7 cách cầm máu nhanh tại nhà khi bị thương

(3.7) - 46 đánh giá

Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn hoặc các thành viên trong nhà sẽ có nhiều lần gặp phải những chấn thương gây chảy máu từ nhẹ đến nặng. Dù vết thương ấy nhỏ hay lớn, bạn cũng cần có cách cầm máu nhanh chóng để tránh những rủi ro nghiêm trọng hơn.

Thông thường, những vết thương gây chảy máu nhẹ có thể được sơ cứu tại nhà. Điều quan trọng là bạn cần biết cách cầm máu nhanh và an toàn. Bất cứ ai thực hiện các thao tác cầm máu cho nạn nhân đều phải rửa tay thật sạch sẽ trước khi bắt đầu. Nếu có thể, người thực hiện nên đeo găng tay cao su trong suốt quá trình sơ cứu.

Sau khi cầm máu cho vết thương, bạn hay đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương bằng trực quan để biết có nên đưa nạn nhân đến bệnh viện nhờ bác sĩ can thiệp hay không.

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu 7 cách cầm máu nhanh tại nhà và khi nào cần được bác sĩ can thiệp.

7 cách cầm máu nhanh nhất bạn có thể thực hiện ngay tại nhà

1. Làm sao để cầm máu? Giữ chặt vết thương

Nếu muốn biết làm sao để cầm máu khi bị thương, bạn hãy giữ chặt vết thương trong vài phút. Cách cầm máu nhanh này phù hợp với những vết cắt nhỏ như đứt tay, trầy xước… Để áp dụng, bạn hãy dùng một miếng vật liệu y tế sạch và khô như băng gạc, bông gòn hoặc khăn vải mềm đặt lên vết thương. Sau đó, dùng hai tay ấn mạnh vào miếng vật liệu, giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.

Bạn cần giữ chặt vết thương cho đến khi đảm bảo nó đã không còn chảy máu nữa. Việc gỡ miếng gạc ra kiểm tra quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cách làm này.

2. Cách cầm máu nhanh tại nhà: Nâng cao vùng cơ thể đang bị thương

Giảm lưu lượng máu cũng sẽ giúp bạn cầm máu vết thương. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy nâng cao khu vực cơ thể đang chảy máu.

Nếu chấn thương xảy ra ở tay hoặc cánh tay, bạn chỉ cần nâng nó lên trên đầu. Trường hợp chấn thương xảy ra ở chi dưới, bạn hãy nằm xuống và nâng vùng ảnh hưởng lên trên mức của tim.

3. Cách cầm máu nhanh bằng đá lạnh

Chườm đá lạnh vào vết thương sẽ làm các mạch máu co lại. Từ đó, nó cho phép cục máu đông hình thành nhanh hơn bình thường. Do vậy, cách cầm máu nhanh tại nhà bằng đá lạnh được nhiều người tin tưởng áp dụng.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bạn không được đặt viên đá trực tiếp lên vết thương trong lúc cầm máu. Thay vào đó, bạn hãy bọc viên đá trong một chiếc khăn vải sạch rồi chườm nó lên vết thương.

4. Cầm máu vết thương bằng trà xanh

Trong trà xanh có chứa tanin. Chất này có tác dụng cầm máu vì chúng đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông. Hơn nữa, tanin cũng đóng vai trò như một chất làm se khiến mạch máu co lại.

Một tác dụng khác của chất tanin trong trà xanh là sát khuẩn. Tanin hoạt động như một loại thuốc sát trùng tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng.

Để cách cầm máu vết thương bằng trà xanh phát huy công dụng cao nhất, bạn hãy làm lạnh túi trà trước khi đặt nó lên vết thương.

5. Dùng chất nhờn để cầm máu nhanh tại nhà

Làm sao để cầm máu? Nhiều loại mỹ phẩm, bao gồm son dưỡng môi, dưỡng da hoặc các sản phẩm vaseline có chứa thạch dầu. Đây là hỗn hợp gồm nhiều loại dầu và sáp tạo nên chất nhờn có khả năng bảo vệ da.

Cách cầm máu bằng chất nhờn phù hợp với tình trạng chảy máu từ vết cắt nông. Sau khi sơ cứu cầm máu, bạn hãy lau khô da và làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già.

6. Cầm máu vết thương bằng nước súc miệng

Chất cồn có trong nước súc miệng hoạt động như một chất làm se. Khi dùng nước súc miệng bôi vào vết thương, bạn sẽ giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, axit aminocaproic trong nước súc miệng có khả năng ngăn chặn tình trạng chảy máu trong miệng do những tổn thương nha khoa. Vì thế, cầm máu bằng nước súc miệng cũng là cách làm hiệu quả, nhanh chóng.

7. Dùng thuốc chống mồ hôi cũng là cách cầm máu nhanh nhất

Nhiệm vụ chính của các loại thuốc chống mồ hôi là làm cho các tuyến mồ hôi co lại, giảm tần suất tiết mồ hôi. Tương tự, nhôm clorua trong chất chống mồ hôi cũng có thể làm co thắt các mạch máu để vết thương ngừng chảy máu.

Ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi cầm máu vết thương

Ngay cả khi vết thương đã ngừng chảy máu, điều quan trọng là bạn phải giữ sạch vết thương để ngăn chặn nhiễm trùng. Lúc này, bạn có thể rửa sạch khu vực tổn thương bằng nước mát và xà phòng sát khuẩn. Bạn lưu ý không nên để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương.

Nếu cần phải dùng nhíp để loại bỏ dị vật hoặc mảnh vụn bên trong vết thương, bạn hãy làm sạch nhíp bằng cồn y tế trước khi sử dụng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu như tình trạng chảy máu từ vết thương nhỏ hoặc chấn thương nhẹ đều sẽ ngừng lại sau khi bạn cầm máu đúng cách. Tuy nhiên, có một số loại chảy máu có khả năng đe dọa đến tính mạng. Khi gặp những sự cố sau đây, nạn nhân cần đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:

  • Máu không ngừng chảy ra từ vết thương bất kể bạn đã áp dụng nhiều cách cầm máu khác nhau.
  • Chảy máu từ chấn thương làm ướt đẫm quần áo hoặc thấm đẫm băng gạc.
  • Chấn thương làm mất toàn bộ hoặc một phần của bộ phận nào đó trên cơ thể.
  • Người bị chảy máu bị ngất xỉu hoặc bối rối, mất tỉnh táo sau đó.

Ngay cả khi máu đã ngừng chảy, nạn nhân cũng cần được gặp bác sĩ nếu:

  • Vết thương cần phải khâu lại
  • Bụi bẩn, mảnh vụn hoặc dị vật trong vết thương không thể loại bỏ
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Vết thương do động vật hoặc người cắn
  • Không tiêm phòng uốn ván trong 5 năm

Mất máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khi một ai đó gặp chấn thương. Do đó, nếu biết cách cầm máu nhanh nhất, bạn có thể cứu sống chính mình hoặc giúp một ai đó tránh khỏi rủi ro, bảo toàn tính mạng.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chảy máu từ vết thương nhỏ, nhẹ có thể được sơ cứu đơn giản tại nhà. Bạn chỉ cần đảm bảo các nguyên tắc sát trùng trước khi thực hiện sơ cứu và sau khi áp dụng cách cầm máu để tránh nhiễm trùng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đối mặt với đau buồn và mất mát

(28)
Đau buồn là gì? Đau buồn là một phản ứng bình thường đối với sự mất mát. Nó mô tả những cảm xúc mà bạn cảm thấy khi mất đi một ai đó hoặc một ... [xem thêm]

5 thắc mắc khi cai thuốc lá bằng châm cứu

(45)
Bạn có muốn cai thuốc lá không? Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, vậy xin chúc mừng bạn đã có một quyết định đúng đắn vì sức khỏe của bản thân cũng như ... [xem thêm]

Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá? (giai đoạn 2)

(91)
Sau khi đã có quyết tâm từ bỏ hút thuốc, bạn hẳn đã sẵn sàng để chọn ra một ngày để bắt đầu việc này, đây là bước rất quan trọng trong toàn bộ ... [xem thêm]

Bệnh về da liên quan đến nghề nghiệp

(68)
Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp ... [xem thêm]

Cách thải độc và thư giãn cơ thể của người Nhật

(56)
Cách thải độc cơ thể của người Nhật không những giúp bạn giải độc từ sâu bên trong cơ thể để khỏe đẹp tự nhiên mà còn thanh lọc cuộc sống để ... [xem thêm]

14 mẹo giúp bạn kiểm soát cơ thể tốt hơn

(25)
Hẳn đã ít nhất một lần bạn gặp phải tình huống cực kỳ khó xử mà cơ thể lại không chịu nghe lời mình. Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo nhỏ ... [xem thêm]

Thuốc theo toa để bỏ thuốc lá: varenicline

(87)
Thuốc varenicline là một dạng thuốc theo toa được phát triển để giúp người hút thuốc từ bỏ thói quen này. Công dụng của nó là làm cản trở các thụ thể ... [xem thêm]

Hậu quả của việc nuốt kẹo cao su và cách xử lý

(94)
Nếu lỡ nuốt phải hạt thì bạn sẽ biết chắc là bụng không mọc cây được đâu, nhưng nuốt kẹo cao su nhiều thì có thể khiến bạn tắc ruột thật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN