Những bí kíp giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo bệnh trĩ khi mang thai

(3.76) - 51 đánh giá

Bệnh trĩ khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Mang thai là một giai đoạn đẹp của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải nhiều biến chứng không lường trước được. Một trong số đó là khả năng mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là một trong những biến chứng gây cảm giác cực kỳ không thoải mái. Bạn thường cảm thấy đau và khó chịu. Mời bạn tìm hiểu một số thông tin quan trọng về bệnh trĩ và các biện pháp để điều trị khi mang thai nhé.

Bệnh trĩ khi mang thai

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do các tĩnh mạch bị phình lên bên trong trực tràng, trông rất giống quả nho. Có khoảng 20 – 50% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh này. Trĩ thường gây ra nhiều đau đớn, ngứa và tức bụng khi ngồi xuống.

Có rất nhiều lý do khiến bạn mắc bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân:

Tử cung mở rộng

Tử cung phát triển sẽ gây ra nhiều áp lực lên trực tràng. Áp lực này khiến các thành tĩnh mạch sưng và mở rộng làm cho tĩnh mạch bị giãn và sưng to.

Lưu thông máu

Lưu lượng máu di chuyển đến vùng chậu bị tụ lại khi thai nhi tiếp tục phát triển bên trong tử cung.

Táo bón

Đây là một trong những thủ phạm chính dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ. Mẹ bầu thường xuyên bị táo bón trong thời gian mang thai khiến phân bị cứng lại và kích thích các cơ trực tràng khi đi tiêu.

Triệu chứng

Bạn sẽ thấy một số dấu hiệu rất khó chịu. Sau đây là các triệu chứng chính của bệnh:

Chảy máu trực tràng

Mẹ bầu bắt đầu thấy có máu xuất hiện trong lúc đi đại tiện. Đây là dấu hiệu cho thấy trĩ đã bước đầu cản trở đường đi của phân.

Ngứa, đau và khó chịu

Khi mẹ bầu ngồi xuống, nếu có cảm giác đau nhói ở phần hậu môn thì nguyên nhân có thể là do bệnh trĩ đã và đang phát triển bên trong trực tràng.

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Mẹ bầu có thể giảm đau hoặc cảm giác khó chịu và chảy máu do trĩ với sự trợ giúp của thuốc uống. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để ngăn ngừa bệnh:

Ăn uống hợp lý

Bệnh trĩ phần lớn có nguyên nhân từ táo bón. Do đó, mẹ bầu hãy bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau củ quả. Điều này sẽ làm cho bệnh trĩ ít có cơ hội phát triển hơn và giảm các triệu chứng đau khi bệnh đã xuất hiện.

Các bài tập Kegel

Các bài tập Kegel không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn có hiệu quả trong việc giảm sự hình thành của trĩ bằng cách tăng lượng máu lưu thông qua vùng chậu.

Giấc ngủ

Nếu đang mắc bệnh trĩ, mẹ bầu đừng nằm thẳng mà hãy nghiêng sang một bên để giảm áp lực lên trực tràng (đây là vị trí ngủ được quy định trong thời kỳ mang thai). Tư thế ngủ lý tưởng nhất là nằm nghiêng về bên trái.

Thay đổi tư thế

Mẹ bầu không nên ngồi hoặc đứng ở cùng một tư thế quá lâu mà hãy thay đổi thường xuyên. Nếu phải đi làm, thỉnh thoảng bạn có thể đứng lên và đi dạo trong văn phòng và uống nhiều nước. Những cách này sẽ giúp giảm tình trạng của bệnh trĩ.

Nếu bạn bị táo bón nặng thì không nên cố gắng đi tiêu. Nếu quá cố gắng có thể gây tổn thương đến những tĩnh mạch ở trực tràng. Điều này làm cho tình trạng trở nên phức tạp hơn.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Vệ sinh là một điều rất quan trọng. Bạn hãy giữ cho hậu môn được sạch sẽ hoặc sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau.

Tắm nước ấm

Không có điều gì giúp bạn thư giãn tốt hơn là tắm trong một bồn nước ấm áp. Hãy thử và tận hưởng khi bạn có thời gian. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn đấy, tuy nhiên, hãy đảm bảo là nước không quá nóng nhé.

Trong trường hợp bệnh quá trầm trọng, mẹ bầu nên sử dụng các túi nước đá để làm dịu vùng hậu môn và giảm sưng tấy.

Kê gối

Mẹ bầu nên kê thêm gối mềm trước khi ngồi. Việc này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn không chỉ vùng dưới mà còn giảm áp lực cho phần lưng.

Dầu khoáng

Dầu khoáng có tác dụng trong việc làm giảm các cơn đau, giúp mẹ bầu đi vệ sinh dễ dàng hơn. Bệnh trĩ có thể được điều trị một cách dễ dàng miễn là bạn biết một số biện pháp hiệu quả. Hầu hết bệnh trĩ thường biến mất ngay sau khi sinh. Hãy hỏi bác sĩ về tình trạng của mình để điều trị trĩ khi mang thai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dương vật tuổi dậy thì có gì… thú vị?

(20)
Nếu như có ý thức quan tâm đến dương vật tuổi dậy thì, các đấng mày râu sẽ chăm sóc “cậu bé” tốt hơn để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau ... [xem thêm]

Thuốc điều trị tiểu đường khi mang thai

(72)
Nếu lo lắng việc dùng thuốc trị tiểu đường khi mang thai sẽ tác động không tốt đến em bé trong bụng thì bạn có thể tạm gác nỗi sợ này lại và hãy ... [xem thêm]

Có nên tiêm ngừa vắc xin cho trẻ khi bị sốt?

(62)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là việc rất cần thiết vì không chỉ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt mà còn bảo vệ bé khỏi một số bệnh có hại cho sức khỏe. ... [xem thêm]

Gan làm việc như thế nào?

(56)
Gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chuyển hóa của cơ thể. Gan là một trong những cơ quan lớn nhất cơ thể, với khối lượng 1,5 kg. Trong bài này, ... [xem thêm]

7 tác dụng của cherry nhiều người không tiếc tiền mua ăn

(43)
Với màu sắc tươi tắn và vị ngọt thanh dịu, quả cherry xuất khẩu vào thị trường Việt Nam được khá nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Bạn ... [xem thêm]

Phòng và điều trị nấm da ở trẻ nhỏ hiệu quả

(11)
Nấm da ở trẻ nhỏ tương tự người lớn do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên, làm tổn thương da, tóc và móng. Điều trị sớm bệnh để không gây khó chịu ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Trung ương Huế

(32)
Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện trung ương lớn nhất cả nước (Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bạch Mai). Mỗi ngày, số bệnh nhân ... [xem thêm]

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

(49)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN