Quả dâu tằm: Loại quả ngon, tốt lành cho sức khỏe

(4.42) - 95 đánh giá

Quả dâu tằm đen hoặc đỏ là loại trái cây thuộc họ quả mọng. Loại quả này được yêu thích bởi vị chua ngọt dễ chịu cũng như giàu các vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Hello Bacsi sẽ cùng bạn khám phá những lợi ích thú vị mà trái dâu tằm mang đến cho sức khỏe của chúng ta.

Giá trị dinh dưỡng của quả dâu tằm

Khi được thưởng thức ở dạng sấy khô, tương tự như nho khô, quả dâu tằm chứa 70% carbs, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo. Điều này làm cho quả dâu tằm có hàm lượng protein khá cao so với các anh em khác trong đại gia đình quả mọng.

Theo các chuyên gia, 100 gram trái dâu tằm tươi đem đến hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 43
  • Nước: 88%
  • Protein: 1,4 gram
  • Carbs: 9,8 gram
  • Đường: 8.1. gam
  • Chất xơ: 1,7 gram
  • Chất béo: 0,4 gram.

10 lợi ích sức khỏe của quả dâu tằm

Không những là món trái cây ngon miệng mà loại quả này còn đem đến cho người thưởng thức các lợi ích sức khỏe tiềm năng như:

1. Cải thiện hệ tiêu hóa

Quả dâu tằm là một món quà tốt lành cho dạ dày nhờ vào lượng chất xơ phong phú. Cơ thể cần chất xơ để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và khuyến khích thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa trơn tru hơn. Từ đó làm giảm táo bón, đầy hơi hoặc đau bụng.

2. Hỗ trợ giảm cân

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là tiền đề để giúp duy trì cân nặng hợp lý. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường thêm trái dâu tằm vào thực đơn ăn kiêng giảm được đến 10% tổng trọng lượng cơ thể của họ trong gần ba tháng. Bên cạnh đó, mỡ thừa vùng eo và đùi cũng giảm mạnh nhờ tiêu thụ loại quả này.

3. Giảm cholesterol, tốt cho tim

Cholesterol là một phân tử chất béo quan trọng có trong mọi tế bào của cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol trong máu tăng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tim trở nên cao hơn. Việc tiêu thụ trái dâu tằm đều đặn nằm trong những biện pháp tốt để giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Bên cạnh đó, chất xơ, chất chống oxy hóa, polypheno và hàm lượng flavonoid trong loại quả này tạo điều kiện thúc đẩy sức khỏe của trái tim. Chúng giúp duy trì lưu lượng máu ổn định, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

4. Hạ chỉ số đường huyết

Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị tăng đường huyết quá cao và cần cẩn thận khi ăn các thực phẩm chứa nhiều carbs. Trái dâu tằm chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ) có khả năng ức chế một loại enzyme phá vỡ carbs. Do vậy, loại quả này có thể có lợi cho quá trình chống lại bệnh đái tháo đường bằng cách làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

5. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Nếu bạn đang muốn bảo vệ bản thân khỏi bệnh ung thư thông qua sự hỗ trợ từ các loại thực phẩm tốt lành thì hãy thêm dâu tằm vào danh sách nhé. Loại quả mọng này rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytonutrients, giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào khối u và bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe gây hại.

Bên cạnh đó, quả dâu tằm cũng chứa nhiều anthocyanin và resveratrol, hợp chất giúp ức chế cũng như kiểm soát, đẩy lùi tế bào ung thư, chẳng hạn như ruột kết, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến giáp.

6. Tăng cường tuần hoàn máu

Quả dâu tằm có lợi trong việc cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, kiểm soát huyết áp và làm sạch máu. Các chất chống oxy hóa từ dâu sẽ hỗ trợ thúc đẩy chức năng của các mạch máu bằng cách giữ cho chúng dẻo dai và giãn nở. Điều này khuyến khích quá trình kiểm soát huyết áp diễn ra hiệu quả hơn, máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, trái dâu tằm còn là thực phẩm tốt cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu vì chúng rất giàu chất sắt.

Thêm vào đó, loại quả mọng này còn chứa polyphenol cũng như kali, giúp các mạch máu luôn ở trong trạng thái tốt nhất và hạ huyết áp một cách lành mạnh.

Từ rất lâu, quả dâu tằm đã được sử dụng như một phương thuốc cải thiện các tình trạng về máu. Nền y học cổ đại Trung Quốc kết hợp chúng trong thuốc bổ máu để làm sạch máu và tăng khả năng sản xuất máu.

7. Quả dâu tằm tốt cho mắt

Giống như cà rốt, trái dâu tằm cũng rất tốt cho đôi mắt. Chúng sẽ cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do, nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc và mất thị lực. Theo các chuyên gia, quả dâu tằm có chứa zeaxanthin, giúp giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt. Các carotenoit có trong dâu tằm hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

8. Cải thiện hệ miễn dịch, ngừa cảm cúm thông thường

Dâu tằm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các đại thực bào thông qua alcaloid có trong chúng. Đại thực bào giữ cho hệ thống miễn dịch luôn trong trạng thái “tỉnh táo” giúp ngăn ngừa các tác nhân xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, loại quả mọng này cũng chứa vitamin C, một yếu tố quan trọng giúp tăng cường miễn dịch.

Cúm hoặc cảm lạnh là những bệnh vặt rất dễ gặp phải và ăn dâu tằm có thể giải quyết vấn đề đó. Quả dâu tằm trắng đã được sử dụng trong các phương thuốc dân gian cho các tình trạng bệnh trên. Quả dâu tằm sẽ hoạt động như một chất diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa, điều trị cúm và cảm lạnh nhờ vào các khoáng chất tốt.

9. Xây dựng mô xương

Dâu tằm chứa vitamin K, canxi và sắt. Đây là sự kết hợp tốt nhất của các chất dinh dưỡng để duy trì và xây dựng các mô xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng này giúp xương đảo ngược các dấu hiệu thoái hóa xương, ngăn ngừa những rối loạn xương như loãng xương, viêm khớp…

10. Ngăn ngừa lão hóa

Quả dâu tằm không những tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho sắc đẹp nữa đấy. Chúng có chứa resveratrol, giúp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại. Loại dâu này cũng dồi dào chất chống oxy hóa, như beta-carotene là yếu tố chống lão hóa tuyệt vời, giữ cho làn da của bạn luôn khỏe và hạn chế xuất hiện nếp nhăn nhờ vào khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại.

Để được hưởng những lợi ích tuyệt vời trên của dâu tằm, ngoài dùng quả này như một loại trái cây, bạn có thể làm siro dâu tằm cho cả nhà thưởng thức để hạ nhiệt mùa nắng nóng.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 siêu thực phẩm cần có trong thực đơn giảm mỡ bụng

(55)
Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn giúp cơ thể giảm cân. 7 trợ thủ đắc lực dưới đây sẽ hỗ trợ hiệu quả cho thực đơn ... [xem thêm]

Bật mí 7 mẹo giảm cân không cần ăn kiêng

(31)
Theo nhiều chuyên gia, bạn vẫn có thể giảm cân mà không cần bận tâm đến chuyện “ăn kiêng”. Có rất nhiều chế độ ăn thiếu khoa học có thể giúp bạn ... [xem thêm]

10 dấu hiệu thiếu iot mà cơ thể bạn đang biểu hiện

(41)
Có khá nhiều dấu hiệu thiếu iot mà bạn có thể kiểm tra để biết được mình có mắc phải tình trạng này hay không và đưa ra cách cải thiện.Iot là một ... [xem thêm]

Ăn hamburger có đem lại lợi ích cho sức khỏe của bạn?

(33)
Thức ăn nhanh như hamburger thường được cho rằng không tốt cho sức khỏe của bạn. Vậy, liệu ăn hamburger có đem lại lợi ích nào mà bạn không biết không? ... [xem thêm]

5 chất làm ngọt tự nhiên bạn có thể thay thế đường

(35)
Bạn rất thích ăn ngọt nhưng lại lo tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe? Các chất làm ngọt tự nhiên không những giúp bạn an tâm hơn mà còn ... [xem thêm]

Hạt mắc ca: Món ăn vặt nhanh gọn lại bổ dưỡng

(81)
Bạn có biết hạt mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại quả khô”? Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào và vị béo bùi đặc trưng, hạt mắc ca đã ... [xem thêm]

Nên ăn gì trước khi tập thể dục?

(90)
Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học song song với tập thể dục, bạn không cần đắn đo phải ăn gì trước khi tập nữa. Tuy nhiên, bạn ... [xem thêm]

19 cách tránh tăng cân ngày Tết

(56)
Tăng cân ngày Tết là một trong những nỗi lo hàng đầu của nhiều người. Vậy, làm thế nào để cân nặng của bạn không tăng vùn vụt theo tỷ lệ bánh trái ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN