Bố mẹ nên làm gì khi con bị thừa cân?

(4.44) - 13 đánh giá

Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình của bé.

Một đứa trẻ bụ bẫm trông rất đáng yêu, nhưng nếu có thói quen cho trẻ ăn quá nhiều đã khiến bé bị thừa cân thì bạn hãy thay đổi. Thừa cân sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe cũng như khiến con yêu gặp các vấn đề về tâm lý về bề ngoài của mình.

Cách xác định con bị thừa cân

Việc xác định thừa cân ở trẻ nhỏ không phải là việc dễ. Mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, lượng chất béo của một bé sẽ thay đổi theo tuổi tác và khác nhau giữa trai và gái.

Để xác định con bị thừa cân hay không, bạn có thể tính chỉ số khối cơ thể của trẻ (BMI). BMI được tính bằng tổng cân nặng đem chia cho bình phương chiều cao, kết quả sẽ được đối chiếu với bảng chỉ số BMI chuẩn để xác định xem trẻ thuộc loại béo, gầy hoặc bình thường. Chỉ số BMI của trẻ còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thường được gọi là BMI theo độ tuổi (BMI-for-age).

Các bác sĩ thường sử dụng chỉ số này để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ. Thống kê chỉ số BMI cho trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Trọng lượng khỏe mạnh: từ 5 đến 84%
  • Thừa cân: 85% đến 94%
  • Béo phì: 95% trở lên.

Bảng chỉ số BMI chuẩn bé gái từ 2 – 20 tuổi

Bảng chỉ số BMI chuẩn bé trai từ 2 – 20 tuổi

Làm thế nào giúp trẻ phát triển thói quen lành mạnh?

Bố mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống, các hoạt động thể chất và thói quen ngủ lành mạnh. Ví dụ, dạy cho con cân bằng giữa lượng thực phẩm nạp vào cùng với các hoạt động thể chất hàng ngày của trẻ. Đưa bé đi siêu thị và để con chọn những loại thực phẩm lành mạnh.

Dưới đây là một số cách để giúp trẻ phát triển các thói quen lành mạnh:

  • Làm gương cho trẻ. Hãy ăn những thực phẩm lành mạnh và tham gia nhiều hoạt động thể chất. Trẻ em là những người học rất nhanh và chúng thường sao chép những gì mà chúng nhìn thấy.
  • Nói chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc có một sức khỏe tốt và cách để có được điều đó.
  • Thảo luận về các hoạt động thể thao và các loại thực phẩm tốt cho cơ thể.
  • Trẻ em nên có ít nhất một giờ tập thể dục và không nên ngồi quá 2 giờ trước màn hình máy vi tính, tivi và các thiết bị di động mỗi ngày.
  • Thảo luận với trẻ cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và những hoạt động bổ ích tại trường học và ở những nơi khác bên ngoài nhà bạn.
  • Cả gia đình phải cùng chung tay để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho tất cả các thành viên được khỏe mạnh và trẻ cũng sẽ không cảm thấy bị phân biệt đối xử vì mình bị thừa cân.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giấc ngủ và cân nặng đã chỉ ra rằng có một số mối liên hệ giữa tình trạng thừa cân và việc ngủ không đủ giấc ở trẻ nhỏ.

Những biện pháp cải thiện thói quen ăn uống của trẻ

Thói quen ăn uống tác động khá nhiều đến việc cải thiện hình thể, sức khỏe khi con bị thừa cân. Ngoài việc cho trẻ ăn ít những thực phẩm có chứa nhiều calorie, chất béo, đường và muối, bạn còn có thể cải thiện bữa ăn của trẻ bằng những cách thêm vào những thực phẩm như:

  • Hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt
  • Thịt nạc, gia cầm, hải sản, đậu, các sản phẩm từ đậu nành, trứng
  • Sữa, các sản phẩm sữa hoặc chất thay thế sữa không có chất béo hoặc ít chất béo, chẳng hạn như sữa đậu nành có bổ sung canxi và vitamin D, thay vì sữa nguyên kem
  • Sinh tố trái cây và rau củ không có chất béo hoặc ít chất béo, thay vì sữa chua hoặc kem
  • Nước lọc, sữa không có chất béo hoặc ít chất béo thay vì nước ngọt và các loại đồ uống có đường khác.

Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách cố gắng:

  • Không cho bé ăn quá nhiều trong bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ. Bắt đầu với một lượng thức ăn nhỏ và hỏi xem trẻ có còn đói hay không. Nếu trẻ ăn đồ hộp, hãy đọc thông tin dinh dưỡng ghi trên bao bì để xem thực phẩm ấy có chứa quá nhiều calorie, chất béo và đường hay không.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn lành mạnh. Đừng để những thực phẩm và đồ uống có lượng calorie cao xuất hiện trong tầm mắt của trẻ.
  • Ít ăn thức ăn nhanh. Nếu bạn đưa trẻ đến cửa hàng thức ăn nhanh, hãy khuyến khích trẻ chọn những món ăn lành mạnh như trái cây cắt lát thay vì khoai tây chiên.
  • Ngồi ăn cơm cùng gia đình càng thường xuyên càng tốt và đừng ăn quá vội vàng.
  • Đừng cho trẻ ăn khi trẻ đang ngồi trước màn hình tivi, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Làm thế nào để giúp trẻ có lối sống năng động hơn?

Cố gắng tạo ra những hoạt động thể thao vui vẻ. Trẻ em cần vận động khoảng 60 phút mỗi ngày. Bạn có thể cho trẻ tập những bài tập ngắn 10 phút mỗi lần hoặc thậm chí chỉ 5 phút mỗi lần. Nếu bé không quen với việc vận động, hãy khuyến khích trẻ tập từ từ và tăng dần thời gian cho đến khi trẻ tập đủ 60 phút mỗi ngày. Một số cách để khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày mà bạn có thể thử:

  • Cho trẻ lựa chọn một hoạt động yêu thích để làm thường xuyên, chẳng hạn tham gia một đội thể thao hoặc lớp khiêu vũ, hoặc cả nhà cùng nhau chạy bộ
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động đơn giản, thú vị, có thể tập ở nhà theo cách riêng của mình như nhảy dây, đi xe đạp…
  • Hạn chế thời gian sử dụng máy tính, tivi, điện thoại di động và các thiết bị khác. Không nên cho trẻ dùng quá 2 giờ mỗi ngày.
  • Lên kế hoạch cho trẻ và các thành viên khác trong gia đình tham gia các hoạt động ngoài trời như đi dạo hoặc đi bộ đến một nơi ưa thích.

Bạn có thể giúp trẻ bằng rất nhiều cách và hỗ trợ trẻ trong quá trình lấy lại cân nặng khỏe mạnh, giúp trẻ đặt mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ. Khen thưởng khi bé đạt được những thành tích nhất định.

Cho trẻ biết rằng mình vẫn luôn được yêu thương và là người cực kỳ quan trọng đối với cha mẹ. Những suy nghĩ của trẻ về bản thân thường phụ thuộc vào cách mà trẻ nghĩ cha mẹ cảm thấy mình như thế nào. Hãy lắng nghe những lo lắng của trẻ về cân nặng. Trẻ luôn cần sự hỗ trợ, thông cảm và khuyến khích từ người lớn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[HÌNH ẢNH] Các tư thế quan hệ trong nhà tắm cho “cuộc yêu” nồng nhiệt

(39)
Quan hệ trong nhà tắm là điều mà rất nhiều cặp đôi muốn thử để đem lại cảm giác mới mẻ cho đời sống tình dục của mình. Vậy các tư thế quan hệ ... [xem thêm]

Tác dụng của sá sùng giúp bạn nấu ăn bổ dưỡng

(19)
Sá sùng là nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có giá cả đắt đỏ đến 1.000.000 – 3.000.000 đồng/kg. Vậy tác dụng của sá sùng là ... [xem thêm]

Dễ dàng kiểm tra sức khỏe của con từ chính nước tiểu và phân

(71)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

Ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay và giảm đau nhức với 3 bài tập kéo giãn

(69)
Nếu các bộ phận trên cánh tay bạn bị đau hoặc bị tê, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Vậy bạn đã biết cách điều trị hội chứng ... [xem thêm]

Trái cây sấy khô: Ăn có tốt không?

(74)
Bên cạnh các loại trái cây tươi, trái cây sấy khô là món ăn được rất nhiều người ưa thích vì tiện lợi và dễ ăn. Tuy nhiên, loại trái cây này có thể ... [xem thêm]

Cách giảm mỡ bụng hiệu quả giúp bạn tha hồ mặc đồ đẹp

(97)
Vòng hai kém thon gọn không những khiến bạn khó mặc đồ đẹp mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Liệu có cách giảm mỡ bụng hiệu quả giúp ... [xem thêm]

Phồng đĩa đệm là gì? Cách chữa phồng đĩa đệm

(31)
Bạn đã biết phồng đĩa đệm là gì không? Thật ra, đó là một tình trạng của thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều ... [xem thêm]

8 loại hạt giúp giảm cân bạn nên ăn

(85)
Bạn nghĩ rằng các loại hạt ngũ cốc chứa carbohydrate có thể gây tăng cân nên thường tránh tất cả các loại hạt và ngũ cốc? Thật ra, có nhiều loại hạt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN