Những lưu ý giúp bạn sống chung với bệnh glocom

(4.23) - 58 đánh giá

Bệnh glocom là một trong những vấn đề nhãn khoa nguy hiểm, có khả năng khiến bạn mất thị lực vĩnh viễn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm giúp tăng cao tỷ lệ thành công của quá trình điều trị.

Bệnh glocom hay tăng nhãn áp gây tổn thương đến các dây thần kinh thị giác, khiến thị lực của bạn trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh lý này liên quan đến sự tích tụ áp lực nội nhãn bên trong mắt. Tăng nhãn áp có xu hướng di truyền và có khả năng xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Sơ lược về bệnh glocom

Áp lực mắt, còn được gọi là áp lực nội nhãn, khi tăng cường độ do tích lũy quá nhiều sẽ làm tổn hại dây thần kinh thị giác. Bạn cần lưu ý rằng dây thần kinh thị giác không có khả năng tự phục hồi khi bị tổn thương. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài mà không có bất kỳ sự can thiệp y tế nào, nguy cơ mù vĩnh viễn hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần.

Hầu hết trường hợp người mắc bệnh glocom không hề biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh trở nặng. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để đối phó với tình trạng này là tập thói quen khám mắt định kỳ hàng năm. Tại đây, các bác sĩ nhãn khoa có thể đánh giá sức khỏe mắt, từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán bạn có bị tăng nhãn áp hay không và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời. Bạn càng phải thực hiện điều này khi bước qua tuổi 40 hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh glocom.

Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác như đái tháo đường cũng có nguy cơ gây tăng nhãn áp. Do đó, bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát định kì để phòng ngừa.

Nguồn: Irisvision.com

Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh glocom bằng lối sống lành mạnh

Khi đã chẩn đoán bạn mắc bệnh glocom, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt, thuốc uống kèm theo một số chỉ định điều trị khác. Để hỗ trợ quá trình điều trị thành công, bạn có thể tập một số thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách:

1. Chăm tập thể dục thể thao

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm áp lực mắt và giữ cho lưu lượng máu chảy đến các dây thần kinh trong mắt bình thường. Bởi vì một số hoạt động có khả năng gây tăng áp lực mắt, nên bạn hãy tham vấn cùng bác sĩ nhãn khoa về chương trình tập thể dục tốt và phù hợp nhất dành cho bạn.

2. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ ngăn ngừa bệnh glocom tiến triển mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung cũng như sức khỏe mắt nói riêng. Một số nghiên cứu y khoa cho thấy ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tương đối hữu ích khi bạn bị tăng nhãn áp. Các chuyên gia đặc biệt khuyến nghị bạn nên bổ sung ba loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày, bao gồm:

  • Rau xanh
  • Cá béo (giàu omega-3)
  • Trái cây

3. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng là yếu tố hàng đầu giúp các bệnh lý, bao gồm cả tăng nhãn áp, thuyên giảm. Hãy ghi chú hoặc cài chế độ nhắc nhở trên điện thoại để bạn không bao giờ quên uống thuốc. Dùng thuốc sai chỉ định có nguy cơ khiến bệnh glocom tiến triển trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có nguy cơ gây ra phản ứng phụ không mong muốn. Nếu tình trạng có xu hướng kéo dài và trở nặng, hãy báo với bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp.

4. Bỏ thuốc lá

Bạn cần nhớ rằng thuốc lá, đặc biệt là khói thuốc, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến phổi mà còn là nguyên nhân gây nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tăng huyết áp hay viêm mắt. Ngoài ra, đái tháo đường và đục thủy tinh thể cũng được xem là hệ lụy do hút thuốc lá. Cả hai trường hợp này đều là yếu tố tiềm ẩn khiến bệnh glocom phát sinh.

Vì vậy, nếu bạn có thói quen hút thuốc, hãy nhờ bác sĩ tư vấn một số biện pháp bỏ thuốc lá hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm: Trắc nghiệm: Bạn đã bỏ thuốc lá đúng cách chưa?

5. Cẩn thận lượng caffeine hấp thụ

Một số chuyên gia nhãn khoa khuyến nghị bạn nên xem xét lại những thức uống ưa thích của mình. Quá nhiều caffeine có thể làm tăng áp lực nội nhãn. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần một tách cà phê có thể khiến áp lực mắt bạn tăng lên đáng kể trong vòng 90 phút.

6. Nâng cao đầu

Bạn nên sử dụng gối khi ngủ. Gối có nhiệm vụ giữ cho đầu của bạn ở vị trí cao hơn một chút so với cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ giảm áp lực mắt.

7. Uống nước nhiều lần trong ngày

Uống nhiều nước là thói quen tốt, nhưng bạn cũng không nên hấp thụ một lượng lớn chất lỏng cùng lúc. Điều này có thể khiến mắt căng ra. Hãy chia nhỏ lượng nước cần thiết trong một ngày và uống nhiều lần.

8. Bảo vệ đôi mắt

Khi bệnh glocom tiến triển, mắt bạn có thể rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là ánh sáng. Do đó, bạn nên bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách:

  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc ngoài trời hoặc chơi thể thao
  • Cẩn thận mỹ phẩm trang điểm mắt. Hãy sử dụng những sản phẩm có thành phần lành tính và thường xuyên thay mới chúng
  • Đeo kính mát khi ra ngoài

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Mách bạn 6 cách chăm sóc mắt đơn giản mà hiệu quả.

9. Không dùng tay dụi mắt

Bệnh glocom và thuốc điều trị có thể khiến bạn cảm thấy ngứa mắt. Tuy nhiên, bạn không được phép dùng tay để dụi. Vi khuẩn từ tay có thể khiến tình trạng mắt của bạn tồi tệ hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt chuyên dụng.

10. Cẩn thận với các tư thế yoga

Tập yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy vậy, một số động tác, đặc biệt là những tư thế đòi hỏi cúi người, có nguy cơ tiềm ẩn khiến áp lực nội nhãn tăng cao. Bạn có thể sẽ muốn tránh những động tác như:

  • Tư thế chó cúi mặt
  • Tư thế căng giãn lưng
  • Tư thế cái cày
  • Tư thế giãn chân trên tường

Phòng ngừa tổn thương mắt

Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh glocom, bạn có thể ngăn ngừa mắt bị tổn thương cũng như bảo vệ thị lực.

Theo các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu, tất cả mọi người đều cần được kiểm tra bệnh glocom mỗi 3–5 năm. Nếu người thân của bạn bị tăng nhãn áp hoặc một số yếu tố tiềm ẩn khác phát sinh ở bạn, bác sĩ sẽ muốn kiểm tra tình hình của bạn thường xuyên hơn.

Một bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện ra rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh glocom hoặc không khi khám mắt toàn diện.

Mặt khác, nguy cơ bạn phải đối mặt với bệnh lý này sẽ cao hơn nếu bạn rơi vào một hoặc nhiều tình huống sau:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Bạn bị cận thị
  • Bạn bị viễn thị với độ viễn cao
  • Thị lực kém do một số vấn đề về mắt khác
  • Đã từng bị chấn thương mắt nghiêm trọng
  • Sử dụng thuốc steroid dưới bất kỳ hình thức nào (thuốc viên, thuốc hít hay thuốc nhỏ mắt) cho các bệnh như hen suyễn hay viêm khớp dạng thấp
  • Dùng một số loại thuốc để kiểm soát bàng quang, co giật hoặc thậm chí là một số biện pháp trị cảm lạnh không kê đơn

Hầu hết những điều khiến bạn có khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình. Hãy bắt đầu với việc khám mắt toàn diện nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn: Hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng

(28)
Thực phẩm “giàu dinh dưỡng” là gì? Thực phẩm giàu dinh dưỡng là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất (còn gọi là vi chất dinh dưỡng) ... [xem thêm]

Đặt tên cho con theo phong thủy ngũ hành

(65)
Bạn đã tìm được một số tên hay, tên đẹp có ý nghĩa để đặt cho bé cưng sắp chào đời. Song bạn đang cân nhắc đến việc đặt tên cho con theo phong thủy ... [xem thêm]

Tìm hiểu để trị bệnh chàm dễ hơn, xóa đi sự khó chịu về bệnh

(65)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

Màn dạo đầu trước khi quan hệ giúp cả hai cùng lên đỉnh

(35)
Nếu bạn bỏ qua màn dạo đầu trước khi quan hệ, chuyện chăn gối sẽ ngày càng trở nên nhàm chán khi cả hai nhập cuộc quá nhanh. Bạn muốn chuyện ấy trở ... [xem thêm]

Thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến

(45)
Chứng thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Có giải pháp ngăn ngừa và đẩy lùi nó không?Chứng ... [xem thêm]

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

Vạch mặt thủ phạm khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt

(34)
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ bệnh ứ mật cho đến các tình trạng khác nghiêm trọng hơn.Nếu bỗng dưng một ... [xem thêm]

Đời sống tình dục sau khi bị đột quỵ

(91)
Sự thay đổi trong khả năng tình dục sau khi bị đột quỵ thường ít khi được nhận ra và quan tâm đúng mức. Cho dù trong thực tế các cơn đột quỵ rất hiếm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN