Cách ngăn chặn lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

(4.39) - 55 đánh giá

Có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV và lo sợ căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn biết không, các phương pháp điều trị trong suốt quá trình mang thai hoặc cho con bú có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV qua em bé. Những chia sẻ dưới đây có thể giúp các mẹ hiểu rõ hơn về sự lây truyền HIV từ mẹ sang con và những điều mẹ bầu có thể làm để hạn chế nguy cơ lây truyền.

HIV lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu trong những tháng cuối của thai kỳ, trong lúc chuyển dạ và khi mẹ vượt cạn. Theo các nghiên cứu, virus HIV có thể tồn tại trong sữa mẹ, vì vậy, việc mẹ cho con bú cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh.

Mẹ bầu cần biết những gì nếu bị nhiễm HIV?

Nếu mẹ bầu bị nhiễm HIV trong quá trình mang thai, tốt nhất là bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ qua các buổi hẹn với bác sĩ chuyên khoa và yêu cầu xét nghiệm HIV để biết kết quả chính xác. Nếu kết quả dương tính với HIV, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị ngay lập tức. Đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ (khoảng tuần 28) bạn sẽ làm lại xét nghiệm một lần nữa.

Nếu trong suốt thời gian mang thai hoặc cho con bú, bạn nghĩ cơ thể có nguy cơ bị nhiễm HIV, bạn có thể sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV (PEP). PEP có hiệu quả trong vòng 72 giờ kể từ lúc bạn tiếp xúc với HIV và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV sang con?

Nếu kết quả xét nghiệm của bạn dương tính với HIV, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Sử dụng thuốc kháng retrovirus

Hiện nay đã có những thông tin rằng có thể chữa khỏi HIV/AIDS. Tuy nhiên phương pháp điều trị vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, do đó điều trị hiện tại vẫn là sử dụng thuốc kháng retrovirus (ARVs), một loại thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus, do đó duy trì được tải lượng virus thấp nhất trong máu. Các bà mẹ bị nhiễm HIV được khuyến khích nên cho con bú ít nhất đến 12 tháng đầu tiên và nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Điều trị HIV sớm

Khi phát hiện mẹ bị nhiễm HIV, nếu bạn có kế hoạch điều trị hợp lý, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con có thể giảm xuống dưới 1%. Bạn nên tham vấn bác sĩ và trao đổi với bác sĩ về tình trạng thai sản để nhận được lời khuyên từ bác sĩ. Trong 4 đến 6 tuần đầu sau sinh, bạn nên đưa bé đi điều trị để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Chọn phương pháp sinh con phù hợp

Nếu bạn điều trị một cách chính xác, nó sẽ làm giảm tải lượng HIV trong cơ thể của bạn. Điều này có thể giúp bạn lên kế hoạch cho một ca sinh nở bình thường và nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh vô cùng thấp.

Nếu bạn không có xét nghiệm tải lượng virus, bạn có thể tiến hành sinh mổ, điều này hạn chế nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con hơn là cách bạn sinh qua ngả âm đạo.

Cho con bú đúng cách

Theo nghiên cứu, nguồn sữa mẹ có thể bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, việc có nên cho con bú hay không phụ thuộc vào điều kiện bạn có sẵn. Nếu cho con bú, bạn phải luôn luôn tuân thủ điều trị và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Sử dụng sữa công thức và các thực phẩm khác trước thời gian này làm tăng nguy cơ của nhiễm HIV của bé. Bạn có thể cho bé ăn dặm sau 6 tháng.

Bạn nên cho con xét nghiệm HIV ngay sau khi sinh và nên làm lại một lần nữa vào khoảng 4 đến 6 tuần sau đó. Nếu kết quả không khả quan, bé nên được kiểm tra lần nữa sau 18 tháng hoặc khi bé cai sữa mẹ để kiểm soát tình trạng nhiễm HIV của bé. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ và khám theo hẹn để đảm bảo con được điều trị đúng và đầy đủ.

Hiểu rõ những thông tin về HIV sẽ giúp mẹ ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang con. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy trực tiếp liên hệ bác sĩ được để hỗ trợ và điều trị cần thiết nhé.

Bạn có thể xem thêm:

  • Điều trị lọc máu có khiến bạn nhiễm HIV/AIDS
  • 6 điều ngộ nhận về HIV/AIDS làm tăng khả năng gây nhiễm
  • Một người thường bị nhiễm HIV/AIDs bằng cách nào?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh huyết trắng: Đoán bệnh qua màu khí hư

(30)
Bệnh huyết trắng hoặc các vấn đề bất thường ở dịch âm đạo (khí hư) có thể biểu hiện qua màu sắc của dịch tiết.Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ ... [xem thêm]

Tăng huyết áp vào buổi sáng: Nhân tố nào đang âm thầm gây ra?

(53)
Theo nghiên cứu, huyết áp có xu hướng tăng cao vào buổi sáng do nhiều nhân tố không ngờ tới. Bạn đã biết đến những nhân tố này?Bài viết sau sẽ bật mí ... [xem thêm]

2 “kẻ hủy diệt” lá gan của bạn: gan nhiễm mỡ và viêm gan virus B

(36)
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia đứng hàng đầu về tỷ lệ người mắc ung thư gan. Không ít trường hợp bệnh nhân cảm thấy hối hận vì ... [xem thêm]

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện chứng chậm tăng trưởng ở trẻ?

(76)
Chậm tăng trưởng là thuật ngữ dùng để mô tả đứa trẻ không phát triển đúng với tiêu chuẩn thông thường. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân hay chiều cao chậm ... [xem thêm]

Đau xương đòn: nguyên nhân từ đâu?

(62)
Đau xương đòn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần lưu ý nếu cảm thấy đau ở vùng xương này.Xương đòn là bộ phận liên ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Mắt Sài Gòn

(39)
Bệnh viện Mắt Sài Gòn hiện đang là địa chỉ khám mắt uy tín được người dân trong thành phố và các tỉnh lân cận tin tưởng. Sau hơn 16 năm hoạt động, ... [xem thêm]

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng cách

(50)
Việc bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh là cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Song ... [xem thêm]

Bệnh viêm đại tràng co thắt: Nguy cơ của người hay bị stress

(64)
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng và có những biểu hiện đại tiện thất thường thì có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm đại tràng co thắt. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN