Ngã cũng có thể làm gãy xương hông

(4.22) - 58 đánh giá

Bà bầu bị đau khớp háng là tình trạng gây khó chịu bởi bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra.

Chúng tôi sẽ đem đến các thông tin thú vị về việc bà bầu bị đau khớp háng cũng như cách cải thiện, giảm thiểu tình trạng đau.

Bà bầu bị đau khớp háng có bình thường không?

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau khớp háng là hiện tượng khá bình thường và dễ gặp. Ngoài ra, cơn đau này cũng ngầm báo hiệu cho mẹ bầu biết bạn đang tiến đến gần thời điểm chuyển dạ.

Nguyên nhân bà bầu bị đau khớp háng

Có thể có nhiều lý do khiến bạn bị đau khớp háng khi mang thai, chẳng hạn như:

1. Sự chuyển động của thai nhi

Bất cứ khi nào con bạn thay đổi vị trí, đá hoặc xoay người, bé đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của bạn, từ đó gây căng đau khớp háng. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung hoặc trong những tuần cuối của thai kỳ.

2. Bạn có thể đang bị thiếu magiê

Nguồn dự trữ magie trong cơ thể đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ, do cả mẹ và em bé đều cần đến những chất dinh dưỡng thiết yếu. Magiê đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ dẫn đến một số tình trạng bà bầu đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.

3. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, việc sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ dẫn đến việc kéo dài dây chằng này, gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng.

4. Đau do giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này là do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng.

Các triệu chứng đi kèm với đau khớp háng

Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như:

  • Táo bón
  • Tiểu không tự chủ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ợ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước

Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Nếu chưa biết cách đếm cử động thai, bạn có thể tham khảo infographic Cách đếm cử động thai của Chúng tôi.

Các biện pháp tự nhiên giúp cải thiện cơn đau

Đau khớp háng là một tình trạng khó chịu khiến không ít mẹ bầu gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số biện pháp tự nhiên dưới đây để khắc phục cơn đau:

1. Tập thể dục

Hãy thử tham khảo và thực hành một số bài tập thể dục để giảm đau khi mang thai. Biện pháp này sẽ giúp bà bầu thích nghi tốt hơn với sự phát triển của thai nhi.

Đi bộ, ngồi hoặc dựa vào một quả bóng tập thể dục, cardio và nhiều động tác sẽ hỗ trợ dây chằng tròn, cân bằng vùng xương chậu và đưa em bé đến một vị trí tối ưu, từ đó giảm thiểu tần suất khiến bà bầu bị đau khớp háng.

2. Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm sẽ giúp bà bầu thoát khỏi những khó chịu khi mang thai, chẳng hạn như đau nhức và căng thẳng tâm lý. Biện pháp “nhỏ nhưng có võ” này cũng làm giảm đau dây chằng tròn, nguyên nhân gây ra những bất tiện vùng khớp háng.

3. Quần áo hỗ trợ

Khi thai nhi phát triển, lưu lượng máu ở khu vực xương chậu cũng qua đó mà tăng lên, vô tình tạo điều kiện phần nào cho cơn đau vùng khớp háng xuất hiện. Việc sử dụng quần áo có tính đàn hồi theo tiêu chuẩn và dây đai đỡ bụng bầu sẽ hỗ trợ vùng xương chậu cũng như giảm phần nào áp lực lên khu vực này hoặc khu vực lân cận, chẳng hạn như xương sống, hông, vùng cổ tử cung.

4. Hạn chế vận động quá nhiều

Nếu công việc của mẹ bầu liên quan đến lao động chân tay và thể chất nhiều thì rất có thể tình trạng bà bầu bị đau khớp háng sẽ phát triển. Do đó, bạn hãy cân nhắc giảm thiểu khối lượng công việc cũng như kéo dài thời gian nghỉ ngơi nhằm làm dịu các cơn đau.

5. Hãy thử đi bơi

Các chuyên gia tin rằng hoạt động bơi lội trong những ngày cuối của thai kỳ có thể làm giảm đau vùng chậu. Khi bạn bơi, chân và cơ xương chậu của bạn được tập thể dục, điều này làm giảm đau cho vùng xương chậu và giảm nguy cơ bà bầu bị đau khớp háng.

6. Bổ sung thêm magiê

Tình trạng thiếu magiê cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng. Do đó, việc bổ sung khoáng chất này sẽ giúp dây thần kinh hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và đau thần kinh tọa. Bạn cũng có thể tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magiê để tăng lượng chất dinh dưỡng, chẳng hạn như rau ăn lá có màu xanh đậm, các loại đậu, trứng…

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vitamin B7 và những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu

(31)
Chúng ta đều biết rằng thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn. Điều này giải thích vì sao mà các bà mẹ tương lai cần phải tuân thủ ... [xem thêm]

Cách để vượt qua nỗi đau và sự mất mát

(17)
Đối mặt với nỗi đau mất đi người thân là điều khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đau đớn chỉ là cảm giác tạm thời. Sau đây là cách giúp bạn vượt ... [xem thêm]

Khám phá 4 nhóm thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả

(30)
Bạn có biết đâu là những loại thực phẩm giúp giảm cân không? Nhiều người ăn kiêng tin rằng việc ăn các loại thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm cân. ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên chọn phẫu thuật thẩm mỹ ở nước ngoài?

(25)
Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng nên các dịch vụ làm đẹp, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ, ngày càng được ưa chuộng. Nhiều người lựa chọn phẫu ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết về xét nghiệm miễn dịch

(37)
Khi bạn đi xét nghiệm miễn dịch, bạn sẽ được phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như viêm nhiễm, ung thư,… để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý ... [xem thêm]

Mẹ đã biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh chưa?

(88)
Lần đầu làm mẹ, bạn gặp rất nhiều lúng túng. Bạn có thể sẽ không biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh thế nào để nước không chảy vào mắt bé, chọn ... [xem thêm]

Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để có thể nhanh hồi phục?

(95)
Bạn được bác sĩ chỉ định phẫu thuật tuyến giáp và hiện đang băn khoăn không biết sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để nhanh phục hồi? Thực tế, đây là câu ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(85)
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN