Phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng

(3.77) - 22 đánh giá

Với sự tiến bộ của y học ngày nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng xuất hiện. Bạn đã biết đến những phương pháp phổ biến này hay chưa?

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bạn cần phải làm gì để phát hiện bệnh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề này.

Bác sĩ sẽ thực hiện rất nhiều xét nghiệm để chẩn đoán ung thư và xem ung thư đã di căn đến các phần khác trong cơ thể hay chưa. Vài xét nghiệm cũng cho biết phương pháp điều trị nào là tốt nhất. Với đa số loại ung thư, sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán ung thư. Nếu không thể sinh thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành các xét nghiệm khác để chẩn đoán ung thư. Danh sách sau đây liệt kê các phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Và không phải mọi xét nghiệm đều được tiến hành ở từng người. Bác sĩ của bạn sẽ xem xét những vấn đề này trước khi chọn loại xét nghiệm:

  • Tuổi tác và tình trạng bệnh lý;
  • Loại ung thư nghi ngờ mắc phải;
  • Dấu hiệu và triệu chứng;
  • Kết quả những xét nghiệm trước đó.

Cùng với khám lâm sàng, những xét nghiệm sau cũng giúp chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh án của bạn và gia đình.

Nội soi đại trực tràng

Phương pháp này cho phép bác sĩ khám bên trong đại tràng và trực tràng trong khi bệnh nhân hôn mê. Bác sĩ nội soi là người chuyên thực hiện xét nghiệm này. Nếu tìm thấy ung thư đại trực tràng, các bác sĩ sẽ rất khó chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ di căn ung thư cho đến khi khối u được cắt bỏ.

Sinh thiết

Sinh thiết được xem là phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng mang lại hiệu quả cao. Sinh thiết là việc cắt một mẫu nhỏ mô để xét nghiệm dưới kính hiển vi. Những xét nghiệm khác cũng có thể đoán được ung thư, nhưng chỉ có sinh thiết mới có thể chẩn đoán chắc chắn ung thư đại trực tràng. Bác sĩ giải phẫu sẽ tiến hành phân tích mẫu mô từ sinh thiết. Sinh thiết có thể được thực hiện trong khi nội soi hoặc trong khi mổ. Đôi khi, chụp CT hoặc siêu âm được dùng để hướng dẫn sinh thiết bằng kim. Sinh thiết bằng kim lấy mô qua da bằng một cây kim được đâm vào khối u.

Xét nghiệm máu

Vì ung thư đại trực tràng thường gây xuất huyết ruột già nên bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu máu. Xét nghiệm số lượng hồng cầu trong máu sẽ cho thấy bạn có đang thiếu máu hay không.

Một xét nghiệm máu khác giúp phát hiện hàm lượng protein carcinoembryonic antigen (CEA). Nồng độ CEA cao chứng tỏ ung thư đã di căn sang các phần khác của cơ thể. Xét nghiệm CEA không thể chẩn đoán chắc chắn ung thư đại tràng vì nồng độ CEA chỉ cao đối với khoảng 60% số người bị ung thư đại tràng đã di căn. Hơn nữa, vài bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nồng độ CEA. Xét nghiệm CEA thường được dùng để giám sát ung thư đại trực tràng đối với bệnh nhân đang được chữa trị, thay vì để xét nghiệm sàng lọc.

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)

Chụp CT tạo nên một hình ảnh 3D từ phần bên trong cơ thể bằng tia X. Máy tính sau đó kết hợp những hình ảnh này thành khung nhìn cắt lớp chi tiết, thể hiện rõ những điểm bất thường hay những khối u. Chụp CT cũng có thể được dùng để đo kích thước của khối u. Đôi khi, bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể bệnh nhân một chất tương phản đặc biệt gọi là chất cản quang để hình ảnh chụp được chi tiết hơn. Chất này được tiêm vào mạch máu hoặc uống dưới dạng thuốc viên. Với một người bị ung thư đại trực tràng, chụp CT giúp kiểm tra liệu ung thư có di căn đến phổi, gan và các cơ quan khác chưa. Người ta thường chụp CT trước khi phẫu thuật.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp chụp MRI dùng từ trường, không phải tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. Chụp MRI cũng được dùng để đo kích cỡ khối u. Bác sĩ sẽ đưa một loại thuốc nhuộm đặc biệt gọi là chất cản từ vào cơ thể bệnh nhân để tạo nên hình ảnh rõ nét hơn. Thuốc nhuộm này có thể được tiêm hoặc uống dạng viên. Chụp MRI là xét nghiệm chụp tốt nhất để biết được ung thư đại tràng đã di căn hay chưa.

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng kịp thời giúp ích cho bệnh nhân rất nhiều trong quá trình điều trị. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguy cơ và nguyên nhân gây nhiễm trùng máu hàng đầu

(77)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và cần can thiệp y tế ngay lập tức. Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng ... [xem thêm]

Điểm danh 10 lợi ích của chơi cờ vua với trẻ em

(22)
Những lợi ích của chơi cờ vua đối với sự phát triển trí não của bé đã khiến không ít phụ huynh cảm thấy bất ngờ. Nếu muốn con yêu tăng cường trí ... [xem thêm]

Oral sex: Quan hệ bằng miệng không đáng sợ như bạn nghĩ

(50)
Oral sex vẫn đang chủ để khiến nhiều người ngại ngùng, lo sợ do tâm lý không muốn nhắc tới chuyện phòng the. Tuy nhiên, đây lại là “gia vị” khiến ... [xem thêm]

Uống thuốc hết hạn sử dụng có sao không?

(65)
Thuốc hết hạn sử dụng chẳng những không còn tác dụng trị bệnh mà còn có thể đẩy bạn vào nguy cơ gặp biến chứng chết người. Nếu không biết cách ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn

(92)
Giang mai là căn bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động tình dục. Người bệnh thường không biết mình mắc căn bệnh này và vô tình lây cho người ... [xem thêm]

8 loại nước bù điện giải lành mạnh cho cơ thể

(38)
Hằng ngày chúng ta đều bị mất một lượng điện giải tự nhiên qua mồ hôi và chất thải của cơ thể. Tuy nhiên, trong nước lọc thông thường lại không ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn giảm mệt mỏi khi hành kinh

(14)
Giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh có thể khiến mức năng lượng giảm mạnh, dẫn đến cảm giác mệt mỏi uể oải cả ngày dài. Để giảm cảm giác mệt ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên cân nhắc điều gì khi ăn tỏi?

(44)
Từ lâu, tỏi đã trở thành gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt. Với mẹ bầu, việc sử dụng tỏi cũng giống như con dao hai lưỡi, vì thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN