Những thay đổi của móng tay nói lên tình trạng sức khỏe

(3.81) - 23 đánh giá

Những thay đổi của móng tay đôi khi lại là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đấy. Bạn cần tìm hiểu sớm để bảo vệ cơ thể của mình kịp thời nhé.

Những thay đổi của móng tay đôi khi là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó, thậm chí là các bệnh lý khá nghiêm trọng. Những thay đổi này xảy ra như thế nào và liên quan đến các loại bệnh lý ra sao? Bài viết bên dưới sẽ bật mí cho bạn những bí mật thú vị về móng tay và sức khỏe.

Những dấu hiệu về sức khỏe được biểu hiện qua những thay đổi của móng tay như thế nào?

Móng tay giúp tiết lộ sớm những tình trạng bệnh mà cơ thể đang mắc phải. Một chút màu trắng hoặc hồng ở móng, hoặc móng trở nên gồ ghề là những biểu hiện giúp chỉ ra tình trạng sức khỏe của cơ thể. Các bệnh về gan, phổi và tim thường xuất hiện triệu chứng ở móng tay.

Móng nhợt nhạt, một trong những thay đổi của móng tay dễ nhận biết

Móng nhợt nhạt thường là dấu hiệu của các bệnh ở mức độ nặng, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu
  • Bệnh suy tim xung huyết
  • Bệnh gan
  • Suy dinh dưỡng

Móng tay có màu trắng

Nếu móng tay có màu trắng với viền tối, bạn có khả năng mắc phải một số bệnh về gan (chẳng hạn như viêm gan).

Thay đổi của móng tay báo hiệu điều gì khi chuyển thành màu vàng?

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm móng tay có màu vàng là do nhiễm nấm. Khi tình trạng nhiễm nấm trở nên nặng hơn, đáy móng co lại làm móng tay trở nên dày, giòn và dễ gãy. Trong một số ít trường hợp, móng tay màu vàng là biểu hiện cho các tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, tiểu đường hoặc bệnh vảy nến.

Móng màu xanh

Móng với màu xanh nhạt có thểthể do cơ thể không nhận đủ oxy. Điều này đôi khi là triệu chứng của bệnh về phổi, chẳng hạn như khí phế thũng. Một số vấn đề về tim cũng làm xuất hiện màu xanh trên móng tay.

Móng gồ ghề, thay đổi của móng tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Bề mặt móng bị gồ ghề có khả năng là dấu hiệu khởi phát của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Sự đổi màu của móng cũng thường gặp trong trường hợp này. Lớp da dưới móng đôi khi có màu đỏ nâu.

Móng bị nứt hoặc chia đôi

Những móng tay bị khô, dễ gãy, nứt thường liên quan đến bệnh về tuyến giáp. Móng gãy hoặc bị chẻ đôi cùng với tình trạng móng đổi sang màu vàng cảnh báo về dấu hiệu của các bệnh do nhiễm nấm.

Vùng da quanh móng sưng đỏ

Nếu vùng da xung quanh móng có màu đỏ và sưng tấy, điều này là dấu hiệu của viêm quanh móng. Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hay 1 vài bệnh lý nghiêm trọng khác như Lupus hoặc bệnh lý rối loạn mô liên kết khác.

Đường sậm màu dưới móng

Nếu móng tay có đường sậm màu phía dưới, bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đôi khi chúng xuất hiện bởi u tế bào sắc tố hay còn gọi là Melanoma, đây là loại ung thư da nguy hiểm nhất.

Móng tay bị biến dạng do cắn hay dũa móng tay quá mức

Cắn móng tay chỉ là một thói quen, nhưng trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu của sự lo lắng liên tục. Bạn có thể hạn chế tình trạng này nếu điều trị hợp lý. Việc cắn hoặc dũa móng tay quá mức cũng có liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu bạn không thể dừng lại hai hành động trên, bạn nên tham vấn bác sĩ tâm lý để có được lời khuyên tốt hơn.

Những thay đổi về móng thường đi kèm với nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những hiểu lầm về thuốc tránh thai hiện vẫn còn phổ biến

(83)
Kể từ khi thuốc tránh thai được FDA phê chuẩn năm 1960, có rất nhiều lời bàn tán về biện pháp tránh thai qua đường uống đầu tiên này. Đến tận bây giờ, ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Không thể bỏ qua cách làm chả giò giòn ngon khó cưỡng

(26)
Chả giò là một trong những món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Đây là một món ăn bình dị, rất đặc biệt. Không chỉ phổ biến trong ... [xem thêm]

Cấy thiết bị vào cơ thể để chữa bệnh tim

(44)
Các hình thức của suy tim, bệnh tim và khuyết tật tim có thể đe dọa tính mạng nếu triệu chứng vẫn còn tiếp tục khi dùng thuốc hoặc điều trị phẫu ... [xem thêm]

Mách bạn 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà hữu ích

(13)
Bên cạnh những toa thuốc được kê đơn từ bác sĩ, bạn vẫn còn nhiều cách chữa cao huyết áp tại nhà đơn giản và hiệu quả để lựa chọn, chẳng hạn như ... [xem thêm]

Lên kế hoạch du lịch cho người bị xuất huyết giảm tiểu cầu

(78)
Khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần phải theo dõi công thức máu thường xuyên để đảm bảo các chỉ số luôn nằm trong phạm vi an toàn. Điều đó ... [xem thêm]

46 tuần

(46)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 46, con bạn có thể có khả năng:Biết vỗ tay hay vẫy chào tạm biệt;Bước đi trong khi vịn vào ... [xem thêm]

Thiếu sót lớn nếu không làm các xét nghiệm khi mang thai

(53)
Các xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết để phát hiện kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và bé. Mẹ bầu nên nhớ các xét nghiệm khi mang thai sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN