Ăn khoai lang chiên hay khoai tây chiên tốt hơn?

(4.34) - 43 đánh giá

Khoai lang chiên và khoai tây chiên đều là món ăn vặt rất ngon miệng nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ đối với sức khỏe do cách chế biến nhiều dầu mỡ!

Khoai lang và khoai tây là những loại nông sản rất quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Không chỉ đa dạng trong cách chế biến, hai loại khoai này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể chữa một số loại bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết rằng liệu món khoai tây chiên và khoai lang chiên có hàm lượng dinh dưỡng giống nhau hay không.

Khoai tây chiên

Theo nghiên cứu, khoai tây là một loại thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng khi chúng chứa rất nhiều những hợp chất có lợi như: các vitamin và khoáng chất, protein, nguyên tố vi lượng, tinh bột và chất xơ.

Đặc biệt, hàm lượng chất xơ có trong khoai tây có tác dụng rất lớn trong việc hấp thụ lượng nước thừa trong cơ thể, từ đó giúp duy trì cảm giác no lâu và ngăn chặn những cơn thèm ăn. Có thể nói, khoai tây giúp bạn kiểm soát chặt chẽ lượng thực phẩm mà mình nạp vào hằng ngày.

Khoai tây là loại củ không hề khiến cho cơ thể tăng cân, bởi thực tế nó không chứa hàm lượng cholesterol và có lượng calo chỉ bằng một quả táo lớn. Vì vậy, khoai tây như một thực phẩm vàng cho công cuộc giảm cân của chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, món khoai tây chiên lại đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng chất acrylamide cao nhất. Acrylamide là hợp chất gây ô nhiễm được hình thành trong quá trình chiên hoặc nướng khoai tây, khi nhiệt độ chiên càng cao thì lượng acrylamide càng tăng.

Nhìn chung hàm lượng acrylamide trong thực phẩm không cao nhưng điều đáng lo ngại là nếu phải tiếp xúc lâu dài với chất này có thể ảnh hưởng thần kinh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, khoai tây chiên được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì, tim mạch và tiểu đường. Nguyên nhân là do trong quá trình chế biến, các món như khoai tây chiên ngập dầu kiểu Pháp và khoai tây chiên lát mỏng chứa rất nhiều chất béo, đồng thời những enzyme có trong khoai tây cũng bị biến chất.

Ngoài acrylamide, trong khoai tây chiên còn có glycoalkaloid, hàm lượng muối cao, đây đều là những thành phần ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khoai lang chiên

Nếu như khoai tây chiên là món ăn được ưa chuộng trong các nhà hàng thức ăn nhanh thì khoai lang chiên có vẻ như lại là món ăn dân dã hơn rất nhiều.

Cả khoai lang và khoai tây khi được chế biến đơn giản (luộc, bỏ vỏ) đều chứa hàm lượng nước, carbohydrate, chất béo và protein tương đương nhau. Thêm vào đó, khoai lang và khoai tây đều là nguồn cung cấp vitamin C và kali tuyệt vời.

Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều đường và chất xơ hơn, đôi khi có chỉ số đường huyết thấp hơn. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin A có trong khoai lang cũng cao hơn so với khoai tây. Vì vậy trong một số trường hợp, tác dụng của khoai lang mang lại làm cho loại khoai này trở thành lựa chọn lý tưởng hơn để cải thiện sức khỏe.

Mặt khác, tương tự như khoai tây chiên, món khoai lang nếu được chế biến theo hình thức chiên cũng dễ gây ra các bệnh béo phì, thừa cân bởi chất béo trong quá trình chế biến. Khoai lang rất tốt cho người giảm cân nhưng khoai lang chiên thì ngược lại.

Một số cách chế biến khoai lang và khoai tây

Như đã đề cập đến ở trên, khoai lang và khoai tây đều là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên cách chế biến hai loại khoai này cũng là một điều mà bạn cần phải chú ý nếu không nó sẽ gây ra tác dụng ngược.

Thay vì chỉ ăn khoai lang chiên hay khoai tây chiên thì bạn hãy thử những cách chế biến khác mà Hello Bacsi giới thiệu ở dưới đây!

Cách chế biến khoai tây

  • Khoai tây hấp

Với cách chế biến này, bạn có thể giữ được những chất dinh dưỡng có trong khoai tây và được tránh sự hấp thụ dầu mỡ. Thông thường cần hấp trong khoảng 10 phút, sau đó có thể ăn trực tiếp. Cố gắng không thêm gia vị, nếu cảm thấy khó nuốt thì hãy nhai kỹ và nuốt từ từ.

  • Khoai tây xào

So với khoai tây chiên thì khoai tây xào tốt cho sức khoẻ của bạn hơn. Khoai tây sau khi gọt vỏ, thái sợi, hãy ngâm qua trong nước. Ngâm thêm giấm có thể bảo vệ một số vitamin C trong khoai tây, và trong khi xào dầu sẽ thúc đẩy sự hấp thu chất chống oxy hóa trong khoai tây.

Khoai tây xào chua cay được cho là một vị “thuốc” tốt để điều trị chứng chán ăn, làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy tiêu hóa.

  • Khoai tây hầm

Khoai tây được hầm chung với các loại rau củ khác là một cách chế biến được nhiều người ưa chuộng, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Cách chế biến khoai lang

  • Khoai lang luộc

Khoai lang luộc là món ăn dân dã từ bao đời nay. Với cách chế biến đơn giản đồng thời giữ được các chất dinh dưỡng, khoai lang luộc vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người.

  • Chè khoai lang

Đối với những người thích đồ ngọt thì có thể lựa chọn hình thức chế biến đó là nấu chè. Nguyên liệu chính của món này là khoai lang, nước cốt dừa, bột báng và đường. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận rất rõ mùi vị của từng loại khoai hòa quyện với mùi thơm ngọt béo ngậy của nước cốt dừa.

  • Mứt khoai lang

Một hình thức chế biến khác đối với khoai lang đó là làm mứt. Cách làm mứt khoai lang cũng không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà.

Khoai lang lang chiên và khoai tây chiên đều là những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên nếu ăn nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn khoai tây chiên và khoai lang chiên mà thay vào đó là hãy ăn các món ăn từ hai loại khoai với cách chế biến lành mạnh hơn.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách sử dụng tinh dầu giúp bạn sành sỏi như một chuyên gia

(98)
Tinh dầu từ lâu đời đã là một liệu pháp tự nhiên được ưa chuộng trong làm đẹp và chữa bệnh. Nếu biết cách sử dụng tinh dầu cho nhiều mục đích khác ... [xem thêm]

Học bơi giúp con yêu thêm năng động

(25)
Ngoài mục đích luyện tập và vui chơi, giúp con yêu thêm năng động, học bơi còn là kỹ năng sinh tồn quan trọng. Học bơi là cả một quá trình luyện tập lâu ... [xem thêm]

8 sự thật về cholesterol không phải ai cũng biết!

(21)
Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ thể, nó có thể cho bạn biết về sức khỏe tim mạch trong tương lai. Khi nồng ... [xem thêm]

Lấy lại ham muốn bằng cách chia sẻ việc nhà

(97)
Không một ai có thể phủ nhận rằng đời sống tình dục vợ chồng có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình và giúp cho tình ... [xem thêm]

10 lời khuyên giúp lựa chọn thực phẩm giàu protein

(93)
Protein đóng vai trò quan trọng đối với tất cả những tế bào trong cơ thể. Làm thế nào có thể lựa chọn thực phẩm giàu protein cho hoạt động hàng ngày của ... [xem thêm]

Mất thính lực ở trẻ em: Phân loại và cách điều trị

(32)
Đa số các trường hợp mất thính lực ở trẻ em đều có thể phòng ngừa được. Những phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp các bé phục hồi suy giảm ... [xem thêm]

Ăn chuối mỗi ngày và những lợi ích cho sức khỏe

(43)
Ăn chuối mỗi ngày mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy bạn cần ăn bao nhiêu là đủ? Cần chú ý những gì khi muốn bổ sung chuối vào khẩu ... [xem thêm]

Di chứng không nhận ra người quen sau đột quỵ

(39)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN