Mụn trứng cá ở nam giới: Hiểu rõ để điều trị hiệu quả hơn

(3.89) - 42 đánh giá

Mụn trứng cá ở nam giới là mối quan tâm của rất nhiều người. Bạn đã biết nguyên nhân và cách điều trị hợp lý?

Mụn trứng cá có nguy cơ xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, mụn trứng cá ở nam giới có xu hướng kéo dài và trầm trọng hơn. Dưới đây là những thông tin cần thiết, giúp bạn điều trị mụn hiệu quả.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là tình trạng da liễu xuất hiện bởi sự tăng tiết bã nhờn quá mức bên trong nang lông, do sự thay đổi hormone trong cơ thể hoặc do tình trạng vi khuẩn trên da.

Bác sĩ sẽ quan sát để tìm hiểu nguyên nhân cũng như đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng mụn trứng cá ở nam giới để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở nam giới

Mụn trứng cá ở nam giới thường xuất hiện trên vùng da mặt hoặc lưng. Nguyên nhân của mụn lưng có thể do thời tiết nắng nóng hoặc việc tập luyện gây đổ mồ hôi và khiến bụi bẩn bám vào các lỗ chân lông. Mụn lưng có thể khó kiểm soát hơn mụn trên mặt, nhưng lại có thể khiến bạn cảm thấy ít tự ti hơn vì ít người nhìn thấy.

Bên cạnh đó, tuyến bã nhờn cũng được cho là nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá ở nam. Tuyến này tiết ra một lượng lớn bã nhờn trong giai đoạn tuổi vị thành niên và tiếp tục kéo dài cho đến suốt đời. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.

Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố (hormone) khiến mụn xuất hiện và kéo dài. Yếu tố di truyền cũng góp phần gây nên tình trạng mụn trứng cá. Ví dụ, nếu bạn có bố bị mụn trứng cá thì nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này rất cao.

Một vài dược phẩm như lithium, thuốc trị rối loạn lưỡng cực hay các chất hóa học corticosteroid đều có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Cách điều trị mụn trứng cá ở nam giới

Một lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị mụn trứng cá là giữ vùng da mụn sạch sẽ. Bạn nên vệ sinh da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm. Tuy nhiên, hãy tránh dùng các sản phẩm có hạt vì chúng có thể gây kích ứng da và làm mụn lây lan nhanh hơn.

Với da mặt, bạn nên dùng một chiếc khăn sạch để lâu khô da sau khi rửa mặt. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng dao cạo râu sạch mỗi khi cạo râu. Nếu lo ngại khả năng vô tình làm vỡ các nốt mụn, bạn có thể thử dùng dao cạo râu điện và tránh cạo quá sát da. Một số sản phẩm chăm sóc da chứa benzoyl peroxide, retinol hoặc axit salicylic cũng sẽ giúp tình trạng mụn trứng cá ở nam giới được cải thiện:

  • Benzoyl peroxide: Hoạt chất trị mụn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng ở nang lông.
  • Axit salicylic: Giống như axit glycolic, axit này làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng tạm thời và bạn cần phải sử dụng hàng ngày.

Đối với lưng, bạn có thể dùng cọ chải mềm để dễ dàng vệ sinh những vùng da khó với tới. Các sản phẩm chứa benzoyl peroxide và axit salicylic cũng có thể giúp bạn cải thiện mụn ở lưng, tuy nhiên bạn nên tránh lạm dụng vì chúng có khả năng gây khô da.

Nếu bạn đã thử thay đổi cách chăm sóc da trong vòng 4-8 tuần mà tình trạng mụn vẫn không được cải thiện thì bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để điều trị hiệu quả hơn.

Bác sĩ có thể sẽ đưa ra những hướng điều trị mụn trứng cá sau:

  • Uống hoặc thoa các loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da;
  • Sử dụng các nguồn vitamin A phổ biến như retinoid để làm thông thoáng lỗ chân lông;
  • Bác sĩ có thể tiêm trực tiếp vào nang lông hoặc nốt mụn các loại thuốc chống viêm như corticosteroid để hạn chế việc bùng phát mụn.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, những dưỡng chất được bổ sung để điều trị mụn có thể gây ra những tác dụng phụ. Ví du như, việc hấp thụ quá nhiều kẽm để trị mụn trứng cá là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu. Chúng có thể làm giảm lượng bạch cầu và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Một ví dụ khác là việc sử dụng quá nhiều accutane, một dẫn xuất của vitamin A, là nguyên nhân chính gây ra nhiễm độc gan và rụng tóc.

Do đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm điều trị mụn với mức độ vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, quá trình điều trị mụn trứng cá có thể sẽ kéo dài từ 3 – 4 tháng, do đó bạn nên kiên nhẫn thực hiện những thói quen chăm sóc da cũng như nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ để tình trạng mụn được điều trị hiệu quả.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn điều trị mụn trứng cá hiệu quả hơn và sớm lấy lại tự tin với làn da của mình nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ có biết cách dỗ bé nín khóc theo cung hoàng đạo?

(36)
Phải làm cha làm mẹ thì mới hiểu được việc nuôi con khó đến cỡ nào. Trẻ sơ sinh không thể sử dụng dụng ngôn ngữ để nói lên nhu cầu của mình. Do đó, ... [xem thêm]

Những loại thuốc bổ gan từ thiên nhiên bạn không thể bỏ qua

(44)
Gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, vì vậy việc tăng cường chức năng gan là rất cần thiết. Bên cạnh các thuốc bổ gan được bán ngoài thị trường, một ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về tiêu chuẩn ghép gan?

(82)
Ghép gan đã và đang trở nên khá phổ biến trong một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ghép gan mới có thể ... [xem thêm]

Ăn ốc có tốt không? Lợi ích và nguy cơ từ món ốc

(25)
Các món ốc luôn hấp dẫn những người thích ăn bởi mùi vị thơm ngon mà lại đa dạng trong cách chế biến. Bên cạnh những cảnh báo về nguy cơ nhiễm ký sinh ... [xem thêm]

Tìm hiểu hiện tượng bà bầu ra khí hư màu xanh

(19)
Tình trạng bà bầu ra khí hư màu xanh có thể do nhiều vấn đề gây ra, từ đơn giản như rỉ dịch ối cho đến nghiêm trọng hơn.Khí hư màu xanh khi mang thai là ... [xem thêm]

Chứng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch?

(94)
Không chỉ ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, nghiên cứu gần đây còn khẳng định rằng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch. Thực tế, ... [xem thêm]

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết hiệu quả

(25)
Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ đặc điểm riêng biệt của từng dạng sốt. Chủ động nhận biết ... [xem thêm]

Da mẹ bầu thay đổi rất nhiều khi mang thai, bạn biết chưa?

(26)
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu trở nên suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Không những vậy, làn da của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN