Lươn là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho mẹ bầu

(4.4) - 93 đánh giá

Thịt lươn từ lâu được xem là thực phẩm có tính hàn, giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Đối với mẹ bầu, thịt lươn cũng là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu biết chế biến một cách khoa học.

Khi mang thai, bạn thèm ăn lươn nhưng vẫn băn khoăn chưa biết chúng có cung cấp nhiều dưỡng chất cũng như có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng Chúng tôi khám phá ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho những khúc mắc của mình nhé.

Lươn là món ăn được ưa chuộng

Lươn là một loài cá thuộc họ lươn có thân dài, da trơn và rất khó bắt. Ở Nhật, người ta rất ưa chuộng lươn vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, nếu được bổ sung vào chế độ ăn uống có thể bồi bổ cho mẹ bầu cũng như đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Lợi ích sức khỏe từ thịt lươn cho mẹ bầu

Tăng cường sinh lực

Thịt lươn có chứa hàm lượng calo cao, vào khoảng 1.350 calo cho mỗi nửa ký thịt và 303 calo cho mỗi 100g thịt lươn. Bổ sung thịt lươn vào khẩu phần ăn sẽ giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng cần thiết và không còn mệt mỏi.

Cung cấp đạm

Lươn là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời. Thịt lươn chứa 18.4g đạm trong mỗi 100g. Như đã biết, đạm đóng vai trò xây dựng các khối tế bào trong cơ thể. Nạp đạm vào cơ thể thường xuyên đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Cải thiện cơ bắp

Thịt lươn có chứa acginin, một loại axit ammino kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể. Món ăn này giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe cơ bắp, kiểm soát cân nặng trong suốt chín tháng mang thai và làm giảm sự tích tụ mỡ nên các mẹ hãy bổ sung vào chế độ ăn uống nhé. Acginin có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì nó ngăn chặn không cho các tế bào ác tính phát triển.

Giàu vitamin

Trong thịt lươn có hàm lượng cao vitamin A và vitamin B12. Ăn món này trước khi sinh còn có thể gia tăng chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, không để các tế bào suy yếu do bị oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do. Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm này còn giúp giảm nguy cơ sinh non, tránh cho trẻ sinh ra bị thiếu cân và các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, khuyết não hay thoát vị não.

Giúp xương chắc khỏe

Thành phần khoáng phốt pho trong món này đảm bảo cho mẹ bầu có hệ xương chắc khỏe, đồng thời thai nhi cũng có sự phát triển xương khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai có nên ăn thịt lươn?

Câu trả lời là có. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn món này nếu như có nhu cầu, nhưng cần phải lưu ý không ăn quá nhiều. Ăn uống quá độ bất cứ thứ gì trong giai đoạn này cũng đều gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi đấy.

Những điều mẹ hết sức lưu ý khi ăn thịt lươn

Lươn là động vật ăn tạp, sống ở môi trường bùn lầy, nước bẩn mang nhiều vi trùng và ký sinh trùng nên mẹ bầu hãy nhớ làm chín thịt lươn ít nhất ở khoảng 63℃ trước khi thưởng thức nhé. Đồng thời khi chọn mua, mẹ nhớ chọn con còn tươi, đừng chọn con đã ươn hay chết vì khi đó chúng có thể sản sinh ra chất histamine rất nguy hại cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Nếu như chế biến một cách khoa học như vậy thì mẹ bầu sẽ giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng dạ dày và ngộ độc thực phẩm xảy ra. Để chắc chắn an toàn, mẹ bầu cần xem xét xem cơ địa của mình có dị ứng với món ăn này hay không và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thịt lươn vào chế độ ăn của mình. Vì nó có tính hàn nên mẹ không nên kết hợp với những thực phẩm có tính mát, ví dụ như khổ qua (mướp đắng), dưa hấu.

Lợi ích mà thịt lươn mang lại cho mẹ bầu quả thật rất nhiều. Với những điểm lưu ý ở trên, mẹ có thể thử chế biến những món ngon một cách vệ sinh để thưởng thức và đừng quên chia sẻ thông tin này với những mẹ bầu khác có cùng sở thích nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao chúng ta thích xem phim kinh dị?

(58)
Hàng loạt các bộ phim ma hay phim kinh dị đang cháy vé trong dịp cuối năm, đặc biệt là cận kề với mùa lễ Halloween. Nhiều người xem phim với lý do là phim ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách ranh giới: 8 triệu chứng không thể bỏ qua

(60)
Khi một người mắc lo âu, trầm cảm hay các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện liên tục trong một thời gian dài.Tuy ... [xem thêm]

Bạn biết gì về biến chứng của ghép tế bào gốc?

(49)
Những lợi ích về sức khỏe do thủ thuật ghép tế bào gốc mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, một số biến chứng kèm theo có thể là thách thức lớn ... [xem thêm]

5 loại rau củ nấu chín sẽ tốt hơn ăn sống

(40)
Bạn thường ăn rau củ tươi sống để hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn? Thật ra, vẫn có một vài loại rau củ nấu chín sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn ... [xem thêm]

9 điều bạn nên biết về xét nghiệm máu

(60)
Bạn có thể cần xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ hoặc có bệnh lý cần kiểm tra máu. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có kết ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến giáp

(35)
Ở cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

Liệu pháp hormone và những điều bạn cần biết

(73)
Liệu pháp thay thế hormone giúp cho người chuyển giới có những thay đổi đặc trưng về khuynh hướng giới tính thật sự của họ. Tuy nhiên, phương pháp này ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?

(12)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN