Trước khi hiến máu nên ăn gì mới tốt?

(3.95) - 87 đánh giá

Hiến máu là nghĩa cử đẹp hiện đang được phổ biến ở khắp nơi tại các trường học, khu phố… Tuy nhiên, bạn cần biết được trước khi hiến máu nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Hiến máu là một hành động ý nghĩa nhằm chia sẻ máu giúp đỡ những bệnh nhân gặp phải tình trạng cần được cung cấp máu cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn hiến máu có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt hoặc thiếu máu. Việc ăn uống đúng cách trước khi hiến máu có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Dưới đây, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu trước khi hiến máu nên ăn gì nhé!

Trước khi hiến máu nên ăn gì?

Nếu bạn có ý định hiến máu, điều quan trọng là bạn cần biết trước khi hiến máu nên ăn gì, những thực phẩm có thể bao gồm:

1. Thực phẩm chứa sắt

Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Hemoglobin chịu trách nhiệm mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bạn dự trữ thêm chất sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù cho lượng sắt bạn mất khi hiến máu, bạn có thể bị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Có hai loại sắt khác nhau được tìm thấy trong thực phẩm bao gồm sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme dễ dàng hấp thụ hơn, vì vậy giúp tăng mức độ sắt của bạn hiệu quả hơn. Cơ thể bạn hấp thụ tới 30% chất sắt heme và chỉ có 2 – 10% chất sắt nonheme.

Bạn hãy cân nhắc trước khi hiến máu nên ăn gì, việc tăng lượng thức ăn giàu chất sắt sẽ giúp bạn dự trữ sắt trong cơ thể và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Thực phẩm giàu chất sắt heme bao gồm:

  • Trứng
  • Các nội tạng như gan, tim…
  • Các loại thịt như thịt cừu, thịt lợn, thịt bò…
  • Cá và động vật có vỏ như cá ngừ, tôm, nghêu…

Thực phẩm giàu chất sắt nonheme bao gồm:

  • Các loại đậu bao gồm đậu phụ, đậu trắng, đậu khô, đậu khô và đậu lăng…
  • Các loại rau như rau khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải xoăn, củ cải…
  • Bánh mì và ngũ cốc bao gồm bánh mì, ngũ cốc, lúa mì, bột ngô, yến mạch…
  • Trái cây như dâu tây, dưa hấu, nho khô, chà là, mận, nước ép mận, quả mơ, đào khô…

2. Thực phẩm chứa vitamin C

Do sắt tan trong môi trường axit, việc tiêu thụ vitamin C giúp tạo môi trường axit dạ dày, nhờ đó vitamin C có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn. Điều này giúp hỗ trợ tình trạng thiếu máu khi bạn hiến máu. Một số trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm:

  • Đu đủ
  • Dâu tây
  • Cà chua
  • Trái dứa
  • Dưa hấu
  • Trái xoài
  • Trái kiwi
  • Cam quýt
  • Quả mâm xôi
  • Quả việt quất

3. Thức uống bù nước

Nước chiếm khoảng một nửa số máu bạn có. Điều này có nghĩa là bạn luôn cần bổ sung nước đầy đủ. Khi bạn mất nước trong quá trình hiến máu, huyết áp có thể giảm, dẫn đến chóng mặt. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước để cơ thể luôn được cấp nước đầy đủ.

Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyên bạn nên uống thêm 500ml hoặc 2 cốc nước trước khi hiến máu để tránh tình trạng cơ thể mất nước.

Thực phẩm nên tránh trước khi hiến máu

Bên cạnh việc nhận biết trước khi hiến máu nên ăn gì, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể có tác động tiêu cực đến máu cơ thể bạn. Trước khi hiến máu, bạn hãy tránh những thực phẩm sau:

1. Thức uống có cồn

Đồ uống có cồn có thể dẫn đến mất nước, vì thế bạn hãy cố gắng tránh uống rượu 24 giờ trước khi hiến máu. Nếu bạn uống rượu, bạn hãy đảm bảo bù lại bằng cách uống thêm nước.

2. Thực phẩm nhiều chất béo

Thực phẩm nhiều chất béo như khoai tây chiên hoặc kem có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm trên máu của bạn. Sau khi hiến, máu của bạn sẽ được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như viêm gan C và HIV.

Tình trạng quá nhiều chất béo trong máu có thể ảnh hưởng đến việc sàng lọc, khó kiểm tra chính xác, điều này khiến máu bạn hiến có khả năng bị loại bỏ. Vì thế, bạn không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo trước khi có ý định hiến máu.

3. Thực phẩm giảm hấp thu sắt

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt cơ thể. Bạn không nên tránh hoàn toàn những thực phẩm này, nhưng nên tránh ăn dùng cùng với thực phẩm giàu chất sắt hoặc chất bổ sung sắt. Thực phẩm làm giảm hấp thu sắt bao gồm:

  • Aspirin
  • Sô cô la
  • Cà phê và trà
  • Rượu vang đỏ
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai và sữa chua

Tiểu cầu hỗ trợ hình thành cục máu đông để cầm máu khi bạn bị tổn thương. Những tế bào nhỏ này được sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày kể từ ngày hiến tặng. Aspirin là thuốc chống kết tập tiểu cầu gây ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu, vì vậy bạn nên tránh dùng aspirin khi hiến máu.

Nếu bạn đang hiến tặng tiểu cầu máu, đó là một quá trình khác với việc hiến máu toàn phần, vì thế bạn nên lưu ý không sử dụng aspirin trong vòng 48 giờ trước khi hiến máu.

Sau khi bạn hiến máu, bạn nên dùng bữa ăn nhẹ, đồ uống và sẽ được yêu cầu đợi trong khu vực phòng chờ trong vòng 10 đến 15 phút để đảm bảo rằng bạn cảm thấy ổn. Điều này sẽ giúp ổn định lượng đường và chất lỏng trong máu. Để bổ sung đủ nước, bạn hãy uống thêm 4 cốc nước trong 24 giờ tới và tránh uống rượu.

Hầu hết mọi người đều không gặp tác dụng phụ khi hiến máu. Khi bạn đã ăn nhẹ và uống gì đó, bạn có thể quay lại hoạt động hàng ngày. Hội Chữ thập đỏ khuyến cáo nên tránh tập nặng và tập thể dục mạnh trong phần còn lại của ngày.

Nếu bạn là người hiến máu thường xuyên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về chất bổ sung sắt, có thể mất vài tháng để mức sắt trở lại mức bình thường. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy việc bổ sung sắt có thể làm giảm đáng kể thời gian phục hồi này.

Việc hiến máu là một cách tuyệt vời để giúp đỡ cho cộng đồng người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc bổ sung máu, việc này thường diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Vì thế, bạn hãy cân nhắc trước khi hiến máu nên ăn gì và uống nhiều nước trước khi hiến tặng để tránh tác dụng phụ nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã hiểu rõ về đau đầu do thay đổi nội tiết ở phụ nữ?

(84)
Đau đầu do thay đổi nội tiết là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, bạn có rất nhiều lựa chọn để điều ... [xem thêm]

Chăm sóc da bé khỏe mạnh với những mẹo hữu ích

(85)
Trẻ sơ sinh có làn da mỏng và dễ bị tổn thương nên nhiều bậc cha mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da bé khỏe mạnh.Khi còn nhỏ, làn da của ... [xem thêm]

Bị nghẹt mũi, dùng thuốc xịt mũi Otrivin thế nào để đạt hiệu quả cao? (Phần 2)

(31)
Otrivin được biết đến là thuốc xịt mũi dùng cho trẻ bị nghẹt mũi thường được bác sĩ kê đơn. Vì thuốc có hiệu quả khá nhanh nên các mẹ “tín ... [xem thêm]

Sữa nghệ: Thức uống bổ dưỡng từ Ấn Độ

(43)
Món sữa nghệ thơm nồng, ấm nóng đang dần phổ biến hơn nhờ có lượng dưỡng chất dồi dào giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe. Tuy nhiều lợi ích là ... [xem thêm]

Tại sao nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?

(83)
Theo nghiên cứu, các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ hấp thu khá ít vitamin D. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thông qua các nguồn khác ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Nuôi thú cưng có thể phòng tránh bệnh hen suyễn cho trẻ?

(43)
Bạn sẽ làm tất cả những điều có thể để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho con mình, nhưng khi những thứ bạn cần làm phải bao gồm cả việc không ... [xem thêm]

Mẹo chi tiêu rau củ

(17)
Hình: Mẹo chi tiêu rau củ. Bạn sẽ không tốn nhiều chi phí để có được rau củ. Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau. Hãy đọc những mẹo nhỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN