Ong đốt có thể gây sưng tới 24 giờ

(3.63) - 85 đánh giá

Trẻ em thường bị đốt bởi ong mật, ong nghệ, ong bắp cày, ong vò vẽ giấy hoặc ong vàng. Hơn 95% các vết đốt được gây ra bởi ong vàng. Chúng thường gây nên những vết sưng màu đỏ đau đớn ngay lập tức. Mặc dù cơn đau chỉ kéo dài tới 2 giờ nhưng vết sưng có thể kéo dài tới 24 giờ. Quá nhiều vết đốt (thường là trên 10) thì sẽ gây ra hiện tượng ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu và sốt. Đây là hiện tượng trúng độc gây ra bởi lượng nọc độc mà ta bị bơm vào (khác với hiện tượng dị ứng). Vết cắn ngay lưỡi có thể tạo nên vết sưng và ảnh hưởng tới việc hít thở.

Dấu hiệu và triệu chứng của ong đốt là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của côn trùng cắn hay đốt là kết quả của lượng nọc độc hoặc các chất mà ta bị bơm vào da thông qua vết cắn hoặc đốt. Hệ thống miễn dịch và sự mẫn cảm của con người sẽ quyết định sự nghiêm trọng của vấn đề này đối với cơ thể. Hầu hết các vết đốt đều không quá nghiêm trọng dù cho nạn nhân có tiền sử bị dị ứng hoặc hen suyễn, tuy vậy nguy cơ trúng độc trở nên nghiêm trọng ở những trường hợp này cao hơn người bình thường. Ong vàng, ong nghệ, ong bắp cày và kiến lửa có thể gây nên những hiện tượng dị ứng mức độ nghiêm trọng, với điều kiện là trước đó bạn đã từng bị cắn bởi chúng.

Những phản ứng mức độ nhẹ thường là ngứa hoặc cảm giác vẫn đang bị đốt, bề mặt da bị sưng nhẹ và tấy đỏ. Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng một tới hai ngày. Những phản ứng nghiêm trọng của cơ thể tùy thuộc vào sự nhạy cảm với loại nọc độc hoặc việc bạn đã bị cắn trước đó hay chưa.

Những phản ứng nghiêm trọng của cơ thể trong trường hợp này thường ít phổ biến và thường là dị ứng mức độ nặng bị gây ra bởi ong thường, ong vàng, ong bắp cày, ong vò vẽ và kiến lửa. Những phản ứng dị ứng mức độ nghiêm trọng thường phải được chú ý và điều trị y tế ngay tức thời.

Xử lý nọc độ của ong

Nếu bạn thấy trên vết thương xuất hiện đốm đen thì tức là kim vẫn còn. Hãy đưa kim ra ngoài bằng cách cạy nó ra bằng dao hoặc dùng thẻ nhựa. Bạn đừng lo lắng nếu không thể lấy ra hết hoàn toàn bởi khi cơ thể thay da, phần vòi còn lại sẽ tự động rơi ra ngoài. Hãy chùi vết cắn bằng dung dịch làm mềm da hoặc chất tẩy nhẹ trong vòng 10 phút (trừ khi vết thương ở vùng gần mắt). Làm như vậy sẽ trung hòa được nọc độc và giảm đau. Nếu bạn không có loại chất này thì hãy dùng chất khử mùi có thành phần nền là nhôm hoặc dung dịch baking soda trong 20 phút. Nếu cơn đau kéo dài quá dai dẳng thì hãy mát xa bằng đá lạnh trong vòng 10 phút. Uống acetaminophen hoặc ibuprofen ngay lập tức cũng góp phần giảm cảm giác đau đớn.

Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Cảm thấy thở khó;
  • Những vết phát ban không biến mất;
  • Bị cắn 10 vết hoặc nhiều hơn;
  • Có vết cắn trong miệng;
  • Bạn cần được bác sĩ kiểm tra;
  • Vết sưng tiếp tục lan rộng sau 24h;
  • Vết sưng trên bàn tay hoặc bàn chân lan ra quá cổ chân/tay;
  • Bạn muốn vết cắn được bác sĩ xem xét.

Bạn nên phòng ngừa ong đốt cho bé như thế nào?

Một vài loại ong có thể được phòng ngừa bằng cách tránh xa vườn tược, hoa cỏ, vườn cây ăn quả đang nở rộ, các loại mùi hương và không nên đi chân trần. Ngoài ra hãy dạy cho bé cách nhận biết tổ ong. Thuốc xịt côn trùng không có tác dụng với những loại côn trùng có khả năng đốt.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách sơ cứu vết cắn của các loài côn trùng khác:

Xử trí vết thương do côn trùng đốt đúng cách

Mẹo xoa dịu vết ngứa khi bị côn trùng cắn

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm HIV

(31)
Tìm hiểu về xét nghiệm HIVXét nghiệm HIV là gì?Xét nghiệm HIV bao gồm một số xét nghiệm về máu hoặc dịch trong cơ thể để xác định xem bạn có bị nhiễm ... [xem thêm]

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu

(26)
Tham khảo các bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu giúp bạn có một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ.Ngay trong tam cá ... [xem thêm]

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ở Việt Nam

(23)
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn nhưng nó giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bao ... [xem thêm]

Đau vùng chậu mạn tính

(87)
Tìm hiểu chungĐau vùng chậu mạn tính là bệnh gì?Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông, có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn ... [xem thêm]

Lươn là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho mẹ bầu

(93)
Thịt lươn từ lâu được xem là thực phẩm có tính hàn, giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Đối với mẹ bầu, thịt lươn cũng là một loại ... [xem thêm]

Trái cây sấy khô: Ăn có tốt không?

(74)
Bên cạnh các loại trái cây tươi, trái cây sấy khô là món ăn được rất nhiều người ưa thích vì tiện lợi và dễ ăn. Tuy nhiên, loại trái cây này có thể ... [xem thêm]

Trẻ dưới 1 tuổi không được xem tivi, tiếp xúc với thiết bị thông minh

(23)
Trẻ dưới 1 tuổi không được xem tivi, tiếp xúc với thiết bị thông minh là cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới trước những lo ngại về ảnh ... [xem thêm]

Mẹ bầu mang thai 41 tuần chưa sinh có nên lo lắng?

(92)
Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ làm không ít mẹ bầu lo sợ bởi nghi ngờ điều này sẽ ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, thực tế đây không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN