Những thực phẩm giúp bạn nhanh khỏi nhiệt miệng

(4.07) - 47 đánh giá

Để có thể trị nhiệt miệng thành công, bạn nên tìm hiểu bị nhiệt miệng ăn gì cũng như kiêng gì để nhanh khỏi, tránh cho tình trạng kéo dài.

Cảm giác xót, đau ở chỗ loét khiến nhiều người bị nhiệt miệng ngại ăn uống nên dễ bị thiếu chất. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem khi bị nhiệt miệng ăn gì để dễ chịu nhất và cần tránh những món gì để phòng nhiệt miệng tái phát dưới đây.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng chưa quá nặng để đi bác sĩ, bạn hãy tham khảo những gợi ý nhiệt miệng nên ăn gì dưới đây:

• Trà đen: Chất tannin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau do nhiệt miệng. Bạn hãy đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết loét miệng trong vòng 60 giây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Nếu bạn thích vị trà đen, hãy uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.

• Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Nếu đang trong quá trình chữa nhiệt miệng, bạn hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa nhiệt miệng.

• Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là beta-carotene. Bạn có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

Ngoài những món trên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như uống bột sắn dây hay thoa mật ong. Những nguyên liệu tự nhiên này cũng góp phần giảm nhẹ nhiệt miệng hiệu quả.

Các món nên tránh khi bị nhiệt miệng

Bạn không những cần biết nhiệt miệng ăn gì để nhanh khỏi mà cũng nên tìm hiểu các món cần tránh. Một số món có thể khiến vết loét đau hơn và làm tình trạng nhiệt miệng thêm nặng hơn như:

• Thức ăn có axit: Bạn nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi vì những trái cây này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn. Ngoài trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây cũng có chứa axit nên sẽ không phù hợp với những ai đang bị nhiệt miệng.

• Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc tìm cách cai nghiện cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng.

• Chocolate: Đôi khi tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng. Do đó, bạn hãy theo dõi tình trạng nhiệt miệng sau mỗi lần ăn chocolate và đi khám để xác định xem có đúng mình bị nhiệt miệng do dị ứng hay không.

• Thức ăn cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng. Khi nấu ăn, bạn hãy hạn chế nêm nếm để vết loét miệng nhanh lành và lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng hơn.

• Thực phẩm chứa gluten: Nếu chứng nhiệt miệng tái phát liên tục, bạn cần đến bác sĩ để xác định mình có mắc bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten không. Đây có thể là lý do khiến những vết loét trong miệng xuất hiện liên tục đấy.

• Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét. Vậy nên, bạn hãy cắt giảm các loại nước ngọt ra khỏi thực đơn.

Cách ăn uống tốt cho bạn

Trước khi tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì để đỡ đau và nhanh khỏi, bạn cần biết cách ăn uống hợp lý cho tình trạng của mình. Một số lưu ý giúp bạn dễ chịu hơn khi ăn uống là:

– Bạn nên ưu tiên những thực phẩm mềm và ít gia vị để ăn dễ hơn. Những món quá khô, giòn hay cứng cũng sẽ khiến vết loét thêm đau.

– Bạn cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống nhiều axit vì tính axit có thể khiến vết loét miệng càng nặng thêm.

– Bạn nên kiêng thức ăn cay và mặn vì những món nhiều gia vị này có thể khiến bạn thấy khó chịu khi ăn.

Nếu thấy khó quyết định nhiệt miệng ăn gì, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn những món dễ ăn, đầy đủ dinh dưỡng và giúp bạn nhanh khỏi. Bạn cũng nên tìm hiểu những loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào có thể ngừa nhiệt miệng tái phát sau này.

Khi đã biết nhiệt miệng ăn gì và kiêng gì, bạn sẽ không còn ngại cảm giác đau hay xót mỗi khi ăn uống. Bạn hãy chú ý hơn đến cách ăn uống để vết loét sẽ nhanh khỏi hơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các món ăn gây táo bón ở trẻ sơ sinh

(30)
Trẻ bị táo bón không phải là điều quá xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu về nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn ... [xem thêm]

7 thực phẩm giàu axit folic tốt cho mẹ bầu

(90)
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B (B9). Axit folic là một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mọi người. Dưỡng chất này có thể giúp các ... [xem thêm]

Những thảo dược giúp bạn tránh thai hiệu quả

(95)
Ngay từ thời xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cách tránh thai an toàn tự nhiên bằng thảo dược để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Những cách tránh thai hiệu quả ... [xem thêm]

Tại sao trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh thiếu máu?

(46)
Thiếu máu là hiện tượng thiếu hụt các tế bào hồng cầu trong máu so với các trẻ em bình thường cùng lứa tuổi. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường do quá ... [xem thêm]

11 cách đơn giản giúp bạn thêm yêu bản thân

(46)
Không bao giờ là quá muộn để bạn yêu bản thân. Sẽ có những khó khăn trong cuộc sống bất chợt đến, đó là lúc bạn cần phải yêu thương bản thân nhiều ... [xem thêm]

Các triệu chứng khi ngủ đáng báo động

(30)
Chớ coi thường các triệu chứng khi ngủ đáng báo động, bởi rất có thể bạn đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe hoặc thần kinh. Hãy xem mình có ... [xem thêm]

Cơn ngủ kịch phát

(26)
Định nghĩaCơn ngủ kịch phát là bệnh gì?Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu khó chịu

(25)
Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN