Phòng ngừa đột quỵ não dễ hay khó? Xem ngay để biết câu trả lời!

(3.53) - 78 đánh giá

Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi máu cung cấp cho một phần của não bị gián đoạn hoặc giảm, làm mất đi oxy và chất dinh dưỡng của mô não. Trong vòng vài phút, tế bào não bắt đầu chết đi. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân cần phải được cấp cứu và chữa trị kịp thời để giảm thiểu tổn thương não cũng như các biến chứng. Tin tốt là đột quỵ não có thể chữa khỏi và phòng ngừa.

Sau khi bị đột quỵ não, bạn có thể gặp các vấn đề như: sa sút trí nhớ, hay quên, giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Với tình trạng nặng, người mắc đột quỵ còn có thể bị liệt nửa người, cánh tay hoặc một bên chân yếu liệt, gây khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Không dừng lại ở đó, khi trong gia đình có người bị đột quỵ nặng, bắt buộc cần phải có người thân dành thời gian chăm sóc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người chăm sóc và kinh tế trong gia đình. Do đó, tốt nhất, bạn đừng để đột quỵ xảy ra. Muốn vậy, bạn nên chủ động có biện pháp phòng ngừa đột quỵ ngay từ sớm.

Nguyên nhân đột quỵ não

Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ não như:

1. Huyết áp cao: Đây là nguyên nhân gây đột quỵ cao nhất. Nếu huyết áp của bạn thường là 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn nên đến bệnh viện để điều trị ngay và được các bác sĩ đưa ra giải pháp tốt nhất.

2. Thuốc lá: Hút thuốc làm tăng tỷ lệ mắc đột quỵ của bạn. Nicotine trong thuốc lá làm cho huyết áp của bạn tăng lên. Khói thuốc lá cũng gây tích tụ mỡ ở động mạch cổ. Nó cũng làm máu đặc hơn và dễ hình thành cục máu đông.

3. Bệnh tim: Người bị bệnh tim như khiếm khuyết van tim, rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều chiếm 1/4 các trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi. Bạn cũng có thể bị tắc động mạch do bị mỡ lắng đọng.

4. Đái tháo đường: Những người bị bệnh này thường có huyết áp cao và cũng có khả năng thừa cân. Cả hai điều này đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu, khiến đột quỵ dễ xảy ra hơn.

5. Cân nặng: Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên nếu bạn thừa cân. Mỗi ngày, bạn hãy đi bộ nhanh 30 phút hoặc tập các bài tập tăng cường cơ bắp.

6. Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như thuốc làm loãng máu, liệu pháp hormone, thuốc ngừa thai…

7. Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, ngay cả trẻ sơ sinh. Nguy cơ này càng tăng khi bạn lớn tuổi.

8. Gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người bị đột quỵ não, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ở một số trường hợp, đột quỵ có thể xảy ra do rối loạn gen ngăn chặn máu đến não.

9. Giới tính: Phụ nữ ít bị đột quỵ hơn nam giới cùng độ tuổi, nhưng lại hay bị đột quỵ ở độ tuổi muộn hơn, khiến họ ít có khả năng hồi phục và nhiều khả năng tử vong.

Dấu hiệu đột quỵ

Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu điển hình của đột quỵ não

Theo dõi các dấu hiệu đột quỵ nếu bạn nghĩ rằng, mình hoặc người khác sắp bị đột quỵ. Chú ý thời điểm các dấu hiệu này bắt đầu. Nếu phát hiện chậm trễ dấu hiệu đột quỵ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và có thể dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu đó bao gồm:

  • Gặp khó khăn khi nói và hiểu lời người khác: Bạn bất ngờ có thể gặp khó khăn khi nói hoặc hiểu lời nói của người khác.
  • Tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân: Bạn có thể bị yếu hoặc tê liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân. Điều này thường xảy ra ở một bên cơ thể. Hãy cố gắng giơ cả hai tay lên đầu cùng lúc. Nếu một cánh tay bắt đầu rơi xuống, bạn có thể bị đột quỵ. Ngoài ra, một bên miệng có thể bị xệ xuống khi bạn mỉm cười.
  • Gặp rắc rối về thị giác: Bạn có thể đột ngột bị nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt, hay có thể nhìn đôi.
  • Đau đầu: Đau đầu đột ngột dữ dội, kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức, có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ.
  • Khó khăn khi đi lại: Bạn có thể bị vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hay mất sự phối hợp của cơ thể.

Khi nào đến bệnh viện ngay?

Gọi cấp cứu 115 ngay để được chăm sóc y tế khi bạn thấy có những dấu hiệu đột quỵ. Để dễ nhớ các dấu hiệu này, bạn có thể nhớ từ FAST. Đây là từ viết tắt của:

  • Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người bệnh cười để xem một bên mặt có bị xệ xuống không?
  • Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai tay để xem một cánh tay có bị rơi xuống không? Hay cánh tay không thể giơ lên được?
  • Giọng nói (Speech): Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Bạn kiểm tra xem người đó có nói được không hay chỉ ú ớ, nói ngọng.
  • Thời gian (Time): Nếu bạn quan sát thấy bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây thì hãy gọi 115 ngay lập tức. Cơn đột quỵ càng lâu sẽ càng khó điều trị, khả năng tổn thương não và khuyết tật càng lớn.

Sơ cứu người bị đột quỵ

Khi người đột quỵ ngưng thở, bạn phải thực hiện hồi sức tim phổi cho bệnh nhân

Đột quỵ có thể gây mất thăng bằng hoặc bất tỉnh, dẫn đến té ngã. Nếu nghi ngờ một người bị đột quỵ, trong lúc chờ đợi xe cứu thương đến, bạn nên thực hiện những bước sau để sơ cứu đột quỵ:

  • Đặt người bị đột quỵ ở vị trí an toàn, thoải mái, nằm nghiêng một bên, đầu hơi nâng cao và hỗ trợ khi họ nôn.
  • Kiểm tra xem họ có đang thở không. Nếu không, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho bệnh nhân. Nếu họ khó thở, hãy nới lỏng quần áo như cà vạt hay khăn quàng cổ.
  • Nói chuyện một cách bình tĩnh để bệnh nhân an tâm.
  • Đắp chăn lại để giữ ấm.
  • Không cho họ ăn hay uống bất cứ món gì.
  • Nếu người bệnh có biểu hiện yếu chi, bạn không được di chuyển họ.
  • Quan sát cẩn thận với bất cứ sự thay đổi nào của bệnh nhân. Hãy nói lại những triệu chứng đột quỵ của người bệnh cho nhân viên y tế, ví dụ như bị ngã hoặc đánh vào đầu.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Phòng ngừa đột quỵ ngay từ sớm là cách tốt nhất để hạn chế những hậu quả nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là những cách giúp bạn chủ động phòng ngừa đột quỵ:

1. Hạ huyết áp

Mục tiêu: Huyết áp lý tưởng là dưới 135/85 mmHg
Thực hiện: Bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không quá 1,5g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, pho mát và kem; nên ăn từ 4 – 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, 2 – 3 phần cá một tuần và tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt cũng như sữa ít chất béo. Nếu cần, dùng thuốc trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Giảm cân

Mục tiêu: Chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là 25 hoặc thấp hơn
Thực hiện: Không ăn quá 1.500 – 2.000 calorie mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI của bạn). Tăng vận động thể chất như đi bộ, chơi golf hoặc tennis đều đặn.

3. Tập thể dục nhiều hơn

Mục tiêu: Tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần
Thực hiện: Đi dạo quanh khu phố sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy. Nếu bạn không có 30 phút liên tiếp để tập thể dục, hãy chia nhỏ ra thành 10 – 15 phút/lần và 2 – 3 lần/ngày.

4. Hạn chế uống bia, rượu

Mục tiêu: Không uống rượu hoặc uống một cách vừa phải
Thực hiện: Mỗi ngày, không uống nhiều hơn một ly rượu và nên uống rượu vang đỏ vì nó chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.

5. Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Mục tiêu: Giữ lượng đường huyết ổn định
Thực hiện: Theo dõi đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Áp dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc để giữ đường huyết ở phạm vi cho phép.

6. Bỏ thuốc lá

Mục tiêu: Bỏ thuốc lá
Thực hiện: Nếu khó từ bỏ thuốc lá, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để chọn ra cách thích hợp nhất với mình. Sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…

Điều trị đột quỵ như thế nào?

Sau khi tiến hành hội chẩn, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân đột quỵ não

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng những cách sau:

1/Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

Thuốc điều trị đột quỵ

Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để làm loãng máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. Aspirin và statin được chứng minh là làm giảm tỷ lệ đột quỵ trong tương lai.

Đặt ống thông tim (catheter)

Nếu thuốc không làm tan cục máu đông, bác sĩ có thể sử dụng ống thông để tiếp cận cục máu đông và loại bỏ nó. Ống thông được luồn qua các mạch máu, hướng về khu vực có cục máu đông và loại bỏ nó. Việc làm này có thể được thực hiện tới 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ.

Phẫu thuật cắt hộp sọ (craniotomy)

Một cơn đột quỵ nặng có thể dẫn đến sưng nghiêm trọng trong não và cần phải phẫu thuật. Phương pháp này giúp giảm sự tích tụ áp lực bên trong sọ trước khi nó trở nên nguy hiểm.

2/ Điều trị đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi phình động mạch não bùng phát hoặc rò rỉ mạch máu yếu. Dạng đột quỵ này khiến máu chảy vào não, tạo ra sưng và làm tăng áp suất trong não. Để điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Phẫu thuật

Để phẫu thuật thành công, mạch máu bất thường phải ở vị trí mà bác sĩ phẫu thuật có thể xử lý được. Nếu bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận động mạch bị ảnh hưởng, họ sẽ loại bỏ nó hoàn toàn, làm giảm nguy cơ vỡ trong tương lai.

Sửa chữa chứng phình động mạch chủ

Sau khi luồn một sợi dây mỏng và ống thông qua các mạch máu và tới khu vực phình động mạch, bác sĩ sẽ thả một cuộn dây bạch kim mềm kích thước bằng sợi tóc vào. Cuộn dây này tạo ra một mạng lưới ngăn máu chảy vào động mạch. Điều này giữ nó khỏi chảy máu hoặc tái xuất hiện.

Cắt phình động mạch

Một lựa chọn điều trị khác là cắt phình động mạch bằng cách lắp đặt vĩnh viễn kẹp để ngăn nó chảy máu nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa, đẩy lùi đột quỵ não nhờ sản phẩm thảo dược

Để chủ động phòng ngừa, cải thiện tình trạng bệnh đột quỵ và cho hiệu quả lâu dài, các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, không gây ra tác dụng phụ, cho hiệu quả lâu dài. Nổi bật trong dòng sản phẩm này tại Việt Nam là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes (*).

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ não hiệu quả

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme được chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng những ưu điểm của món ăn này để chiết xuất enzyme nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; Hỗ trợ điều trị đột quỵ não; Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ não và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

Hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm Nattospes

Có hàng nghìn bệnh nhân đã sử dụng Nattospes để cải thiện các di chứng sau đột quỵ não. Điển hình là anh Nguyễn Văn Thành, ngụ tại 359 đường Ngô Quyền, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sau cơn đột quỵ não, anh phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của gia đình nhưng nhờ dùng Nattospes, hiện nay anh Thành đã tự đứng lên đi lại, hoạt động, làm việc như người khỏe mạnh. Hãy cùng lắng nghe anh chia sẻ về quá trình thoát khỏi các di chứng nặng nề của cơn đột quỵ não tại đây.

Sau khi sử dụng Nattospes để hỗ trợ điều trị đột quỵ não, giờ đây anh Thành đã đi lại bình thường

Ngoài ra, còn có rất nhiều phản hồi tích cực của các bệnh nhân khác sau khi sử dụng Nattospes. Ví dụ, sau khi dùng 22 hộp Nattospes, ông Trần Mạnh Chiến đã hồi phục trí nhớ đến 80%. Hay trường hợp người chú của anh Châu Thắng, đầu của chú đã bớt nhức và huyết áp cũng tương đối ổn định.

Những phản hồi tích cực của bệnh nhân và người nhà về tác dụng cải thiện các triệu chứng đột quỵ não của sản phẩm Nattospes

Giới chuyên gia đánh giá thế nào về tác dụng của Nattospes?

GS. TS. Nguyễn Văn Thông, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam, Chủ nhiệm khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đánh giá hiệu quả của Nattospes trong dự phòng đột quỵ não:
https://www.youtube.com/watch?v=kYEjQtzcKac&feature=youtu.be

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6305; hotline (Zalo/Viber): 091 718 5170/ 091 723 0950.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin quan trọng cho bạn trong việc nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, cách sơ cứu bệnh nhân, các biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Nattospes để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ não ghé thăm nhé!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Vi Cao/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực đơn giúp bạn giảm cân nhanh sau sinh nhưng vẫn đảm bảo đủ sữa

(90)
Sau thời gian dài mang thai và sinh con, vùng bụng của phụ nữ thường trở nên chảy xệ, tích trữ nhiều mỡ. Lúc này, bạn cần có những biện pháp thích hợp ... [xem thêm]

Chăm sóc da: không chỉ dành riêng cho nữ giới

(24)
Để có được một làn da đẹp và trẻ trung, bạn cần bỏ ra không ít nỗ lực mỗi ngày. Diện mạo của bạn vào sáng hôm sau phụ thuộc rất nhiều vào sự ... [xem thêm]

6 tác dụng phụ của thuốc tránh thai bạn không ngờ tới

(32)
Thuốc ngừa thai có thể gây ra những tác dụng phụ bất thường, từ các vấn đề về thị lực đến chứng đau nửa đầu. Vậy bạn cần làm gì nếu những tác ... [xem thêm]

10 điều lầm tưởng về tình yêu mà ai cũng tin nhất mực

(95)
Việc có cảm tình với một người là rất dễ dàng nhưng điều khó khăn nhất lại là làm thế nào để duy trì một mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh. Nếu ... [xem thêm]

Triệu chứng sốt ở trẻ: Bạn đừng xem thường!

(47)
Triệu chứng sốt rất thường gặp ở trẻ em. Cơn sốt thường không có hại gì và thậm chí đó còn là biểu hiện tốt cho thấy cơ thể đang tích cực đấu ... [xem thêm]

Rối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc

(14)
Tìm hiểu chungRối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc là gì?Rối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc là những thay đổi trong suy nghĩ, cảm giác và hành động do ... [xem thêm]

Vô sinh chủ yếu là do đâu?

(53)
Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng gặp phải tình trạng hiếm muộn hoặc vô sinh. Tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ở các cặp vợ chồng Việt Nam hiện nay ... [xem thêm]

13 cách tận dụng khoai tây mà bạn có thể bỏ lỡ

(46)
Bạn chỉ dùng khoai tây để chế biến món ăn và đắp mặt nạ? Thế thì bạn đã bỏ lỡ cách tận dụng khoai tây để tẩy vết rỉ sét, chữa bỏng nhẹ, xóa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN