Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 3)

(4.21) - 43 đánh giá

Điều trị táo bón cho trẻ cần tuân thủ các điều sau

Nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng

  • Thuốc nhuận tràng ít nhất 6 tháng liên tục
  • Tăng giảm liều theo tính chất phân. Nếu cứng tăng liều, loãng quá thì giảm liều.
  • Liều tối đa 4 gói/ngày. Uống chia làm 2 lần không quan trọng trước hay sau ăn.
  • Khi đã dò được liều thích hợp (làm phân mềm, dễ đi) thì duy trì liên tục không được tự ý ngưng.
  • Trong quá trình uống thuốc sẽ xảy ra tình huống:
    • Tiêu chảy do trẻ bị viêm ruột hoặc uống kháng sinh => liên hệ bác sĩ để giảm liều hay ngưng thuốc tạm thời.
    • Phân cứng lại: liên hệ bs để tăng liều tạm thời

Một trong những nguyên nhân thất bại trong việc điều trị táo bón trẻ em là bác sĩ ” quên” không nói với người nhà rằng thuốc thuộc tràng thẩm thấu đã được chứng minh là an toàn khi dùng thời gian dài.

Điều trị táo bón mạn chức năng trẻ em là phải kiên trì, kéo dài trong đó dùng nhuộm tràng như là liệu pháp đầu tay kéo dài 6-12 tháng.

Việc bác sĩ không nhắc nhở điều này khiến cho cha mẹ vì e ngại việc sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây hại nên họ tự ngưng thuốc khi thấy phân con đã mềm. Mà ngưng thuốc là sẽ tái phát liền. Thậm chí nhiều Bs còn “tốt bụng” ngưng thuốc dùm Bs trước vì “bé đi phân tốt rồi, dùng thuốc lâu không tốt”.

Tập luyện thói quen đi cầu đúng

  • Nên tập đi cầu sau bữa ăn tối 20- 30 phút.
  • Có thể xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ để khởi động nhu động ruột.
  • Làm đều đặn mỗi ngày và động viên trẻ ngồi bô hay toilet 5-10 phút dù có mót đi cầu hay không

Tư thế ngồi cầu: bô hay toilet không được quá cao hay quá thấp, lưng thẳng, có thể hơi nghiêng về trước, 2 bàn chân phải chạm mặt sàn

Phát hiện hành vi nín giữ phân

Điều trị táo bón phải điều trị kéo dài vì đó thực ra là một quá trình rèn luyện thói quen: thói quen đi tiêu tốt. Để hình thành thói quen xấu thì rất nhanh nhưng luyện được thói quen tốt thì khó gấp ngàn lần. Để trẻ quen với việc nín ị thì nhanh chứ để luyện trẻ đi tiêu mỗi ngày đúng giờ là rất khó.

Trẻ đã được trải nghiệm cảm giác đau đớn trong quá trình đào thải những cục phân khô, cứng thậm chí là rách hậu môn – chảy máu thì việc trẻ ráng quíu chân, gồng mình để giữ cục phân lại cho qua cơn mót là phản xạ tự nhiên.

Chúng ta không vì thế mà la mắng trẻ. Hãy làm cho phân trẻ nhão mềm để trẻ được trải nghiệm cảm giác:” sung sướng, không đau của 1 trong ” tứ khoái ” thì dần dần trẻ sẽ hết sợ và tự tin đi tiêu

Mỗi bé có 1 biểu hiện khác nhau: có bé gồng mình – đỏ mặt, có bé bắt chéo chân, có bé trốn vào 1 góc chờ cơn mót đi qua rồi chơi tiếp.

Tình trạng này sẽ làm cho phân ứ lâu hơn và làm nặng quá trình táo bón. Vì vậy gia đình phải để ý nếu trẻ có hành vi như vậy kịp thời động viên dắt trẻ đi cầu ngay

Nếu trẻ lỡ ỉa đùn

Không được la mắng, dắt đi bô và động viên trẻ đi cầu cho hết

Chế độ ăn uống

  • Sữa nên giới hạn 500- 600 ml/ ngày
  • Rau: chọn rau có tính chất nhớt: rau khoai lang, đay, mồng tơi
  • Quả: đu đủ, chuối, thanh long…
  • Nước ép trái cây: nước ép lê, mận hà nội….
  • Uống nước lọc theo nhu cầu

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/633482526849271

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/680634808800709

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có cần phải lấy ráy tai – Bít tắc tai do ráy tai

(99)
Bít tắc tai do ráy tai là gì? Sự bít tắc xảy ra khi ráy tai rất nhiều đủ gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Bình thường, ráy tai giúp bảo vệ bên trong ... [xem thêm]

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng

(93)
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng( HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột ( enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi ... [xem thêm]

Trẻ nên có bữa ăn chung với người lớn không ?

(65)
Ngay từ khi ăn dặm ít nhất phải ngày 1 bữa. Khi đủ lớn tập ngồi vào bàn ăn chung với người lớn. Ăn đúng giờ nhất đinh và tạo không khí vui tươi khi ăn ... [xem thêm]

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

(78)
Viêm tai giữa cấp (AOM) hay còn gọi là viêm tai giữa mủ xảy ra thường xuyên ở trẻ em, là chẩn đoán phổ biến nhất ở những trẻ được kê kháng sinh. Chẩn ... [xem thêm]

Một số vấn đề sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

(95)
Trong thực tiễn làm việc, chúng tôi nhận thấy trẻ em, nhất là trẻ mới sinh hay dưới 6 tháng có 1 số hiện tượng mà chúng tôi cho là sinh lý bình thường ... [xem thêm]

Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 2)

(73)
Các bước điều trị táo bón mạn chức năng Giáo dục cha mẹ: tầm quan trọng của việc điều trị táo bón, hệ lụy của táo bón. Thời gian điều trị táo bón ... [xem thêm]

Corticoid trong các bệnh thường gặp ở trẻ

(89)
Corticoid là một nhóm thuốc rất ‘’lợi hại“ – nhiều khi có ý nghĩa quyết định cứu sống bệnh nhân. Từng được lang băm hoặc nhiều người bán thuốc ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị táo bón

(78)
Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước, nhưng không cho uống nước ngọt, nước có ga. khuyến khích trẻ uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN