Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến giấc ngủ

(3.7) - 66 đánh giá

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có mối liên quan trực tiếp đến giấc ngủ và chứng mất ngủ. Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xảy ra ở mọi đối tượng.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một trong những chứng bệnh liên quan đến rối loạn lo âu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, những bé trai được chẩn đoán ADHD cũng dễ mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Đặc trưng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh có hai yếu tố đặc trưng là nỗi ám ảnh và sự ép buộc. Trong đó, nỗi ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc hành động dai dẳng. Chúng thường được liên kết với trạng thái lo lắng hoặc đau khổ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có một nỗi ám ảnh phổ biến liên quan đến sự sạch sẽ và luôn tin rằng mọi đồ vật đều bị nhiễm trùng.

Một số bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể thường xuyên lo lắng về một nhiệm vụ nào đó không thể hoàn thành hoặc thực hiện không đúng quy cách như đóng cửa, tắt bếp, tắt điện…

Những ám ảnh này sẽ bị triệt tiêu khi người bệnh có suy nghĩ hoặc hành đồng khác. Chúng được gọi là sự ép buộc.

Ép buộc ở đây được hiểu là hành động lặp đi lặp lại có chủ ý để phản ứng lại với một nỗi ám ảnh cụ thể. Bằng cách thực hiện những hành vi bắt buộc này, người bệnh sẽ tạm thời xoa dịu được nỗi ám ảnh.

Những biểu hiện phổ biến của sự ép buộc trong bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm rửa tay, kiểm tra một nhiệm vụ nào đó trong nhà, đặt hàng trực tuyến, cầu nguyện… Mỗi hành vi được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong ngày, kể cả khi chúng không cần thiết.

Những hành vi ép buộc này sẽ giúp bệnh nhân xoa dịu tâm trạng của mình nhưng nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Chẳng mấy chốc, sự lo lắng và hành động bắt buộc này sẽ được lặp lại.

Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến giấc ngủ và chứng mất ngủ

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây ra những tác động đáng kể đến hoạt động sống thường ngày của bệnh nhân. Bệnh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ bằng cách khiến người bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm.

Trên thực tế, ở một số bệnh nhân, những suy nghĩ và hành vi liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ bị gián đoạn khi ngủ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Khi bạn cố gắng ngủ nhưng liên tục nghĩ về những điều bạn cần phải kiểm tra nên bạn sẽ bị mất ngủ. Khi đó, những suy nghĩ này sẽ khiến bạn phải ra khỏi phòng ngủ, đi kiểm tra lại những điều bạn đang nghĩ đến để trấn an bản thân.

Mặc dù vâỵ, các bác sĩ tâm thần cho rằng không phải 100% người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Những ảnh hưởng tiêu cực về giấc ngủ có thể xảy ra do những yếu tố khác như bệnh trầm cảm – thường tồn tại song song với rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nếu bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày theo hướng tiêu cực, bệnh nhân cần tích cực điều trị để lặp lại sự cân bằng cho bản thân và gia đình.

Người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều lựa chọn điều trị. Một trong số đó là dùng thuốc. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng (bao gồm clomipramine) và thuốc ức chế thụ thể serotonin có chọn lọc (SSRI) bao gồm:

– Fluoxetine

– Flovoxamine

– Paroxetine

– Sertraline

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý hoặc trị liệu hành vi nhận thức. Trong những trường hợp rất hiếm, phương pháp phẫu thuật cấy ghép chất kích thích não có thể được sử dụng để làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đàn ông suy nghĩ gì khi nhìn vào vòng một của phụ nữ?

(18)
Vòng một của phụ nữ luôn là vũ khí sắc bén nhất đối với phái mạnh. Đàn ông không chỉ si mê những cô nàng có vòng ngực “khủng” mà còn bị “ngã ... [xem thêm]

Khoa học tâm lý về màu sơn tường

(34)
Trang trí nhà cửa thường được xem như một vấn đề về thẩm mỹ của riêng mỗi người. Tuy nhiên, các nghiên cứu tâm lý học về màu sắc cho rằng màu sơn ... [xem thêm]

8 lỗi thường gặp khiến bạn dễ “mất điểm” trong nụ hôn đầu

(90)
Nếu không trang bị những kỹ năng cơ bản khi gần gũi nhau, rất có thể nụ hôn đầu của bạn sẽ trở thành “thảm họa” của cả hai đấy!Mối quan hệ say ... [xem thêm]

Mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”)

(45)
Định nghĩaChứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”) là bệnh gì?Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng ... [xem thêm]

9 đặc điểm của phụ nữ hiện đại khiến đàn ông say đắm

(73)
Đã bao giờ tự hỏi đặc điểm của phụ nữ hiện đại như thế nào thì dễ quyến rũ cánh đàn ông trong lần gặp đầu tiên? Thật ra, mỗi người phụ nữ ... [xem thêm]

Liệu pháp ánh sáng

(44)
Tìm hiểu chungLiệu pháp ánh sáng là gì?Liệu pháp ánh sáng hay quang trị liệu là một biện pháp nhằm điều trị trầm cảm theo mùa (SAD) và một số tình trạng ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị từ chối một cách hiệu quả

(72)
Việc bị từ chối dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng khiến người trải qua cảm thấy buồn rầu và đau lòng. Thậm chí, chúng có thể gây ra ám ảnh và hình ... [xem thêm]

5 thực phẩm giúp bạn hết lo âu căng thẳng mỗi ngày

(27)
Cuộc sống hàng ngày với nhiều nỗi lo âu căng thẳng có khiến bạn mệt mỏi? Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng có những loại thực phẩm tốt cho tâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN