Một chế độ ăn uống khỏe mạnh sẽ giúp bé mau lớn và tăng cường sự phát triển não bộ. Ngoài ra, nó còn giúp phòng ngừa béo phì và những bệnh do thừa cân gây ra như tiểu đường. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của bé trong những năm đầu để giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt nhé.
Mẹ cho trẻ mẫu giáo (từ 1-5 tuổi) ăn nên lưu ý điều gì?
Những chỉ dẫn sau sẽ giúp bạn xây dựng cho bé một chế độ ăn thật giàu dinh dưỡng:
- Cho bé ăn trái cây và rau quả mỗi ngày;
- Chọn các nguồn thức ăn giàu chất đạm như thịt nạc, các loại hạt và trứng;
- Cho bé ăn bánh mì và ngũ cốc bởi chúng rất giàu chất xơ;
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy để bé ăn những món hấp, luộc, nướng;
- Hạn chế để bé ăn thức ăn nhanh;
- Cho bé uống nước lọc và sữa thay vì uống nước ép trái cây có đường và nước ngọt có ga.
Mẹ nên làm thế nào nếu trẻ kén ăn?
Trẻ em từ 1 – 5 tuổi thường rất kén ăn. Cha mẹ thường muốn con trẻ ăn thức ăn lành mạnh, nhưng các bé lại chỉ ăn những thứ mình thích như kẹo, bánh và thức ăn nhanh. Dưới đây là những hướng dẫn có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề trên.
Nước uống
- Khi cho bé uống sữa hoặc nước trái cây, nên hạn chế cho bé uống bằng bình. Dùng bình sẽ là cách khiến bé uống quá nhiều sữa và nước ép trái cây. Đừng cho bé ôm bình nước ép hoặc sữa khi đi ngủ, bởi đường trong sữa và nước ép có thể khiến bé bị sâu răng;
- Hạn chế lượng sữa bé uống vào khoảng dưới 700 ml mỗi ngày, tốt nhất là bé chỉ nên uống khoảng 500 ml mỗi ngày. Sữa bột cho bé thì hoàn toàn phù hợp nhưng sữa tươi thì không, bởi sữa tươi không chứa chất sắt và nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất sắt của bé. Chất sắt vô cùng quan trọng để não của bé phát triển toàn diện;
- Hãy hạn chế lượng nước ép bé uống xuống khoảng 180 – 240ml mỗi ngày và chú ý chọn loại nước ép 100% nguyên chất. Hãy tránh xa những loại nước ép được có chứa siro với hàm lượng đường fructose cao;
- Hãy cho bé uống nước khi bé khát, nhưng đừng bao giờ cho bé uống nước ngọt có ga.
Thức ăn đặc
- Hãy cho bé ăn thức ăn đặc trước khi cho bé uống sữa hoặc nước trái cây;
- Hãy cho bé ăn ngũ cốc bổ sung chất sắt ít nhất 1 lần mỗi ngày. Trẻ có thể ăn không hoặc ăn kèm cùng sữa;
- Hãy cho con ăn trái cây và rau quả vài lần mỗi ngày. Hãy cẩn thận cắt táo, cà rốt, nho… thành miếng nhỏ để bé không bị mắc nghẹn khi ăn. Hãy cho bé ăn các loại rau quả màu xanh đậm vì chúng là nguồn chất sắt dồi dào (như bông cải xanh, rau chân vịt, đậu Hà Lan và các thực phẩm xanh khác). Vài trẻ sẽ ăn rau xanh ngon miệng hơn nếu bạn cho thêm phô mai hay chanh vào món ăn để thay đổi mùi vị.
- Hãy cho bé ăn thịt nạc hoặc các loại đậu ít nhất một lần một ngày, bởi chúng là nguồn cung cấp chất đạm và sắt rất tốt cho trẻ.
- Đối với món ăn vặt, hãy cho bé ăn bánh mì phết bơ đậu phộng hoặc bánh quy giòn, phô mai, sữa chua, nho khô hoặc trái cây tươi. Tránh cho bé ăn đậu phộng hoặc các loại hạt bởi bé có thể bị ngạt khi ăn.
- Tránh cho bé ăn khoai tây chiên, pho mát hay các loại bánh mì ngô ướp gia vị khác.
Bạn đừng quên luôn thay đổi khẩu phần ăn của bé để bữa ăn thêm đa dạng và tạo cho bé cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, nên ước chừng lượng thức ăn của bé, tránh ép bé ăn quá nhiều gây ra bội thực và các vấn đề tiêu hóa.