Làn da đẹp là một điểm nhấn trên cơ thể giúp thu hút mọi ánh nhìn và ai cũng luôn ao ước có được làn da mịn màng như “da em bé”. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc kỹ càng, làn da em bé mịn màng cũng sẽ dễ dàng gặp nhiều vấn đề. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những bệnh về da thường gặp ở trẻ em và cách phòng tránh bạn nhé.
Viêm da tiết bã ở da đầu
Viêm da tiết bã biểu hiện bởi vùng mẩn đỏ trên da đầu của bé. Dù vậy, đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Viêm da tiết bã phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các bé thường mắc phải trong những tuần đầu và biến mất dần dần trong vài tuần đến vài tháng. Hiện tượng viêm da tiết bã có thể gây khó chịu hoặc ngứa ở trẻ em nhưng tình trạng này ít khi xảy ra.
Rất khó để xác định nguyên nhân chính của bệnh về da này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy vi nấm Pityrosporum ovale (một loại nấm men) là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh.
Trong trường hợp bị viêm da tiết bã ở mức độ nhẹ, bạn có thể cho con gội đầu thường xuyên hơn. Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng loại mềm để loại bỏ các vảy trên da đầu con.
Thuốc gội đầu (dầu gội trị gàu có chứa lưu huỳnh và 2% axit salicylic) có thể làm các lớp vảy tự bong ra sớm hơn, nhưng những loại dầu gội này có thể gây kích ứng, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến một bác sĩ nhi khoa hoặc da liễu trước khi cho con sử dụng. Các loại thuốc bổ sung như steroid có thể dùng để điều trị các vảy và mẩn đỏ đấy.
Bệnh ban đào
Bệnh ban đào là bệnh do virus, thường gặp phải ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 năm tuổi. Bệnh thường xuất hiện bằng biểu hiện sốt cao trong một vài ngày, tiếp theo là phát ban phẳng hay bề mặt da bị sần sùi hoặc màu hồng đỏ xuất hiện và lây lan trên toàn thân của trẻ.
Ban đào có thể gây ra bởi hai loại virus thông thường như Human Herpes virus (HHV) tuýp 6 và tuýp 7. Hai loại virus thuộc họ giống như herpes simplex virus (HSV). Tuy nhiên, HHV-6 và HHV-7 không gây ra các vết loét và nhiễm herpes sinh dục mà giống HSV. Bệnh ban đào rất dễ lây nhiễm và lây lan qua dịch từ mũi và họng của người nhiễm. Đối với trường hợp bệnh nhưng chưa phát triển thành các triệu chứng, bệnh thường lây lan nhiễm trùng.
Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ phát ban đào thường khởi đầu với triệu chứng nhiễm trùng hô hấp nhẹ, tiếp theo là sốt cao (thường cao hơn 39oC) kéo dài 3-7 ngày. Con bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc dễ cáu kỉnh trong thời gian này. Ngoài ra, bé xuất hiện cảm giác chán ăn và có thể sưng hạch (hạch bạch huyết) ở cổ hoặc mặt sau của đầu.
Trong nhiều trường hợp, trẻ đang sốt cao đột ngột dừng lại và phát ban xuất hiện trên cơ thể cùng một thời điểm. Các ban đào được tạo thành những đốm hồng đỏ phẳng hoặc nổi lên và lan ra toàn cơ thể. Khi bạn dùng tay ấn nhẹ vào vùng da này, bạn sẽ thấy vùng màu sáng xung quanh. Thông thường, ban sẽ lan tới mặt, chân, cánh tay và cổ.
Acetaminophen (Tylenol®) hay ibuprofen (như Advil® hay Motrin®) có thể giúp bé giảm sốt. Bạn nên hạn chế dùng aspirin cho trẻ em bởi vì việc sử dụng aspirin trong trường hợp này có liên quan với sự phát triển của hội chứng Reye dẫn đến suy gan. Bạn có thể thử dùng miếng bọt biển hoặc khăn ngâm trong nước lạnh giúp làm giảm sự khó chịu ở các vùng nổi ban đào. Bạn nên tránh cho con tiếp xúc với rượu, nước lạnh, rượu xoa, tắm lạnh.
Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích bé uống các chất lỏng như nước, dung dịch điện giải cho trẻ em, nước ngọt, các chất lỏng này làm giảm nguy cơ mất nước.
Hiện chưa có cách nào để ngăn chặn sự lây lan của ban đào. Các nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhưng hiếm khi xuất hiện ở người lớn. Do đó, người ta cho rằng việc tiếp xúc với ban đào trong thời thơ ấu có thể làm trẻ không tái mắc bệnh khi lớn lên. Tuy nhiên, không phải người nào cũng gặp may mắn này.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp là một bệnh gây ra bởi Human parvovirus. Đây là một bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh này hiếm khi gây hại cho thai nhi, nhưng người phụ nữ mang thai nên được theo dõi trong trường hợp không có miễn dịch với virus.
Các virus gây bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp lây truyền qua chất tiết hắt hơi hoặc ho. Bệnh này chỉ lây nhiễm trước khi phát ban xuất hiện. Hầu hết trẻ em thường có rất ít triệu chứng, nếu có, trừ phát ban. Các triệu chứng của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp như cúm và các triệu chứng cảm lạnh như như ho, chảy nước mũi, sốt, đau nhức tổng quát và đau ở các khớp và cơ bắp, mất cảm giác ngon miệng và kích thích.
Khi bị phát ban trên khuôn mặt, má của trẻ đỏ ửng. Phát ban thường không gây đau đớn nhưng khi chạm vào da sẽ cảm thấy nóng.
Phát ban và sưng
Phát ban là mụn đỏ ngứa trên da. Tình trạng này có thể kéo dài trong một vài phút đến vài giờ, có thể xuất hiện rồi tự khỏi trong một vài ngày. Các nguyên nhân có thể gây phát ban (dị ứng):
- Các thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hải sản, các loại hạt và dâu tây;
- Thuốc y tế, đặc biệt là thuốc kháng sinh;
- Côn trùng cắn và đốt;
- Mủ cao su.
Đôi khi, phát ban có thể xuất hiện mà không có bất kì dấu hiệu nào. Nếu con bị phát ban, trẻ cũng có thể mắc một loại sưng gọi là phù mạch. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng da mềm mại, giống như các vùng xung quanh miệng, mắt và bộ phận sinh dục của trẻ.
Để trẻ có sức khỏe tốt không chỉ là có đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày mà còn là việc con bạn có một làn da khỏe mạnh hay không. Tìm hiểu kĩ nguyên nhân các bệnh viêm da tiết bã, bệnh ban đào, phát ban… và cách phòng tránh của những căn bệnh này sẽ giúp bạn chăm sóc da cho bé dễ dàng hơn đấy.
Bạn có thể xem thêm:
- Giải tỏa nỗi sợ khi con mắc bệnh ban đào
- Trẻ bị sốt: bố mẹ nên và không nên làm gì?
- Giúp mẹ chăm sóc con bị bệnh chàm