Những điều mẹ cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

(3.95) - 65 đánh giá

Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này để kịp thời phát hiện và chữa trị cho con.

Dị ứng khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Sữa là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng. Các bậc phụ huỵnh đã biết gì về dị ứng sữa ở trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bản chất của dị ứng sữa ở trẻ

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, lứa tuổi bị dị ứng nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi (khoảng 2-3% trẻ nhỏ). Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này.

Khi trẻ em bị dị ứng với sữa, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng.

Trẻ em thường có biểu hiện dị ứng sữa trong tuần đầu tiên sau khi uống sữa. Các bé được bú sữa mẹ thường ít có nguy cơ bị dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể gặp phải dị ứng nếu trong khẩu phần dinh dưỡng của mẹ tại thời điểm cho con bú có các thành phẩn tương tự.

Dị ứng với sữa bò khác với chứng không dung nạp lactose khi cơ thể không thể tiêu hóa sữa. Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa bò ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác có thể phản ứng sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng năng của sốc phản vệ như co giật, hôn mê, đau bụng dữ dội, tím tái.

Một số dấu hiệu thường gặp của dị ứng sữa

Một số biểu hiện có thể gặp khi trẻ bị dị ứng sữa là:

  • Thở khò khè;
  • Khó thở;
  • Ho;
  • Khàn tiếng;
  • Cổ họng có cảm giác bị bóp nghẹn;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Đau rát, chảy nước mắt, sưng mắt;
  • Nổi mề đay;
  • Mẩn đỏ;
  • Sưng tấy.

Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da. Nếu trước đây con bạn có những phản ứng nhẹ không có nghĩa là trẻ sẽ không mắc phải ở những lần dị ứng sau.

Trong trường hợp phản ứng chậm hơn, mẹ có thể thấy một số biểu hiện sau ở trẻ:

  • Đi ngoài phân lỏng(có thể kèm theo máu);
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Chán ăn;
  • Cáu gắt;
  • Đau bụng;
  • Nổi mẩn trên da như chàm.

Phân biệt dị ứng sữa và chứng không dung nạp sữa

Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ do hệ thống phản ứng với các thành phần như protein có trong sữa. Nếu bé yêu của bạn bú sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ cũng có thể phản ứng với loại sữa này nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có chứa các thành phần làm từ sữa. Nếu trẻ uống sữa bột, cơ thể sẽ phản ứng với các thành phần protein trong sữa. Trong một vài trường hợp khác, hệ thống miễn dịch xem các protein trong sữa bò như là các chất lạ xâm nhập vào cơ thể và có nguy cơ gây hại, cơ thể sẽ giải phóng các chất histamine hoặc các chất khác để chống lại.

Chứng không dung nạp sữa

Chứng không dung nạp sữa thường không có biểu hiện phản ứng với protein trong sữa. Mặt khác, chứng không dung nạp sữa liên quan đến hệ thống tiêu hóa và thường xảy ra khi mẹ cho trẻ uống sữa bột hay bú sữa mẹ nhưng trẻ không thể tiêu hóa được lượng đường trong sữa.

Không dung nạp sữa bẩm sinh là hiện tượng trẻ không dung nạp sữa ngay từ lúc mới sinh ra và đây cũng là một hiện tượng hiếm khi xảy ra. Không dung nạp sữa có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Một số biểu hiện trẻ có thể gặp phải khi gặp chứng không dung nạp sữa là:

  • Ợ hơi;
  • Tiêu chảy;
  • Bụng phình to;
  • Sủi nước bọt;
  • Nổi chàm;
  • Đau bụng, chảy nước mắt hoặc kèm các dị ứng khác;
  • Không phát triển và tăng cân bình thường.

Phòng tránh hiện tượng dị ứng với sữa như thế nào?

Nếu trẻ bú sữa mẹ

Nếu đang trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm làm từ sữa vì protein trong sữa là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng dị ứng sữa. Các mẹ nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm bằng cách kiểm tra kỹ các thành phần cũng như hạn sử dụng để đảm bảo thức ăn đưa vào cơ thể là tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và nhận lời khuyên về việc bổ sung canxi hay các thực phẩm chức năng bổ sung thay thế cho các sản phẩm từ sữa.

Nếu trẻ bú sữa ngoài

Nếu bé yêu bị dị ứng với sữa bột, tốt nhất là bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn về loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Dị ứng sữa khiến cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ bị hạn chế và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển bình thường ở trẻ. Các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về tình trạng trên để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho con thời kỳ bú sữa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và thiếu máu nặng

(18)
Thiếu máu là bệnh thường gặp, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng nhưng thiếu máu nặng, ... [xem thêm]

Bệnh suy nhược thần kinh và chứng trầm cảm luôn song hành cùng nhau?

(12)
Bệnh suy nhược thần kinh thường xảy ra khi một người phải chịu những áp lực lớn về công việc, chuyện gia đình, bị mất người thân… Nguyên do là những ... [xem thêm]

5 bước dưỡng da buổi sáng giúp bạn rạng rỡ cả ngày

(28)
Bạn muốn mình trông thật xinh tươi vào mỗi buổi sáng mà không cần tốn thời gian? Chỉ cần dành 5 – 10 phút cho các bước skincare buổi sáng, bạn sẽ có một ... [xem thêm]

7 cách tận dụng nhạc giảm stress cho bạn một ngày thư thái

(38)
Nếu chọn đúng nhạc giảm stress cho từng hoạt động trong ngày, bạn sẽ không còn cảm thấy tiếng chuông báo thức quá ám ảnh hay việc nhà thật mệt mỏi. Thay ... [xem thêm]

Cách nặn mụn đầu đen tại nhà không gây sẹo

(22)
Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông, khiến chúng bị tắc nghẽn. Khi nhìn thấy một nốt mụn đầu đen, bạn sẽ muốn ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị nổi mụn ở tinh hoàn?

(19)
Nổi mụn ở tinh hoàn là tình trạng xảy ra khá phổ biến gây hoang mang, lo lắng ở cánh đàn ông. Nổi mụn ở tinh hoàn thường vô hại, nhưng đây cũng có thể ... [xem thêm]

Bầm dập xương sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp

(66)
Bầm dập xương sau té ngã được xem là vấn đề nhiều người mắc phải nhưng vẫn chưa biết xử lý sao cho đúng cách.Sau một cú té ngã hay chấn thương, tình ... [xem thêm]

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

(80)
Melatonin là một hormone được tạo ra từ tuyến tùng trong bộ não, giúp cơ thể bạn kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Khi phải tiếp xúc với quá nhiều ánh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN