Những điều bạn cần biết về bệnh thận mạn tính

(3.58) - 91 đánh giá

Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.

Nếu bệnh thận ngày càng nặng hơn, các chất thải không được lọc sẽ tích tụ nhiều trong máu và làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể xuất hiện các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu, xương yếu, sức khỏe dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những vấn đề này có thể xảy ra từ từ trong một thời gian dài.

Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính có thể là do bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các rối loạn khác. Bạn có thể ngăn bệnh thận tiến triển nặng hơn bằng cách phát hiện và điều trị bệnh sớm. Khi bệnh thận tiến triển, nó có thể dẫn đến suy thận và bạn cần phải thẩm tách hoặc cấy ghép thận mới có thể tiếp tục sống.

Một số thông tin về bệnh thận mạn tính:

  • Việc phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận;
  • Bệnh tim là nguyên nhân chính gây tử vong cho tất cả những người bị suy thận mạn tính;
  • Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) là cách ước tính tốt nhất để đánh giá chức năng thận;
  • Tăng huyết áp gây ra suy thận mạn tính và ngược lại, suy thận mạn tính cũng gây tăng huyết áp;
  • Nước tiểu của bạn chứa protein trong một thời gian dài có nghĩa là bạn đã bị bệnh thận mạn;
  • Những người có nguy cơ cao bị bệnh thận mạn tính bao gồm người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và tiền sử gia đình có người bị bệnh suy thận;
  • Người Mỹ gốc Phi, người mang gốc Tây Ban Nha, dân cư sinh sống ở quần đảo Thái Bình Dương, người da đỏ và người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính;
  • Những xét nghiệm đơn giản có thể giúp phát hiện bệnh thận mạn tính là đo huyết áp, đo albumin trong nước tiểu và creatinine trong máu.

Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính là gì?

Hai nguyên nhân chính của bệnh thận mạn tính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao, chiếm đến 2/3 các trường hợp. Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao, gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận và tim mạch, cũng như các mạch máu, dây thần kinh và mắt. Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành của các mạch máu tăng lên. Nếu không kiểm soát hoặc kiểm soát kém, huyết áp cao có thể là nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, bệnh thận mạn tính cũng có thể gây ra huyết áp cao.

Các bệnh khác có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính là:

  • Viêm cầu thận, đây là một nhóm các bệnh gây ra viêm nhiễm và tổn thương cho các đơn vị lọc của thận. Bệnh này là nguyên nhân thường gặp đứng hàng thứ 3 gây ra bệnh thận mạn tính;
  • Bệnh di truyền, chẳng hạn như bệnh thận đa nang, gây những nang lớn hình thành trong thận và làm tổn thương mô xung quanh;
  • Dị tật xảy ra khi em bé phát triển trong tử cung của người mẹ. Ví dụ, hẹp đường dẫn nước tiểu có thể xảy ra làm ngăn cản dòng chảy của nước tiểu và khiến nước tiểu chảy ngược lên đến thận. Điều này gây ra nhiễm trùng và có thể gây hại cho thận;
  • Lupus và các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể;
  • Bệnh khác như sỏi thận, u bướu, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại.

Các triệu chứng của bệnh thận mạn tính là gì?

Hầu hết mọi người có thể không có bất kỳ triệu chứng gì nghiêm trọng cho đến khi bệnh thận của họ đã tiến triển nặng. Tuy nhiên, bạn có thể để ý đến những triệu chứng sau:

  • Cảm thấy mệt mỏi hơn và có ít năng lượng;
  • Khó tập trung;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Khó ngủ;
  • Bị chuột rút vào ban đêm;
  • Bàn chân và mắt cá chân bị sưng;
  • Xuất hiện bọng mắt, đặc biệt là vào buổi sáng;
  • Bị khô, ngứa da;
  • Cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh thận mạn tính ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng mắc bệnh thận hơn so với những người khác. Nguy cơ mắc phải bệnh thận có thể cao hơn nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, có người thân ruột thịt bị suy thận. Nguy cơ cũng sẽ tăng lên nếu bạn là người lớn tuổi hoặc thuộc chủng tộc có tỷ lệ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, chẳng hạn như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Châu Á, người sinh sống tại quần đảo Thái Bình Dương và người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ).

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thận mạn như thế nào?

Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thận để giúp lập ra kế hoạch điều trị cho bạn. Các bác sĩ có thể làm như sau:

  • Tính toán tỷ lệ lọc cầu thận (GFR), đây là cách tốt nhất để biết thận của bạn có hoạt động tốt không. Bạn không cần phải thực hiện bất cứ xét nghiệm nào ngoài các xét nghiệm đã nêu ở trên để xác định GFR. Bác sĩ có thể tính toán tỷ lệ này từ xét nghiệm creatinine máu, độ tuổi, chủng tộc, giới tính và các yếu tố khác. GFR của bạn cho bác sĩ biết giai đoạn của bệnh thận và giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị cho bạn.
  • Thực hiện siêu âm hoặc CT scan để có được hình ảnh về thận và đường tiết niệu. Điều này cho bác sĩ biết kích thước thận của bạn, liệu bạn có sỏi hoặc u trong thận hay không, hoặc liệu cấu trúc của thận và đường tiết niệu có bất kỳ điều gì bất thường không.
  • Thực hiện sinh thiết thận, phương pháp này được thực hiện trong một số trường hợp để chẩn đoán chính xác loại bệnh thận của bạn, xem có bao nhiêu đơn vị thận đã bị tổn thương và giúp đưa ra kế hoạch điều trị. Để làm sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy những mảnh nhỏ của mô thận và quan sát chúng dưới kính hiển vi.

Bạn cũng có thể cần phải đến gặp chuyên gia về thận để trao đổi ý kiến về trường hợp của bạn cũng như cách kiểm soát bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sụp mí mắt do đâu?

(34)
Một số tác động có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn và làm cho mí mắt bị sụp xuống. Tình trạng này được gọi là chứng sa mí mắt. Hầu hết bệnh ... [xem thêm]

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

(73)
Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

Rau dền: Lợi ích sức khỏe và các món ngon dễ làm

(52)
Rau dền là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi gia đình, đem lại nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe như ngăn ngừa loãng xương, giảm viêm, phòng ... [xem thêm]

Xét nghiệm giang mai là cách phát hiện bệnh giang mai nhanh nhất

(69)
Xét nghiệm giang mai là một trong những cách giúp bạn phát hiện dấu hiệu bệnh giang mai nhanh nhất.Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh rất ... [xem thêm]

Hút thuốc gây đau tim và tai biến mạch máu não

(74)
Làn da lão hóa, nhăn nheo, màu da không đều màu và hình thành mụn trứng cá là những tác hại phổ biến từ việc hút thuốc lá khiến làn da của bạn phải ... [xem thêm]

Điều trị điếc đột ngột như thế nào cho đúng?

(29)
Thính giác là một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể. Khi bị mất thính lực, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp thông thường. Đặc biệt, nếu ... [xem thêm]

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cập nhật năm 2018

(88)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85% số các trường hợp ung thư và cũng dễ tái phát sau khi chữa trị. Tuy nhiên, bạn và bác sĩ vẫn có thể cùng nhau xây ... [xem thêm]

Lutein và zeaxanthin: Những sự thật ít người biết

(73)
Lutein và zeaxanthin là những carotenoid có nhiều ở các loại rau củ quả và trái cây. Đối với sức khỏe tổng thể, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN