này gây ra một hoặc nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cả cuộc đời con trẻ về sau, bao gồm:

  • Chậm phát triển
  • Đục thủy tinh thể
  • Điếc
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Khiếm khuyết ở các cơ quan khác
  • Thiểu năng trí tuệ

Tùy vào thời gian người mẹ bị nhiễm bệnh mà những rủi ro thai nhi có khả năng mắc phải sẽ khác nhau:

  • Nếu thai nhi bị nhiễm rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, em bé sinh ra nhiều khả năng sẽ mắc phải nhiều khiếm khuyết trọn đời. Thường gặp nhất là các vấn đề về mắt, thính giác và tổn thương ở tim.
  • Nếu thai nhi bị nhiễm rubella trong khoảng từ tuần 12 đến 20 của thai kỳ, ảnh hưởng sẽ ít nặng nề hơn.
  • Nếu thai nhi bị nhiễm rubella sau tuần 20 của thai kỳ thì hiếm khi gặp rủi ro nghiêm trọng.

Trẻ mắc rubella bẩm sinh sẽ tiếp tục bị bệnh trong khoảng hơn một năm sau đó, đồng nghĩa với việc trẻ có khả năng lây bệnh cho người khác trong thời gian này.

Theo kinh nghiệm thực tế của các bác sĩ, nhiễm bệnh rubella trong 3 tháng đầu tiên mang thai thường tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng nhất, nhưng thực tế thì bản thân việc bị nhiễm rubella trong thai kỳ đã là một mối nguy. Vậy nên, việc nâng cao ý thức của người dân (nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) đối với phòng ngừa bệnh rubella bằng hình thức tiêm chủng là hết sức quan trọng.

Phòng ngừa bệnh rubella

Để phòng ngừa bệnh rubella, tiêm phòng là cách hữu hiệu nhất. Người ta thường tiêm MMR, một loại vaccine an toàn và có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa cả 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.

Khi nào thì tiêm phòng rubella?

Trẻ em được khuyến nghị tiêm vaccin MMR một đợt trong giai đoạn 12-15 tháng tuổi và một đợt nữa trong giai đoạn từ 4-6 tuổi, trước khi nhập học tiểu học.

Nếu lúc còn nhỏ chưa tiêm phòng thì những phụ nữ chưa/có dự định mang thai được khuyên nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng (hoặc ít nhất là một tháng) để tránh những rủi ro không đáng có nếu chẳng may bị nhiễm rubella trong thai kỳ.

Những người có dự định đi du lịch cần lên kế hoạch tiêm phòng rubella trước chuyến đi. Do mũi tiêm đầu tiên ở trẻ nhỏ là khi trẻ được 12-15 tháng tuổi nên đối với trẻ nhỏ hơn, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm phòng cho trẻ nếu trẻ đã đạt 6 tháng tuổi (độ tuổi nhỏ nhất để tiêm phòng vaccin MMR).

Những đối tượng nên đi tiêm phòng rubella và nhóm chống chỉ định

Đối tượng nên đi tiêm phòng rubella bao gồm:

  • Phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ và chưa mang thai
  • Người học tập và làm việc trong các trường học, những người thường xuyên đi đến nhiều địa phương, khu vực địa lý khác nhau
  • Người công tác trong bệnh viện, cơ sở y tế, vốn phải tiếp xúc thường xuyên với nhiều mầm bệnh
  • Người công tác trong các cơ sở chăm sóc trẻ em

Đối tượng thuộc nhóm chống chỉ định, không được tiêm vaccine:

  • Thai phụ hoặc phụ nữ có kế hoạch mang thai trong vòng 4 tuần sau đó
  • Những người dị ứng hoặc mẫn cảm với gelatin, neomycin hoặc phản ứng với một liều vaccine MMR trước đó. Phản ứng do dị ứng có khả năng đe dọa đến tính mạng nên tuyệt đối không được chủ quan.
  • Những người bị ung thư, các chứng rối loạn về máu (cũng như một vài chứng bệnh khác), hoặc người đang dùng thuốc có tác động nhất định lên hệ thống miễn dịch

Thông tin về vaccine rubella và những lưu ý

Vaccine có thể ở dạng đơn trị (chỉ nhắm tới một mầm bệnh) hoặc phổ biến hơn khi được kết hợp với các vaccin khác trong cùng 1 liều như vaccine phòng bệnh sởi (MR), sởi và quai bị (MMR) hoặc sởi, quai bị và thủy đậu (MMRV).

Sau khi tiêm phòng vaccine MMR (loại được dùng phổ biến nhất) thì có khả năng sẽ xảy ra một vài phản ứng phụ như:

  • Đối với thành phần vaccine sởi:
    • Đau nhức nhẹ ở vị trí tiêm, thường khỏi sau 2-3 ngày
    • Sau khi tiêm 1-2 tuần sẽ có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài 1,2 ngày: Phản ứng ít gặp
    • Phát ban: Cứ 100 người thì có khoảng 2 người bị phản ứng phụ phát ban
    • Viêm não: Xác suất là 1/1.000.000 trường hợp. Phản ứng phụ có liên quan đến vaccine hay không vẫn chưa được chứng minh
  • Đối với thành phần vaccine quai bị:
    • Sốt nhẹ
    • Hai tuyến ở mang tai bị viêm. Đối với nam giới, có thể xảy ra tình trạng viêm tinh hoàn.
    • Sốt, sốt động kinh, viêm màng não vô khuẩn: Hiếm khi xảy ra
  • Đối với thành phần vaccine rubella:
    • Khớp viêm và sưng đau: tình trạng kéo dài trong khoảng 2 tuần, thường gặp ở nữ giới trẻ tuổi, hiếm thấy ở trẻ em và nam giới
    • Sốt nhẹ
    • Sưng hạch bạch huyết
    • Đau cơ
    • Sốc phản vệ: tuy nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp

Theo các bác sĩ, phụ nữ đang mang thai không được tiêm vaccine MMR để tránh nguy cơ gây quái thai. Thai phụ nếu lỡ tiêm phòng rubella khi không biết mình đang có thai thì cần tham vấn bác sĩ. Theo số liệu ghi nhận được, phụ nữ tiêm phòng rubella khi mang thai thường không gặp biến chứng nghiêm trọng nào. Em bé sinh ra cũng không bị khiếm khuyết hay dị tật vĩnh viễn nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sử dụng thuốc Eumovate thế nào là hiệu quả?

(47)
Thuốc bôi Eumovate® có tác dụng điều trị chàm và viêm da rất hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không hiểu hết cách dùng cũng như tác dụng chính ... [xem thêm]

Ăn một mình ở nhà chẳng sợ cô đơn!

(50)
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Nếu trẻ cứ có suy nghĩ này thì khi lớn ... [xem thêm]

6 cách giúp mẹ kiểm soát bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

(48)
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường khiến mẹ lo lắng khi thấy con có biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm… Vậy mẹ nên làm gì để có thể bảo ... [xem thêm]

Cùng anh chị em chăm sóc cha mẹ mắc bệnh hiệu quả

(27)
Người ta hay nói: “Ba mẹ nuôi con bằng trời bằng biển, con nuôi ba mẹ tính tháng tính ngày”, việc chăm sóc ba mẹ lớn tuổi từ xưa đã là một đạo hiếu ... [xem thêm]

Săng giang mai và mối quan hệ với bệnh giang mai

(73)
Rất nhiều người còn mơ hồ về săng giang mai và không biết nó có liên quan gì với bệnh giang mai hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn ... [xem thêm]

14 căn bệnh gây thay đổi tính cách bạn có thể chưa biết!

(77)
Mỗi người đều có một tính cách riêng, thường sẽ theo bạn suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ở vài thời điểm nhất định, một số bệnh lý có khả năng gây ra ... [xem thêm]

5 thói quen giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả

(86)
Bạn muốn ngăn ngừa ung thư và bảo vệ sức khỏe nhưng lại chưa biết cần phải làm gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp thắc mắc này ... [xem thêm]

Giúp trẻ mắc chứng khó đọc học tốt hơn

(44)
Chứng khó đọc là một dạng khó khăn trong học tập. Biểu hiện của hội chứng này là trẻ khó khăn trong việc nhận thức và hiểu được ngôn ngữ. Hội ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN