Mức progesterone thấp và những điều bạn cần biết

(4.02) - 35 đánh giá

Thông thường, progesterone thấp không phải là tình trạng cấp bách cần được điều trị. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, vấn đề này có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là sẩy thai.

Tương tự estrogen, progesterone cũng là một hormone sinh dục nữ và được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Ngoài vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, nhiệm vụ chính của progesterone là “chuẩn bị” cho tử cung để sẵn sàng mang thai.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu nồng độ progesterone thấp? Bạn có thể khắc phục vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Vai trò của progesterone và những điều bạn có thể chưa biết

Sau khi trứng rụng, hormone progesterone sẽ tăng thêm độ dày của lớp niêm mạc tử cung nhằm giữ trứng được thụ tinh. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra, bao gồm:

  • Trường hợp chỉ có trứng, không có tinh trùng: nồng độ progesterone giảm và quá trình chảy máu kinh bắt đầu diễn ra.
  • Trường hợp thụ tinh cho trứng thành công: trứng được thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung. Do đó, progesterone chịu trách nhiệm duy trì lớp niêm mạc tử cung trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, sự hiện diện của hormone progesterone cũng cần thiết cho sự phát triển ngực ở phụ nữ, bằng cách bổ sung một số tác dụng của estrogen, một loại hormone nữ khác.

Mặt khác, ở đàn ông, progesterone còn đảm đương nhiệm vụ:

  • Tương tác cùng testosterone trong một số công việc duy trì hoạt động của cơ các quan
  • Hỗ trợ phát triển tinh trùng

Progesterone thấp có gì đáng lo ngại?

Trong độ tuổi sinh nở, loại hormone nữ này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tình trạng progesterone thấp có thể gây cản trở cho quá trình mang thai. Nguyên nhân là do không đủ progesterone đồng nghĩa với việc thành tử cung không đủ khả năng giữ lại trứng đã được thụ tinh trong cơ thể.

Đối với phụ nữ không mang thai có mức progesterone thấp

Nồng độ progesterone giảm rất dễ dẫn đến những cơn đau đầu ở phụ nữ.

Khi tình trạng progesterone thấp xảy ra, họ sẽ có những biểu hiện gồm:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Tâm trạng thay đổi theo hướng tiêu cực, bao gồm lo lắng thái quá và trầm cảm
  • Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều
  • Chảy máu tử cung bất thường

Đối với mẹ bầu không có đủ lượng progesterone cần thiết

Trong khi đó, ở phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ cần liên tục sản sinh progesterone nhằm duy trì khả năng “đỡ” của tử cung cho đến khi em bé chào đời. Quá trình này cũng sẽ kéo theo một số triệu chứng đặc trưng như đau ngực và ốm nghén.

Ngược lại, nếu nồng độ progesterone suy giảm trong giai đoạn này, tử cung có thể đào thải thai nhi ra ngoài bất kỳ lúc nào. Do đó, đối với mẹ bầu, tình trạng progesterone thấp có nguy cơ gây ra tình trạng chảy máu trong thai kỳ và thậm chí là sẩy thai.

Nếu rơi vào tình trạng này, mẹ bầu có nguy cơ cao bị sẩy thai.

Ngoài ra, progesterone thấp còn là dấu hiệu của một biến chứng thai kỳ nguy hiểm – thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, rủi ro sẩy thai hoặc thai chết rất lớn.

Mặt khác, phần lớn trường hợp, nếu cơ thể không sản sinh đủ lượng progesterone cần thiết, estrogen sẽ trở thành hormone sinh dục nữ chủ đạo. Từ đó, một loạt vấn đề sức khỏe có nguy cơ phát sinh, chẳng hạn như:

  • Tăng cân mất kiểm soát
  • Giảm ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng và trầm cảm
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc chảy máu quá nhiều
  • Vú nhão hoặc xơ
  • U xơ xuất hiện
  • Túi mật gặp vấn đề

Làm thế nào để đối phó hiệu quả với tình trạng progesterone thấp?

Thực tế, khi nồng độ nhóm hormone nữ này suy giảm, một số người có thể không bắt gặp bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng không phải là vấn đề cần được điều trị cấp bách.

Tuy nhiên, nếu bạn đang lên kế hoạch có em bé, việc khắc phục progesterone thấp sẽ là một trong những yếu tố ưu tiên hàng đầu. Lúc này, liệu pháp hormone có thể hữu dụng với những lợi ích như:

  • Kích thích cơ thể gia tăng lượng progesterone được tổng hợp và làm dày lớp niêm mạc tử cung, từ đó nâng cao cơ hội mang thai khỏe mạnh.
  • Cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt hay chảy máu bất thường.
  • Xoa dịu một số triệu chứng khó chịu như nóng trong người, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo…
  • Cải thiện tâm trạng và giúp phụ nữ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Liệu pháp hormone thường đề cập đến sự kết hợp cả hai nhóm nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Các chuyên gia cho rằng nếu chỉ tăng cường estrogen mà không bổ sung progesterone, rủi ro phát sinh ung thư nội mạc tử cung rất có thể phát sinh.

Mặc dù vậy, họ cũng cho rằng đôi khi phương pháp điều trị này có khả năng mang lại một số nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, bạn nên thảo luận trước với bác sĩ những rủi ro có thể phát sinh. Thông thường, chúng có khả năng là:

  • Đau tim hay thậm chí là đột quỵ
  • Sự xuất hiện của huyết khối
  • Vấn đề ở túi mật
  • Một số loại ung thư vú

Do đó, bác sĩ sẽ không đề xuất biện pháp trên cho những đối tượng có tiền sử:

  • Ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung
  • Mắc các bệnh về gan
  • Có huyết khối
  • Đã từng trải qua cơn đột quỵ

Các biện pháp khắc phục tự nhiên

Ngoài tuân theo liệu trình điều trị theo tiêu chuẩn y tế, bạn cũng có khả năng tự cải thiện chỉ số progesterone bằng cách:

Chú trọng vấn đề dinh dưỡng: thực phẩm nào có thể giải quyết vấn đề progesterone thấp?

Thực tế, bạn không cần phải lựa chọn những thực phẩm có chứa progesterone hoặc tiền chất của nó. Những gì bạn cần làm là bổ sung các loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tổng hợp progesterone của cơ thể, đồng thời duy trì nồng độ hormone nữ này, gồm:

  • Các loại đậu
  • Súp lơ xanh và bông cải trắng
  • Cải Brussel
  • Bắp cải
  • Cải xoăn và cải bó xôi
  • Các loại hạt
  • Bí đỏ
  • Những loại ngũ cốc
  • Thực phẩm giàu kẽm, chẳng hạn như ốc, sò…
  • Chuối
  • Quả óc chó

Sự kết hợp các nhóm thực phẩm trên sẽ giúp bạn tăng dần hàm lượng progesterone một cách tự nhiên.

Thay đổi lối sinh hoạt ảnh hưởng ra sao đến nồng độ progesterone?

Biện pháp dinh dưỡng sẽ càng phát huy tối đa công hiệu nếu bạn kết hợp với một số thói quen sống lành mạnh như sau:

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Theo nhiều chuyên gia, tình trạng thừa cân có thể phá vỡ thế cân bằng giữa estrogen và progesterone. Mặc dù việc duy trì cân nặng khỏe mạnh không giúp ích trong việc tăng cường hormone progesterone, nhưng nó có thể đảm bảo tỷ lệ giữa các loại nội tiết tố nữ trong cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng.

Hạn chế căng thẳng

Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời có thể giúp các cô gái hạn chế rủi ro thiếu hụt progesterone.

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ kích hoạt quá trình sản xuất hormone đối phó với nó là cortisol. Lúc này, thận có thể chuyển đổi một số nội tiết tố, bao gồm cả progesterone, thành hormone cortisol. Do đó, nồng độ progesterone sẽ giảm đi đáng kể.

Để ngăn ngừa trường hợp trên phát sinh, bạn nên tập một số thói quen tốt như:

  • Thiền
  • Viết nhật ký
  • Nghe nhạc
  • Chủ động tham gia các hoạt động ngoài trời

Không tập thể dục thể thao quá mức

Thực tế, thường xuyên rèn luyện thể chất là biện pháp phổ biến nhất để giảm thiểu căng thẳng và duy trì cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên, lạm dụng tập luyện lại gây phản tác dụng. Ép cơ thể vận động với cường độ quá lớn sẽ kích thích quá trình sản sinh cortisol thay vì progesterone.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là các biện pháp tăng hàm lượng hormone progesterone không dành cho trường hợp phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân là do các triệu chứng mãn kinh chủ yếu phát sinh bởi tình trạng thiếu hụt estrogen.

Như vậy, có thể thấy nội tiết tố progesterone đảm nhận nhiều vai trò quan trọng ở cả nam và nữ. Do đó, tình trạng nồng độ progesterone thấp có nguy cơ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, liệu pháp thay thế hormone có thể là lựa chọn lý tưởng, đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phương pháp trên sẽ cần thời gian để cho ra kết quả tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giới thiệu các phương pháp điều trị cường tuyến giáp

(82)
Cường tuyến giáp (cường giáp) là bệnh có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị chính bao gồm: thuốc kháng giáp, uống iốt phóng xạ và phẫu ... [xem thêm]

Mách bạn 10 cách đi giày cao gót không đau chân

(31)
Giày cao gót được xem như là biểu tượng cho lòng kiêu hãnh của phụ nữ. Thế nhưng, mang giày cao gót thường xuyên hoặc không phù hợp có thể khiến bàn chân ... [xem thêm]

Bổ sung thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào khẩu phần ăn của mình

(65)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng ... [xem thêm]

Bệnh viêm âm đạo, phụ nữ tuyệt đối không nên xem thường

(13)
Hiện có rất nhiều bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và đời sống tình dục của phụ nữ. Bệnh viêm âm đạo cũng là một trong số ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến cận giáp

(74)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm ... [xem thêm]

11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng

(83)
Khám tuyến giáp thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các diễn biến bất thường như hình dạng, kích thức khối u… để có sự can thiệp y ... [xem thêm]

Khi âm đạo cũng “lão hóa”

(67)
Trong suốt cuộc đời, âm đạo của bạn sẽ có hình dạng và những đổi thay khác nhau. Để giữ cho vùng kín luôn khỏe mạnh, bạn cần phải hiểu rõ những gì ... [xem thêm]

Viêm âm đạo

(38)
Viêm âm đạo là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ thường gặp. Bệnh gây ra chủ yếu là do những hiểu biết sai lầm về cách vệ sinh cá nhân vùng âm đạo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN