Những thức ăn bổ máu cho bà bầu thiếu máu khi mang thai

(3.74) - 45 đánh giá

Thức ăn bổ máu cho bà bầu sẽ giúp bạn hạn chế và chống lại thiếu máu khi mang thai, một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

Nếu đang tìm hiểu về những thức ăn bổ máu cho bà bầu để ngăn ngừa, cải thiện bệnh thiếu máu khi mang thai, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Chúng tôi.

Vì sao sắt lại quan trọng với bà bầu?

Mang thai làm tăng nhu cầu về máu của bạn lên đến 50%. Sắt được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu. Sự gia tăng nguồn cung cấp máu đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần nhiều tế bào hồng cầu và nhiều chất sắt hơn để tạo ra các tế bào máu đó. Khi không có đủ chất sắt trong cơ thể, bạn có thể bị thiếu máu.

Thiếu máu là tình trạng máu phổ biến nhất của phụ nữ mang thai trong giai đoạn thai nhi phát triển, khiến cho mẹ lẫn con có nguy cơ cao mắc phải một số biến chứng, chẳng hạn như nhẹ cân và sinh non.

Các dạng của sắt

Sắt thường xuất hiện nhiều trong thịt động vật và cả rau củ quả với hàm lượng khá phong phú. Có 2 loại sắt:

  • Sắt heme: Đây là loại sắt dễ dàng được cơ thể hấp thụ, bạn có thể tìm thấy sắt heme trong thịt, cá và những nguồn cung protein động vật khác.
  • Sắt non-heme: Sắt non-heme có mặt ở các loại ngũ cốc, đậu, rau, trái cây và hạt. Loại sắt này không dễ để hấp thụ cũng như cần tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho quá trình chuyển hóa.

Thức ăn bổ máu cho bà bầu chứa sắt heme

Thực phẩm chứa nhiều chất sắt tự nhiên có thể rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng thiếu máu. Lợi ích của việc bổ sung chất sắt từ thực phẩm là khả năng hấp thụ hiệu quả hơn so với thuốc viên và các thực phẩm chức năng khác. Sắt từ thực phẩm cũng không gây ra tình trạng suy yếu đường ruột mà một số loại thuốc có thể tác động.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung 27 miligam sắt mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu chất sắt được đánh giá cao và tốt cho mẹ bầu gồm:

1. Thịt bò nạc

Thịt đỏ là nguồn sắt heme tốt nhất. Một khẩu phần 85g thịt bò nạc thăn chứa khoảng 1,5 miligam sắt. Mặt khác, cách chế biến thịt cũng quan trọng không kém bởi nếu ăn phải thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín, bạn có nguy cơ ngộ độc khi mang thai do vi khuẩn trong thịt vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn.

Khi dùng món beef steak tại nhà hàng, bạn hãy yêu cầu thịt bò được làm ở mức chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

2. Thịt gà

Thịt gà chứa hàm lượng chất sắt khá phong phú và cũng nằm trong danh sách thức ăn bổ máu cho bà bầu. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá cao lượng protein cùng những vitamin, chất dinh dưỡng khác mà thịt gà mang đến cho mẹ bầu. Thêm vào đó, loại thịt quen thuộc này cũng dễ dàng được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, kích thích vị giác mà lại tốt cho sức khỏe chẳng hạn như gà hầm nấm, súp gà…

Nguy cơ duy nhất liên quan đến gà là nhiễm vi khuẩn Listeria. Tình trạng này xảy ra khi thịt gà chưa được nấu chín hoặc chất lượng thịt không đảm bảo vệ sinh an toàn. Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn Listeria làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí tử vong sớm. Do vậy, để loại trừ trường hợp trên, hãy đảm bảo thịt đã được chế biến kỹ lưỡng, tránh ăn thịt sống hoặc tái.

3. Cá hồi

Cá hồi tương đối giàu chất sắt và an toàn cho phụ nữ mang thai miễn là thịt đã được nấu chín hoàn toàn. Ngoài sắt, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng khác tốt cho mẹ bầu. Cá hồi cũng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với một số loại cá khác, chẳng hạn như cá ngừ và cá kiếm.

Bạn hãy thêm cá hồi vào thực đơn khoảng 3 lần/tuần để tăng cường chất sắt cũng như protein. Bên cạnh đó, một số loại hải sản được đánh giá là an toàn cho phụ nữ mang thai gồm:

  • Hào
  • Tôm
  • Cá trê
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá trích.

Thức ăn bổ máu cho bà bầu chứa sắt non-heme

Nếu bạn đang theo đuổi chế độ ăn chay khi mang thai hoặc những món làm từ thịt khiến dạ dày mẹ bầu nhộn nhạo thì phụ nữ mang thai vẫn có thể hấp thụ sắt từ thực vật, chẳng hạn như:

1. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu xanh… chứa nhiều protein và hàm lượng sắt vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, đậu còn là thức ăn bổ máu cho bà bầu với nguồn chất xơ dồi dào, giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai. Ngoài dùng đậu cho các món hầm, bạn còn có thể dùng để nấu các món sữa hoặc chè nhằm giải nhiệt những lúc trời nóng.

2. Rau bó xôi và cải xoăn

Rau bó xôi và cải xoăn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và sắt. Những loại rau xanh này cũng rất dễ để kết hợp với các món ăn khác. Bạn trộn rau làm salad, ăn kèm món trứng ốp la hoặc chỉ cần xào cùng với thịt.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh không những ngon miệng mà giá trị dinh dưỡng của loại rau này cũng rất ấn tượng: Mỗi 30g bông cải mang đến 1mg sắt và kèm theo đó là vitamin C, một loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Bên cạnh đó, loại rau này cũng dồi dào chất xơ, hỗ trợ mẹ bầu giảm các tình trạng khó chịu khi mang thai chẳng hạn như táo bón và đầy hơi.

Cách tăng hấp thụ sắt khi mang thai

Bên cạnh những thức ăn bổ máu cho bà bầu, bạn cũng có thể hỗ trợ thêm cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giúp hấp thụ nhiều chất sắt hơn, chẳng hạn như thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có khả năng hỗ trợ cơ thể phá vỡ và hấp thụ chất sắt từ thực phẩm cũng như hiện diện trong những thực phẩm sau:

  • Kiwi
  • Đu đủ
  • Dâu tây
  • Cà chua
  • Bông cải
  • Ớt chuông
  • Trái cây họ cam quýt.

Sắt chiếm vị trí rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai trong quá trình sản xuất máu. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tạo ra sắt mà bạn cần đến những thức ăn bổ máu cho bà bầu để bổ sung thêm loại chất này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những gợi ý của bài viết nhằm tạo ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Phương Uyên / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sốt cỏ khô khác với cảm sốt thông thường như thế nào?

(13)
Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

Mẹ bầu ngủ ít hay mất ngủ làm con sinh non hoặc sinh nhẹ cân

(67)
Nhiều mẹ bầu ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ hoặc mất ngủ trong suốt thai kỳ. Hãy coi chừng, giấc ngủ kém chất lượng có thể gây nhiều hậu quả đáng ... [xem thêm]

Rối loạn hệ thống nội tiết

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn hệ thống nội tiết là bệnh gì?Rối loạn hệ thống nội tiết là các bệnh liên quan đến tuyến nội tiết của cơ thể. Hệ thống ... [xem thêm]

Lựa chọn thực phẩm một cách khôn ngoan cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp

(96)
Viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng là hai bệnh cơ xương khớp rất dễ gây nhầm lẫn do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Nếu bạn không ... [xem thêm]

Tìm ra nguyên nhân nữ giới mắc bệnh vô sinh

(67)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

Sinh con năm 2018: Có những điều may mắn gì?

(63)
Bạn do dự không biết mình có nên sinh con năm 2018? Hãy đọc bài viết của Chúng tôi, bạn sẽ có ngay câu trả lời cho chính mình. Bạn có ý định sinh con năm ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bà bầu bị viêm ruột thừa

(100)
Bình thường một người bị viêm ruột thừa rất đau đớn, khó chịu, nhưng khi bà bầu bị viêm ruột thừa, mọi thứ lại càng trở nên phức tạp hơn. Nếu ... [xem thêm]

7 siêu thực phẩm cần có trong thực đơn giảm mỡ bụng

(55)
Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn giúp cơ thể giảm cân. 7 trợ thủ đắc lực dưới đây sẽ hỗ trợ hiệu quả cho thực đơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN