Đừng xem thường 10 dấu hiệu thay đổi của vòng một

(3.8) - 19 đánh giá

Vòng một được coi là một trong những bộ phận chứa đựng nhiều bí mật thú vị nhất trên cơ thể phái đẹp. Cho dù kích thước vòng một của bạn thuộc size S hay XXL, hình dạng và màu sắc thay đổi thế nào, chúng cũng sẽ tiết lộ một ít về tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là các dấu hiệu mà bạn cần phải lưu ý.

1. Kích thước vòng một ngày càng tăng

Nếu ngực của bạn ngày càng to ra, điều này chứng tỏ bạn đang có khuynh hướng mập lên vì ngực, đặc biệt là các mô tuyến được cấu tạo phần lớn từ các mô mỡ. Bên cạnh đó, dấu hiệu này cho thấy bạn có thể có thai vì tuyến sữa đang bắt đầu phát triển. Đôi khi, việc dùng thuốc tránh thai cũng có thể xảy ra trường hợp tương tự như vậy khi một số thành phần trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Thông thường, kích thước vòng một ngày càng tăng không phải là vấn đề đáng lo ngại. Điều các chị em cần quan tâm là nên lựa chọn cho mình một chiếc áo ngực mới phù hợp với kích cỡ hiện tại.

2. Kích thước vòng một ngày càng nhỏ

Nếu bạn nhận thấy vòng một của mình ngày càng nhỏ lại, chứng tỏ bạn đang bị sụt cân, lượng estrogen đang giảm hoặc là bạn sắp bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc những trường hợp này mà lại thường xuyên có các hiện tượng như rụng tóc, mọc mụn trứng cá hoặc lông mặt phát triển, có thể bạn đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Ngoài ra, các triệu chứng này có thể cơ thể bạn đang có hàm lượng hormone testosterone và DHEA quá cao. Đôi khi, uống cà phê quá nhiều, khoảng 3 ly mỗi ngày cũng có thể khiến ngực nhỏ lại.

3. Ngực quá lớn

Nếu bạn thấy vòng một của mình “đẫy đà” quá mức cho phép, bạn nên đổ lỗi cho hệ thống ADN của mình. Qua nhiều nghiên cứu đã kết luận có mối liên hệ giữa kích thước “núi đôi” và nguy cơ bị ung thư vú. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng để đưa ra một kết luận rõ ràng. Vì vậy, các cuộc nghiên cứu vẫn tiếp tục thực hiện nhiều hơn để nhanh chóng tìm ra lời giải đáp.

4. Hình dạng ngực thay đổi

ADN sẽ quyết định đến hình dạng ngực của bạn. Tuy nhiên, hình dạng ngực sẽ dần thay đổi theo thời gian và tùy từng giai đoạn sinh đẻ hoặc cho con bú. Sau quá trình sinh đẻ, cho con bú và chịu áp lực từ tuổi tác, hệ thống dây chằng và các mô liên kết ở ngực dần dần bị hỏng, mất tính đàn hồi dẫn sẽ đến hiện tượng ngực bị sệ. Để kéo dài tuổi “thanh xuân” cho vòng một, bạn nên sử dụng áo ngực loại tốt, hạn chế ăn kiêng hoặc tránh luyện tập các bài tập thể dục thể thao quá mạnh.

5. Các khối u và những vết lõm bất thường

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, bạn thường có cảm giác xuất hiện những nốt sần trên ngực. Bạn không nên quá lo lắng, đây là hiện tượng rất bình thường, do sự thay đổi của nội tiết tố làm hình thành các khối u nang lành tính. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến những khối u thường xuất hiện đối xứng ở hai bên ngực, dưới nách, phía trước hoặc phía trên núm vú và gây ra cảm giác đau. Tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ khi cảm nhận khối u ở vị trí trên.

6. Xuất hiện các tế bào bị xơ và có nhiều mô tuyến

Nếu bạn nằm trong số gần một nửa phụ nữ có các tế bào bị xơ và có nhiều mô tuyến, những tế bào này sẽ cản trở quá trình phát hiện các khối u ở vú vì mô ngực dày và các tế bào ung thư đều xuất hiện dưới hình dạng đốm trắng. Thông thường, các mô ngực dày cũng có thể là các khối u. Vì vậy, nếu bác sĩ chẩn đoán bạn có mô ngực dày, bạn nên tiến hành các xét nghiệm khác hoặc siêu âm, chụp MRI. Bên cạnh đó, bạn thường xuyên sờ nắn và tự kiểm tra những bất thường của vòng một để có được lời khuyên của bác sĩ.

7. Đau nhức

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau ngực, nhưng hầu hết các nguyên nhân này lại không gây nguy hiểm. Khi nội tiết tố thay đổi hoặc cơ thể hấp thụ quá mức chất gây nghiện sẽ tác động đến sợi bọc fibrocystic và gây ra hiện tượng đau ngực. Ngoài ra, đau ngực còn có thể đến từ các nguyên nhân như hội chứng tiền kinh nguyệt, áo ngực không phù hợp, chấn thương nhẹ đến thành ngực do có lực tác động mạnh vào ngực hoặc tập thể dục ở cường độ cao.

Đau ngực cũng có thể do sự thiếu hụt chất sắt, chất để cân bằng lượng hormone tuyến giáp. Bạn có thể giảm thiểu tình trạng đau ngực bằng cách bổ sung 6mg iốt mỗi ngày vào chế độ ăn của mình. Nếu bạn đau một bên ngực, đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú nhưng bạn cần biết rằng còn có rất nhiều nguyên nhân khác nữa gây ra hiện tượng này.

8. Tụt núm vú

Tụt núm vú là hiện tượng bình thường nếu bạn đã bị từ nhỏ. Tuy nhiên, nếu núm vú bạn đột nhiên bị tụt vào trong mà không phải do bất kỳ vật nào tác động vào, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây ra sự co rút vú.

9. Tiết dịch núm vú

Tiết dịch núm vú không phải là hiện tượng bất thường, nó có thể xảy ra sau khi cơ thể bị kích thích. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể nói lên ít nhiều về tình trạng sức khỏe của bạn.

Hầu hết phụ nữ đều cho rằng mình bị ung thư vú khi xảy ra tiết dịch núm vú nhưng thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác. Tình trạng tiết dịch núm vú xảy ra ở cả 2 bên ngực thường do vấn đề nội tiết tố gây ra. Đây có thể là kết quả của việc nồng độ chất prolactin trong cơ thể tăng cao khi bị tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, suy giảm tuyến giáp, bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc có khối u tuyến yên. U lành tính đôi khi sẽ tiết dịch những dòng sữa màu đỏ như máu.

Tiết dịch núm vú cũng có thể xảy ra ở những người đang mang thai và kéo dài đến 2 năm sau khi bạn ngừng cho con bú. Vì vậy, tiết dịch núm vú là hiện tượng khá bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị tiết dịch một bên vú hoặc dịch tiết ra có màu đỏ như máu cùng với sắc tố da xung quanh bị biến đổi, bạn nên đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và nhận lời khuyên bạn nhé!

10. Màu sắc ngực thay đổi

Ung thư vú có thể làm thay đổi sắc tố da. Tuy nhiên, khi bạn mang thai hoặc bước vào giai đoạn dậy thì, vùng da quanh ngực cũng sẽ thay đổi. Khi đó, núm vú và quầng ngực có thể to hơn và sẫm màu hơn.

Vòng một không chỉ mang lại nét đẹp quyến rũ trên cơ thể người phụ nữ, những thay đổi sẽ là báo hiệu cho về sức khỏe của bạn. Hãy giành thời gian mỗi ngày để kiểm tra và chăm sóc sức khỏe hoàn hảo hơn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Sống cùng với ung thư vú di căn
  • Bạn biết gì về ung thư vú tiểu thùy
  • Ung thư vú trong khi mang thai

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cải xoăn và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

(38)
Cải xoăn được mệnh danh là một trong những “siêu thực phẩm” lành mạnh nhất hành tinh với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.Cải xoăn (tiếng anh ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

11 công dụng tuyệt vời của HẠT CHIA đối với sức khỏe

(10)
Du nhập vào Việt Nam không lâu, hạt chia giờ đây đã trở thành sự lựa chọn khôn ngoan cho những ai đã và đang theo đuổi lối sống lành mạnh. Thế nhưng vẫn ... [xem thêm]

Hiểu tường tận về trứng và tinh trùng

(42)
Bạn có biết chính xác trứng và tinh trùng đến từ đâu? Hoặc làm thế nào chúng tìm thấy nhau rồi kết hợp lại để thụ thai? Nào, hãy cùng Chúng tôi đi theo ... [xem thêm]

Mẹo dạy con ăn bằng muỗng và 4 sai lầm thường mắc phải

(71)
Trẻ bắt đầu phát triển sự vận động phối hợp giữa tay và mắt cần thiết để tự xúc ăn khi được 8 – 11 tháng tuổi. Nếu bé cố gắng với lấy thìa ... [xem thêm]

Não úng thủy ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(66)
Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng đã có cách điều trị. Bạn ... [xem thêm]

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu sắt

(38)
Trong suốt nửa cuối của thai kì, cơ thể bạn luôn không ngừng sản xuất rất nhiều hồng cầu để cung cấp cho cả mẹ lẫn con. Mỗi hồng cầu đều chứa một ... [xem thêm]

6 dấu hiệu nhiễm trùng máu thầm lặng

(53)
Nhiễm trùng máu, hay ngộ độc máu, là căn bệnh nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong. Song, bệnh lại rất khó chẩn đoán. Nhận biết được các dấu hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN