Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép gan

(3.71) - 84 đánh giá

Ghép gan là phẫu thuật điều trị bệnh gan với tỷ lệ sống sót cao. Việc hiểu rõ về quá trình phẫu thuật gan cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật sẽ giúp bạn nhanh khỏe mạnh và ít mắc các biến chứng hơn.

Nếu bạn bị bệnh gan và các phương pháp điều trị khác đều thất bại, có lẽ bạn cần được phẫu thuật ghép gan. Bạn có biết rằng cấy ghép gan có tỷ lệ sống sót cao nhất cho người bị bệnh gan. Với sự chăm sóc y tế thích hợp và thay đổi lối sống, cơ thể bạn có thể nhanh chóng hồi phục với ít biến chứng.

Phẫu thuật ghép gan là gì?

Ghép gan là một thủ thuật y tế được sử dụng để thay thế gan bị suy yếu bằng một gan mới khỏe mạnh từ người hiến tặng. Gan có thể được thay toàn bộ hoặc một phần từ người đã qua đời hoặc còn sống.

Có ba phẫu thuật liên quan đến ghép gan: phẫu thuật cho người hiến tặng, phẫu thuật tại bàn và phẫu thuật cho người nhận. Các chuyên viên y tế sẽ điều phối các hoạt động này.

Phẫu thuật cho người hiến tặng

Phẫu thuật cho người hiến tặng là lấy gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Phẫu thuật này nhằm lấy gan của người hiến tặng.

Gan có thể đến từ một người hiến tặng gần đây đã qua đời. Trong trường hợp này, điều quan trọng là nhân viên y tế duy trì các chức năng nội tạng cho đến khi nó được lấy ra. Người hiến tặng được đặt trên một máy thở để tiếp tục cung cấp oxy cho các cơ quan khỏe mạnh. Phẫu thuật này sẽ là một phẫu thuật đa cơ quan, trong đó thận, tim và phổi và đôi khi là tuyến tụy, ruột non, giác mạc, da và xương cũng được lấy đi.

Gan cũng có thể đến từ người còn sống. Vì gan vốn có khả năng tái tạo, cả phần cấy ghép và phần gan còn lại của người hiến sẽ trở lại bình thường.

Phẫu thuật tại bàn

Phẫu thuật tại bàn được thực hiện tại bệnh viện của người nhận để thực hiện bất kỳ sửa đổi cần thiết nào đối với gan của người hiến tặng như giảm kích thước gan. Điều này thường được thực hiện ngay trước khi phẫu thuật cho người nhận.

Phẫu thuật cho người nhận

Phẫu thuật cho người nhận là bước cuối cùng để ghép gan. Đây là khi gan suy được thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Bạn được gây mê để giảm đau và dùng thuốc để ngăn ngừa mất máu quá nhiều. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch vùng bụng để thay gan. Họ sẽ đặt một số ống để giúp bạn thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể sau khi phẫu thuật.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật ghép gan?

Một khi gan đã được cấy ghép, cơ thể thường xử lý gan mới như một dị vật từ bên ngoài và sẽ tấn công nó. Điều này được gọi là thải ghép và có thể làm cho cơ quan mới cấy ghép hoàn toàn bị hư và tổn thương. Để ngăn chặn điều này, một số loại thuốc được gọi là các thuốc ức chế miễn dịch sẽ được bác sĩ chỉ định. Một bệnh nhân ghép gan cần phải dùng những loại thuốc này suốt đời để ngăn chặn sự thải ghép gan.

Bên cạnh việc từ chối, có một số vấn đề khác bạn nên biết sau khi ghép gan:

  • Nhiễm trùng. Giống như nhiều phẫu thuật, nguy cơ nhiễm trùng thường cao sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc kháng nấm để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tình trạng đường mật. Điều này liên quan đến các tình trạng của ống mật như tắc nghẽn hoặc rò rỉ dịch mật.
  • Suy thận. Có nguy cơ của thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng có thể dẫn đến suy thận. Bác sĩ cần theo dõi chức năng thận chặt chẽ sau khi phẫu thuật.
  • Thất bại ghép. Gan mới có thể không hoạt động đúng cách sau khi cấy ghép. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần gan mới càng sớm càng tốt. Trong khi đó, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để kiểm soát các vấn đề.
  • Ung thư da. Da của bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Luôn luôn sử dụng quần áo chống nắng và bảo vệ trước khi đi ra ngoài.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành sau khi cấy ghép. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bình thường hóa cuộc sống sau khi ghép gan.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

(57)
Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Bệnh viện đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu ... [xem thêm]

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?

(54)
Những bệnh nhân tiểu đường đã quá quen thuộc với việc khó ngủ. Song, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào, có gây hại gì không và làm ... [xem thêm]

Đau lưng sau khi tập luyện: Hiểu rõ để phòng ngừa!

(28)
Thông thường, các cơn đau lưng sau khi tập luyện thường do căng cơ hoặc dây chằng trên lưng. Nếu cơn đau không nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại ... [xem thêm]

Cảnh báo nguy cơ về bệnh trầm cảm ở sinh viên

(82)
Trầm cảm là một nhóm bệnh chiếm tới 25% dân số. Căn bệnh quái ác này gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho nạn nhân mà còn cho gia đình họ. ... [xem thêm]

6 chế độ ăn uống tốt giúp bạn có làn da khỏe mạnh

(63)
Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống tốt có liên quan mật thiết với sức khỏe của làn da. Các chất dinh dưỡng, khoáng chất và protein có trong thực ... [xem thêm]

Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

(40)
Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.Tình ... [xem thêm]

11 sự thật “không tưởng” về tinh trùng

(16)
Tinh dịch chứa nhiều tinh trùng là một phần vô cùng quan trọng trong việc sản sinh ra sự sống. Mỗi chúng ta được hình thành từ những tế bào tinh trùng nhỏ ... [xem thêm]

6 thắc mắc về sex mà nhiều phụ nữ thường ngại ngần hỏi

(82)
Việc trao đổi thẳng thắn với bạn đời về chuyện tình dục còn là vấn đề nhạy cảm đối với phụ nữ Việt Nam. Có một số câu hỏi về tình dục mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN