Mười cách gia tăng miễn dịch cho trẻ

(3.65) - 99 đánh giá

Rất nhiều phụ huynh than phiền sao con tôi bệnh miết. Bác sĩ có thuốc nào để bé tăng khả năng đề kháng không, chứ cứ tháng nào cũng bệnh thế này thì mệt quá. Thuốc thì mình không có, những cách thì mình có. Để giúp bé khỏe mạnh ít bệnh tật, thuốc không phải vấn đề mong đợi, hãy thực hành những điều sau – đây không phải lí thuyết suông, bởi bạn coi nó là lí thuyết suông nên bạn không thực hiện, và con bạn bệnh liên miên.

Hãy cho trẻ ăn nhiều rau củ quả

Carot, đậu xanh, cam, dâu tây…. Chúng đều chứa các phytonutrients giúp tăng cường khả năng miễn dịch chẳng hạn như vitamin C và carotenoids, các phytonutrients có khả năng tăng cường sản xuất các kháng thể và interferon giúp chống lại siêu vi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn giàu phytonutrients cũng có thể chống lại các bệnh mạn tính như ung thư hay bệnh tim mạch ở người lớn. Hãy cố gắng cho bé ăn khoảng 10 muỗng canh trái cây và rau mỗi ngày với trẻ nhỏ và 1 chén đối với trẻ lớn hơn.

Ngủ đủ giấc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở người lớn việc thiếu ngủ có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch, giảm các tế bào diệt tự nhiên (NK) trong khi các tế bào này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và các tác nhân nhiễm trùng. Điều này cũng đúng với trẻ em, đối với các trẻ đi nhà trẻ có nguy cơ thiếu ngủ cao hơn.

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ?

  • Trẻ từ 0-16 tháng: có thể ngủ tới 18 giờ/ ngày
  • Trẻ từ 6- 12 tháng: trung bình 14 giờ/ ngày
  • Trẻ 1- 3 tuổi: 12-14 giờ/ ngày
  • 3-6 tuổi: 11-12 giờ/ ngày
  • Sau đó số giờ ngủ giảm dần còn 10 -9 giờ/ ngày

Những con số trên chỉ là ước lượng, sẽ khác nhau giữa mỗi trẻ.

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể tiếp tục sau đó

Vấn đề này không cần nói nhiều vì sữa mẹ có nhiều lợi ích, cung cấp các kháng thể giúp con chống lại bệnh tật

Tập thể dục

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc tập thể dục làm gia tăng số lượng tế bào diệt tự nhiên (NK) ở cả người lớn lẫn trẻ em. Cha mẹ nên tập thể dục cùng với con chứ không chỉ là hối thúc con hãy chạy ra ngoài và chơi món gì đó. Ví dụ như cùng nhau đạp xe, leo núi, bơi lội hay chơi bóng….

Bảo vệ chống lại sự lây lan của vi trùng

Tiêu diệt vi trùng không làm cho hệ miễn dịch mạnh lên nhưng góp phần làm giảm đi gánh nặng cho hệ miễn dịch.

Rửa tay thường xuyên bằng xà bông, sát trùng các bề mặt và đồ chơi… là cách làm hữu hiệu để phòng bệnh cho con

Tránh khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa trên 4000 độc tố chúng có thể hủy hoại các tế bào của cơ thể. hút thuốc lá thụ động gia tăng các bệnh lí như viêm tiểu phế quản, suyễn, viêm tai giữa……thậm chí đột tử lúc ngủ

Đừng gây áp lực cho bác sĩ nhi khoa

Việc yêu cầu bác sĩ kê đơn kháng sinh cho bệnh cảm thường, đau họng, cúm….. là ý tưởng tệ nhất. Kháng sinh chỉ điều trị được các nhiễm trùng do vi khuẩn trong khi đó đa số các nhiễm trùng ở trẻ em là do virus.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều bác sĩ nhi khoa đã miễn cưỡng kê đơn kháng sinh cho con bạn do yêu cầu từ phía gia đình và nghĩ rằng nó vô hại. Thực ra là nó không hề vô hại, sự phát triển của các dòng vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng nhiều khiến cho 1 nhiễm trùng tai đơn giản đã khó chữa theo phác đồ chuẩn. Tương tự, béo phì và suyễn gia tăng ở trẻ dùng nhiều kháng sinh phổ rộng trong 2 năm đầu đời– điều này đã được chứng minh.

Chích ngừa đầy đủ

Chích ngừa là 1 phương pháp gây miễn dịch chủ động đặc hiệu, thật tuyệt vời vì sự ra đời của vaccine đã cứu sống triệu triệu trẻ em khỏi những căn bệnh nguy hiểm

Vì vậy đừng ngần ngại, hãy cho con chích ngừa đầy đủ nhất có thể.

Yêu thương và gây dựng một gia đình hòa thuận – không stress

Stress ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng của cơ thể, sự căng thẳng, cãi vã giữa các thành viên sẽ khiến trẻ bị stress mà bạn không hay.

Thực phẩm bổ sung có giúp tăng cường miễn dịch?

Vitamin D và kẽm có ý nghĩa rất lớn với hệ miễn dịch, sambucus và astragalus là những loài thực vật chứa nhiều chất này và có thể sử dụng như thực phẩm tăng cường miễn dịch, hãy tư vấn bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/732667563597433

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đổ mồ hôi do thiếu calci

(77)
“Con tôi đổ mồ hôi rất nhiều, chắc là do thiếu calci rồi” Những nguyên nhân khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi Tuy nhiên: thiếu calci có thể gây ra mồ hôi ... [xem thêm]

Mấy lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

(52)
Khi nào cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết (SXH)? Đột ngột sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không hoặc hạ rất ít. Sốt 39- 40 độ. Không ho, ... [xem thêm]

Nhiễm sán chó

(77)
Gọi là sán chó nhưng đó là 1 loại giun tròn kí sinh ở chó, mèo. Gọi là giun đũa chó mèo mới đúng. Con giun trưởng thành có thể dài đến 5 – 6 cm. Vật chủ ... [xem thêm]

Tại sao hen vẫn giết người và chúng ta cần làm gì?

(86)
Hồi chuông cảnh báo “Why asthma still kills” [1] là báo cáo của National Review of Asthma Deaths (NRAD) ấn bản tháng 5-2014. Đây là một cuộc điều tra bí ... [xem thêm]

Viêm lưỡi bản đồ

(94)
Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy lưỡi con cứ nổi vằn vèo, rồi bị trợt điều trị hoài không khỏi, hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm lưỡi bản đồ ... [xem thêm]

Đau tăng trưởng

(61)
Chứng đau chi tái phát , tự giới hạn khiến cho cha mẹ và bản thân đứa bé cũng như người chăm sóc trẻ không thể lí giải được gọi là đau tăng trưởng. ... [xem thêm]

Bệnh cúm, cảm cúm ở trẻ em

(24)
Cảm thông thường có thể không phải do vi rút cúm Ho ít, xổ mũi, sụt sịt. Có thể do dị ứng, có thể do sinh hoạt là sức đề kháng giảm các vi rút đường ... [xem thêm]

Đầu chim bé có cục gì trắng trắng

(81)
Câu hỏi Bác ơi, cu K nhà em, hôm trước em tắm cho bé thì thấy ở đầu chim bé, dưới lớp da đầu chim có cục gì trắng trắng, vàng vàng, to bằng hạt đậu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN